Mẫu CV xin việc xây dựng đơn giản và đẹp nhất – JobsGO Blog
Đánh giá post
Xây dựng là một ngành nghề rộng lớn gồm nhiều vị trí công việc khác nhau: kiến trúc sư, nhân viên thiết kế, kỹ sư xây dựng. Vậy làm sao để có một CV xin việc xây dựng nổi bật tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng. Trong bài viết này JobsGO sẽ chia sẻ cách viết và mẫu CV ngành xây dựng đẹp, ấn tượng.
Bạn vừa tốt nghiệp đại học và muốn tìm công việc mơ ước trong ngành xây dựng? Bạn là người dày dặn kinh nghiệm và hy vọng tới vị trí làm việc cao hơn? Bước đầu để có được công việc tốt trong ngành này là CV xin việc xây dựng. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chiếc CV xin việc. Nhưng liệu bạn đã thực sự biết cách tạo cho mình một mẫu hoàn chỉnh, cạnh tranh với mọi đối thủ? Hãy cùng JobsGO khám phá ngay bây giờ.
1. Khái quát về CV xin việc ngành xây dựng
CV xin việc xây dựng được dùng bởi các ứng viên muốn ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng. Nó là công cụ quan trọng để giúp bạn tìm được công việc của bản thân bởi đây là những cơ sở để các nơi tuyển dụng có thể đánh giá năng lực của bạn.
Nếu biết trình bày rõ ràng và truyền tải nội dung mạch lạc về điểm mạnh của bản thân, bản CV của bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng. Do đó, bạn hãy chuẩn bị mẫu CV chi tiết và phù hợp với ngành xây dựng ngay nhé.
Xem thêm: Bí quyết xây dựng bố cục hút mắt cho mẫu CV xin việc đẹp
2. Bố cục hoàn hảo của một mẫu CV xin việc xây dựng
Trước khi bắt tay vào tạo một CV xin việc xây dựng, bạn nên xác định được CV sẽ tập trung vào phần nào: học vấn, kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc,… Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong lựa chọn bố cục CV phù hợp. Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để hiểu từng con chữ trong CV xin việc của bạn. Do đó, hãy biết đâu là thế mạnh cá nhân mà bạn muốn thể hiện.
Một số bố cục CV xin việc xây dựng phố biến như:
2.1 Bố cục dòng thời gian
Đây là định dạng truyền thống và được sử dụng nhiều nhất. Bạn sẽ liệt kê kinh nghiệm làm việc theo thứ tự thời gian, lần lượt từ công việc gần nhất ở trên cùng để các nhà tuyển dụng dễ nắm bắt một cách chi tiết nhất.
Bố cục CV này sẽ phù hợp với những bạn có quá trình làm việc ít nhảy việc. Đặc biệt, phù hợp với các vị trí cấp cao như: quản lý, giám sát kỹ sư xây dựng,….
Xem thêm: CV là gì? CV viết tắt của từ gì?
2.2 Bố cục theo chức năng
Với bố cục này, bản CV của bạn sẽ được thiết kế để làm nổi bật các kỹ năng cá nhân. Loại này sẽ phù hợp với sinh viên mới ra trường, những kỹ năng làm việc liên quan sẽ lấp đầy khoảng trống trong phần kinh nghiệm. Ngoài ra, các ứng viên hay nhảy việc nên sử dụng bố cục này để loại bỏ những phần không nên xuất hiện trong CV của bạn.
2.3 Bố cục kết hợp
Đây là sự kết hợp của bố cục tập theo chức năng và dòng thời gian. Bạn sẽ trở thành một ứng viên vô cùng tiềm năng khi sở hữu cả kinh nghiệm và kỹ năng tốt. Bố cục này sẽ giúp bạn kết hợp hai yếu tố trên một cách hài hòa, gây ấn tượng. Nội dung được trình bày trong CV sẽ được chắt lọc những điểm chi tiết, cốt lõi tập trung vào nội dung, kỹ năng và thành tựu cá nhân mà bạn đạt được trong các công việc trước đây.
