Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên
Giáo viên là một trong những ngành nghề ổn định nhất hiện nay. Tuy nhiên nghề giáo viên cũng có những khó khăn và vất vả riêng. Hoàn cảnh của mỗi cá nhân sẽ khác nhau, nhiều giao viên có thể gắn bó với nghề lâu dài, thậm chí là đến nghi khi nghỉ hưu. Nhiều giáo viên vì khó khăn riêng mà phải nghỉ việc, hoặc nhiều giáo viên có thể chuyển nơi ở nên cũng chuyển nơi giảng dậy của mình. Vậy đơn xin nghỉ việc của giáo viên là gì? Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên như thế nào?.
Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên
Nội Dung Chính
Khái niệm
Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò.
Giáo viên tại các trường công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo có chức vụ, chức danh sẽ là công chức.
Đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục) là mẫu biên bản được sử dụng khi các chủ thể là những giáo viên muốn ngừng công việc giảng dạy của mình tại các cơ sở trường học. Khi các chủ thể là những giáo viên có nhu cầu nghỉ việc giáo viên cũng sẽ cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật để nhằm mục đích có thể được bảo đảm các quyền lợi của chính bản thân mình. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên là một thủ tục cần thiết đối với các cán bộ giáo viên khi muốn nghỉ việc.
Giải quyết thôi việc đối với giáo viên viên chức
1. Giáo viên viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Giáo viên viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Giáo viên viên chức;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo viên viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 29 Luật Giáo viên viên chức và khoản 4 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Giáo viên viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với giáo viên viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
2. Giáo viên viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;
c) Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của giáo viên viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp giáo viên viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Giáo viên viên chức.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của giáo viên viên chức, nếu đồng ý cho giáo viên viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho giáo viên viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho giáo viên viên chức thôi việc thì phải trả lời giáo viên viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với giáo viên viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho giáo viên viên chức theo quy định.
4. Không thực hiện chế độ thôi việc đối với các trường hợp sau:
a) Giáo viên viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;
b) Giáo viên viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật;
c) Giáo viên viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Giáo viên viên chức.
Mời bạn xem thêm mẫu đơn:
Trợ cấp thôi việc đối với giáo viên viên chức thôi việc
1. Đối với thời gian công tác của giáo viên viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
c) Trường hợp giáo viên viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi giáo viên viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;
d) Trường hợp giáo viên viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi giáo viên viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
2. Đối với thời gian công tác của giáo viên viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
3. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc:
a) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó giáo viên viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.
b) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó giáo viên viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian giáo viên viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.
4. Giáo viên viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Tải xuống mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên
Kết luận
Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc về mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên. Bài viết giải thích giáo viên là gì, mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên là gì, Giải quyết thôi việc đối với giáo viên viên chức, và Trợ cấp thôi việc đối với giáo viên viên chức thôi việc.
Câu hỏi thường gặp
Đơn xin nghỉ việc của giáo viên có cần phải có Quốc hiệu tiêu ngữ không?
Đơn xin nghỉ việc vẫn cần tuân thủ theo nội dung quy định của văn bản hành chính, vì thê vẫn cần phải có những nội dung chính quy định của văn bản hành chính. Thông thường mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên có các nội dung sau:
Phần mở đầu: Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm làm đơn và tên đơn.
Phần nội dung:
+ Chủ thể có nhu cầu xin nghỉ cần trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh của giáo viên xin nghỉ việc.
+ Trình độ chuyên môn, chức vụ, đơn vị công tác của giáo viên đó hiện nay.
+ Lý do xin nghỉ việc.
Phần kết thúc gồm chữ ký của giáo viên.
Thủ tục để được xin nghỉ việc của giáo viên viên chức như nào?
– Hồ sơ xin nghỉ việc:
Viên chức sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến chủ thể là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết ít nhất 03 ngày hoặc 30 ngày tùy vào từng trường hợp được nêu cụ thể trên.
– Thời gian giải quyết thủ tục:
Sau khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nêu ý kiến về việc đề nghị này:
+ Trong trường hợp đồng ý: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức.
+ Trong trường hợp không đồng ý: Trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời gian báo trước khi nghỉ việc là bao lâu?
Các chủ thể là những viên chức hay đơn vị sự nghiệp công lập đều phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước trước khi viên chức nghỉ việc.
Cụ thể, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian báo trước của viên chức dao động từ 03 ngày hoặc 30 ngày hoặc 45 ngày.
Trong đó, viên chức sẽ có trách nhiệm phải báo trước 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc; viên chức sẽ có trách nhiệm phải báo ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hoàn cảnh thật sự khó khăn không thể thực hiện theo hợp đồng.
✅ Mẫu đơn:📝 Xin nghỉ việc của giáo viên✅ Định dạng:📄 File Word✅ Số lượng file:📂 1✅ Số lượt tải:📥 +1000
5/5 – (1 bình chọn)