Mật mía nấu món gì ngon? 3 công thức tuyệt đỉnh không thể bỏ qua
Có thể nói, nền ẩm thực của Việt Nam vô cùng phong phú khi kết hợp rất nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau. Từ đó cho ra những món ăn vô cùng hấp dẫn, đồng thời cũng là các “vị thuốc” bổ dưỡng cho sức khỏe của con người. Ngay trong bài viết hôm nay, Sài Gòn Phú Thịnh sẽ mang đến các bạn một số công thức món ăn được làm từ mật mía. Vậy mật mía nấu món gì ngon? Hãy theo dõi ngay các nội dung sau!
Mật mía là gì?
Mật mía là một loại chất lỏng được chiết xuất sau khi thực hiện quá trình chưng cất trực tiếp từ nước mía, người ta còn gọi là kéo tre hay kéo mật. Chất lỏng này ở trạng thái giống như mật ong hoặc siro, có màu vàng, vị thanh ngọt. Hiện nay, nấu mật mía là một nghề nổi tiếng và truyền thống ở khu vực miền Bắc như Hà Tĩnh, Nghệ An,….
Trong việc chế biến món ăn hàng ngày, mật mía được xem như nguyên liệu thay thế cho đường dùng để làm bánh, kẹo, chè,… Giúp cho món ăn được ngọt thanh, ngon và hấp dẫn hơn, đồng thời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người ăn. Theo Đông y, mật mía có tác dụng lớn cũng như hỗ trợ điều trị các vấn đề về bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và đường hô hấp.
Mật mía mang đến lợi ích gì cho sức khỏe?
Ngoài sở hữu màu sắc hấp dẫn và hương vị độc đáo, mật mía còn được nhiều chuyên gia đánh giá là loại nguyên liệu có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như magie, canxi, vitamin B6, kali,…. Sau đây là một số tác dụng cải thiện sức khỏe mà mật mía mang đến, như sau:
Ngừa thiếu máu
Là một loại nguyên liệu được chiết xuất trực tiếp từ mía nên bên trong mật mía có chứa hàm lượng vi chất sắt dồi dào, một thìa canh mật mía tương đương với khoảng 20% lượng sắt nhu cầu hàng ngày. Vi chất sắt này có tác dụng là hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu, làm giảm tỉ lệ thiếu máu, hạn chế cơ thể mệt mỏi và mất sức.
Tốt cho xương khớp
Trong mật mía có chứa hàm lượng khóa chất magie và canxi, rất hữu ích cho hệ xương khớp của con người. Khi sử dụng mật mía, những dưỡng chất này sẽ trực tiếp hình thành tế bào xương mới giúp tăng kết nối giữ các khớp xương từ đó cũng cố khả năng vận động, dẻo dai và chắc khỏe hơn.
Kích thích tiêu hóa
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, mật mía có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Do đó, vào buổi sáng bạn có thể thử uống nước chanh ấm kết hợp với mật mía để cải thiện tình trạng chướng đầy bụng, táo bón hay khó tiêu.
Giảm rụng tóc
Mật mía được xem là một vị cứu tinh tuyệt vời cho tóc, giúp dưỡng ẩm, giảm rụng tóc và phục hồi tóc hư tổn. Bạn có thể pha giấm táo cùng mật mía để uống hoặc mật mía hòa với nước ấm rồi thoa lên tóc để tủ. Thường xuyên làm theo các cách này để thấy được kết quả rõ rệt.
Mật mía nấu món gì?
Với những công dụng tuyệt vời mà mật mía mang lại như trên, hiện nay nhiều người đã nghiên cứu và cho ra những món ăn vô cùng hấp dẫn. Sau đây là 3 công thức chế biến mật mía mà bạn có thể tham khảo để mang đến những màu sắc mới lạ trong bữa ăn hàng ngày của mình:
Cá nục kho mật mía
– Nguyên liệu: chén nước mật mía, cá nục và gia vị.
– Sơ chế: Cá nục sau khi làm sạch, cắt khúc và rửa với nước muối pha loãng để hết tanh. Sau đó ướp cá với muối, mắm, bột ngọt, hành băm, dầu ăn.
– Thực hiện: Cho cá vào nồi và kho cho đến khi sắp cạn nước ướp, tiếp đó cho mật mía vào kho tiếp và nếm lại sa cho vừa miệng.
Gà kho ớt với mật mía
– Nguyên liệu: Gà, nước mật mía, sả, hành, tỏi, ớt, nước mắm, tiêu, dầu ăn, bột ngọt.
– Sơ chế: Làm sạch gà và ướp đều các gia vị.
– Thực hiện: Bắt chảo lên, cho nước mắm, bột ngọt, tỏi, hành, sả đã băm nhuyễn và mật mía. Đun sôi nhẹ rồi nêm cho vừa ăn. Sau đó cho gà vào để trộn đều cho thấm gia vị. Trước khi bật bếp nấu có thể hỗn hợp đó vào ngăn mát tủ lạnh từ 30 phút đến 1 tiếng.
Chè sắn mật mía
– Nguyên liệu: Mật mía, sắn, gừng, nước cốt dừa, bột sắn dây hoặc bột năng, dừa nạo.
– Sơ chế: Gọt vỏ, rửa sạch sắn rồi cắt khúc ngắn và có thể ngâm trong nước muối pha loãng từ 4 – 5 tiếng. Cắt gừng thành từng sợi mỏng.
– Thực hiện: Hấp chính sắn rồi cắt thành những miếng vuông nhỏ. Đun sôi nước rồi hoa tan mật mía, cho sắn vào và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 15 – 20 phút. Thêm một chút bột năng để tạo sự sánh quyện. Cho gừng vào và đun thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
– Bạn có thể thêm vào nước cốt dừa và dừa nạo để món chè được ngon hơn.
Mật mía khi sử dụng cần lưu ý gì?
Để các dưỡng chất bên trong mật mía được hấp thu tốt và cải thiện sức khỏe hiệu quả, trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Nên mua mật mía ở cửa hàng uy tín, cam kết về chất lượng để tránh việc mua nhầm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
– Như đã biết, mật mía có thể thay thế cho đường và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải. Mỗi lần sử dụng chế biến thức ăn chỉ nên dùng từ 3 – 4 thì canh, không nên lạm dụng quá mức để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
– Nếu bạn có bệnh tiểu đường và đang trong giai đoạn điều trị thì có thể dùng mật mía thay cho đường thông thường.
Mật mía là nguyên liệu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta không ngờ đến. Hy vọng với bài viết trên đây giúp bạn có thêm những công thức mật mía nấu món gì ngon? Và giúp cho bữa ăn của bạn thêm phần hấp dẫn, ngon và bổ dưỡng.
- Tham khảo thêm: 3 cách chọn mía cây vừa ngọt vừa nhiều nước siêu sạch