3. Hướng dẫn cách viết CV xin việc xây dựng chuẩn
Trên thực tế, nhiều ứng viên chưa thực sự hiểu rõ về cách thức trình bày CV ngành xây dựng. Từ đó dẫn đến bố cục trình bày thiếu logic, không đầy đủ ý và thiếu mạch lạc. Dưới đây là những thông tin cần thiết, nhất định phải có trong một CV:
3.1 Thông tin cá nhân
Nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin cơ bản về bạn cũng như cách thức liên hệ sau này. Hãy viết ngắn gọn, súc tích và đừng kể lể về bản thân. Đảm bảo rằng những thông tin bạn đưa ra là chính xác, rõ ràng.
3.2 Mục tiêu nghề nghiệp
Với mọi ngành nghề, nhà tuyển dụng luôn ấn tượng mạnh hơn với ứng viên có mục tiêu rõ ràng. Bản thân bạn trước khi tìm việc cũng nên xác định rõ cho một những đích đến cụ thể. Hãy suy nghĩ về hướng đi của bạn trong 3 đến 5 năm nữa. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về con đường nghề nghiệp sau này.
Đối với ngành xây dựng, có rất nhiều vị trí công việc từ cấp thấp đến cao. Bạn có thể bắt đầu với vai trò kỹ sư, trợ lý công trình và dần lên vị trí chuyên viên quản lý, giám sát. Điều quan trọng là bạn có tham vọng, có sẵn sàng mơ lớn và chinh phục nó hay không. Trong phần này, bạn viết càng chi tiết càng tốt, tránh viết theo kiểu quá chung chung hay sao chép mẫu trên mạng mà không có sự chỉnh sửa phù hợp.
3.3 Trình độ học vấn
Công việc trong ngành xây dựng rất đa dạng. Đối với lao động phổ thông sẽ không có nhiều yêu cầu về bằng cấp. Tuy nhiên với vị trí kỹ sư, quản lý thì bạn bắt buộc phải có trình độ tương đối cao. Hãy ghi rõ tên trường học, ngành học trước đây và mức điểm tổng kết ra trường. Giả sử điểm trung bình của bạn không cao thì phải làm như thế nào? Câu trả lời là bạn không cần ghi điểm trung bình thấp vào CV. Thay vào đó, bạn hãy ghi những môn chuyên ngành mà bạn đạt điểm cao vào CV để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Các hoạt động ngoại khóa, dự án hay nghiên cứu khoa học bạn từng làm cũng là điểm sáng nên ghi vào CV. Và còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn có được thư giới thiệu từ giảng viên kèm theo. Ngoài ra, bạn có thể kể ra những khóa học, đào tạo có liên quan.
3.4 Kinh nghiệm làm việc
Phần này sẽ không phải thế mạnh của tất cả mọi người. Nhưng nó luôn là một điểm cộng ưu ái từ nhà tuyển dụng. JobsGO khuyên bạn nên lựa chọn bố cục dòng thời gian cho phần này. Hãy kể tên công ty/ đơn vị và vị trí công việc trước đây cũng như kinh nghiệm nhận được. Một lưu ý quan trọng là đừng lan man vào những công việc không liên quan đến vị trí hiện tại. Nhà tuyển dụng thường chỉ quan tâm đến kinh nghiệm có thể phục vụ vị trí bạn ứng tuyển.
Một điểm nhấn khác rất hiệu quả đó là những số liệu về thành tích trước đây của bạn. Con người có khả năng ghi nhớ con số tốt hơn so với những dòng chữ. Do đó, bạn có thể đưa ra thông tin về doanh số, KPI hoặc số thành viên bạn từng quản lý. Nếu bạn đã từng làm dự án của riêng mình thì đừng ngần ngại đặt đường link dẫn tới dự án đó để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi.
3.5 Kỹ năng làm việc
Một yếu tố gây ấn tượng khác chính là khả năng tự nhận thức, đánh giá bản thân của bạn. Bạn hiểu được mình là ai, có điểm mạnh, điểm yếu nào. Kỹ năng làm việc có thể xem là phần quan trọng nhất trong CV xin việc xây dựng. Bởi lẽ đặc thù ngành xây dựng yêu cầu sự an toàn, cẩn thận cao. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tố chất tốt, tỉ mỉ cẩn thận. Bạn phải đảm bảo nắm chắc các nguyên tắc, quy định chung và là người tuân thủ kỷ luật. Có rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với một người trong ngành xây dựng: phân tích, thiết kế, đánh giá vấn đề,… Đối với nhiều vị trí, thành thạo tiếng Anh sẽ giúp bạn “ghi điểm” lớn trước nhà tuyển dụng.
3.6 Sở thích
Đây là mục không bắt buộc, nhưng chúng sẽ khiến CV của bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt người tuyển dụng. Bạn nên đưa ra những sở thích cá nhân liên quan và góp phần hỗ trợ trong công việc. Bởi bên cạnh những kỹ năng chuyên môn cần có, những sở thích cá nhân là một yếu tố để các nhà tuyển dụng đánh giá phẩm chất và tiềm năng của các ứng viên.
3.7 Người tham khảo
Mục này là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá và xác thực các thông tin bạn đưa ra trong CV của mình. Do vậy, tính trung thực khi viết CV là yếu tố bạn cần phải đảm bảo.
Các tiêu chí cần thiết khi lựa chọn người để viết vào mục tham khảo như:
- Là người có vị thế trong lĩnh vực chuyên môn tới công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
- Là người hiểu rõ về năng lực và tính cách của bạn.
- Là người luôn ủng hộ với những dự định của bạn về nghề nghiệp.
- Là người có khả năng giao tiếp tốt bởi nhà tuyển dụng có thể liên lạc trực tiếp để trao đổi với người bạn tham khảo mà bạn đề xuất.
Xem thêm: Mô tả công việc Giám sát xây dựng
4. Cách viết CV xin việc xây dựng cho sinh viên mới ra trường
Đối với CV của sinh viên mới ra trường, tiêu chuẩn bố cục và nội dung sẽ không bị đòi hỏi khắt khe. Mặt khác, nếu các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thì thành tích đạt được trong quá trình học tập hoặc các chứng chỉ, bằng cấp nên được nêu rõ để giúp các nhà tuyển dụng nắm bắt được những thông tin cơ bản về bản thân.
5. Lưu ý khi viết CV xin việc xây dựng
- Đầy đủ thông tin: Trước khi bạn viết được một bản CV hay, bạn cần viết đúng và đủ. Một bản CV dù có chau chuốt về trình bày hay câu từ đến đâu cũng sẽ bị loại bỏ nếu thiếu thông tin. Vậy đầy đủ thông tin là như thế nào? Bạn cần đảm bảo có thông tin cá nhân, vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm, kỹ năng liên quan, lý do ứng tuyển và bày tỏ nguyện vọng được trở thành một phần của tổ chức.
- Bạn nên đối chiếu yêu cầu vị trí với năng lực và kinh nghiệm của bản thân để phân loại những thông tin gì nên đưa vào CV.
- Không như một số ngành nghề về văn hóa, nghệ thuật, bạn cần ngắn gọn, sạch sẽ và đi vào trọng tâm.
- Lựa chọn màu sắc đơn giản, xây dựng bố cục chỉn chu dễ nhìn.
- Bạn hãy nhớ đọc lại và kiểm tra cẩn thận CV xin việc xây dựng của mình.
- Đừng quên chăm chút cho lá thư xin việc đi kèm, nhà tuyển dụng thường sẽ đọc “cover letter” trước khi đọc CV.
Xem thêm: Lưu ý khi viết CV: 9 sai lầm phổ biến khiến bạn bị từ chối
6. Những lỗi sai cần tránh khi viết CV xin việc xây dựng
Khi làm CV, nhiều người dễ mắc sai lầm do chưa cẩn thận. Điều này có thể khiến bạn thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Sau đây là một số lỗi sai tránh mắc phải khi viết CV:
- Độ dài không phù hợp quá dài hoặc quá ngắn.
- Sao chép bản CV trên mạng hoặc của người khác mà không có chỉnh sửa phù hợp.
- Trình bày CV không có bố cục rõ ràng, màu sắc không hài hòa dễ gây rối mắt, khó chịu đối với người đọc.
- Viết một CV gửi cho nhiều nơi mà không chỉnh sửa.
- Viết sai chính tả, sai phông chữ hay sai cách trình bày dấu chấm, dấu phẩy.
7. Tham khảo một số mẫu CV xây dựng
Có thể nói xây dựng là một ngành nghề truyền thống nhưng không ngừng “hot”. Mọi tỉnh thành, quốc gia đều cần tới những kỹ sư xây dựng lành nghề. Bạn nên chuẩn bị sẵn một CV xin việc xây dựng thuyết phục nếu muốn có vị trí mơ ước. Chúc bạn thành công!
Tham khảo thêm các mẫu CV thuộc ngành nghề khác nữa nhé:
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)