Mật Độ Xây Dựng Là Gì? [Giải Mã] Cách Tính Mới Nhất 2021

Để tiến hành thi công một công trình, chủ đầu tư cần chú ý đến những thông số  kỹ thuật liên quan theo đúng quy định của nhà nước, trong đó có mật độ xây dựng. Vậy mật độ xây dựng là gì, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về khái niệm này.

Mật độ xây dựng là gì?

mat-do-xay-dung-la-gi

Hình ảnh biểu thị mật độ xây dựng là gì

Mật độ xây dựng là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất, bể cảnh,…).

Khái niệm mật độ xây dựng được quy định tại “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 04/8/2008 của Bộ Xây dựng. 

Quy định về mật độ xây dựng giúp chủ đầu tư dễ dàng tính toán khi xây dựng. Nếu thực hiện đúng trình tự sẽ giúp quá trình xây dựng công trình được hoàn tất nhanh chóng.

VD: Diện tích đất của nhà bạn 100m2, phần diện tích bạn xây nhà 85m2, phần sân trước chừa 3m: 5mx2m=10m2, phần sân trước chừa 5m2. Như vậy mật độ xây dựng nhà bạn là: 85m2/100m2 x100 = 85%; trong đó phần xây dựng là 85% (tương ứng 85m2), phần chừa sân 15% (tương ứng 15m2).

Phân loại mật độ xây dựng

Có hai loại mật độ xây dựng như sau:

Mật độ xây dựng thuần là tỷ lệ diện tích chiếm đất dựa trên tổng diện tích của lô đất của các công trình xây dựng. Diện tích đất này sẽ không được tính với diện tích chiếm đất của một số hạng mục liên quan của công trình đang chuẩn bị xây dựng.

Mật độ xây dựng gộp là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).

Cách tính mật độ xây dựng

Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%

Trong đó:

  • Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2): Được tính dựa vào hình chiếu bằng của công trình nhà phố, biệt thự, nhà ở…

  • Diện tích chiếm đất của công trình sẽ không bao gồm diện tích chiếm đất các công trình cụ thể: tiểu cảnh trang trí, sân thể thao ngoài trời (trừ khu vực sân tennis, sân thể thao xây dựng cố định…).

Một số quy định về mật độ xây dựng của các công trình

Các quy định đối với nhà ở nông thôn

bang-tra-cuu-mat-do-xay-dung-nong-thon

Hình ảnh biểu thị bảng tra cứu mật độ xây dựng ở nông thôn

  • Diện tích lô đất 50m2 tương ứng có mật độ xây dựng tối đa là 100%

  • Diện tích lô đất 75m2 thì mật độ xây dựng 90%

  • Diện tích lô đất 100m2 thì mật độ xây dựng tương ứng là 80%

  • Diện tích lô đất 200m2 tương ứng mật độ xây dựng tối đa là 70%

  • Diện tích lô đất 300m2 – mật độ xây dựng 60%

  • Diện tích lô đất 500m2 – mật độ xây dựng tối đa tương ứng 50%

  • Diện tích lô đất 1000m2 thì mật độ xây dựng tương ứng là 40%

Quy định về số tầng tối đa được xây dựng: 

mat-do-xay-dung-quy-dinh-ve-so-tang-toi-da-duoc-xay-dung

Hình ảnh biểu thị số tầng tối đa được xây dựng

  • Đối với chiều rộng lộ giới nằm ở mức từ 20m trở lên thì số tầng tối đa có thể xây dựng là 5 tầng.

  • Đối với chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì số tầng tối đa là 4 tầng.

  • Đối với chiều dài lộ giới từ 6m đến dưới 12m thì cũng có thể xây dựng 4 tầng.

  • Trường hợp chiều dài lộ giới dưới 6m thì chỉ được phép xây 3 tầng.

Các quy định đối với nhà phố

Chiều cao công trình được quy định với những tiêu chuẩn sau:

mat-do-xay-dung-chieu-cao-cong-trinh-nha-pho

Hình ảnh biểu thị chiều cao công trình nhà phố

Độ vươn của ban công và ô văng phụ thuộc vào lộ giới:

mat-do-xay-dung-do-vuon-cua-ban-cong-va-o-vang

Hình ảnh thể hiện độ vươn của ban công và ô văng

  • Chiều dài lộ giới thì 6m đến dưới 12m thì độ vươn tối đa là 0,9

  • Chiều dài lộ giới từ 12m đến dưới 20m thì độ vươn tối đa là 1,2

  • Chiều dài lộ giới từ 20m trở lên thì độ vươn tối đa là 1,4

Ngoài việc tuân thủ những quy định kể trên thì người chủ còn cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:.

  • Đối với nhà có hẻm thì sẽ không được xây sân thượng ở trên cùng

  • Những con đường có lộ giới dưới 7m thì chỉ được phép xây trệt, lửng, 2 tầng và sân thượng.

  • Những con đường nhỏ hơn 20m thì được xây trệt, lửng, 2 tầng, xây dựng.

  • Đối với con đường lớn hơn 20m thì được xây lên 4 tầng cùng với trệt, lửng và sân thượng.

Những yêu cầu để được cấp phép xây dựng

Phần diện đất khi sử dụng để xây phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục tiêu và mục đích sử dụng đất, phải tuân thủ các quy định được đề ra như chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, yêu cầu bảo vệ môi trường…

Khi bắt đầu xây dựng, chủ đầu tư cần phải làm hồ sơ thiết kế xây dựng. Hồ sơ này phải được tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền thiết kế và phê duyệt. 

Với nhà ở có diện tích nhỏ dưới 250m2, người đầu tư được tự chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế xây dựng, không cần phải thông qua tổ chức cá nhân nào khác.

Những công trình cấp đặc biệt và cấp 1 được phép thiết kế tầng hầm. Điều này được quy định dựa trên đồ án quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch. 

Nếu công trình được xây dựng ở khu vực ổn định chưa có quy định quy hoạch chi tiết thì phải tuân theo Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

Nếu các công trình ở khu vực đô thị đã ổn định nhưng chưa được quy hoạch chi tiết thì phải phù hợp với các quy chế quản lý, thiết kế đô thị được cơ quan có thẩm quyền ban hành.Mật độ xây dựng là khái niệm rất quan trọng trong xây dựng để thi công một cách chính xác, nhanh chóng nhất. Hy vọng qua những thông tin trên, các chủ xây dựng sẽ nắm được những thông tin cần thiết để lên kế hoạch xây dựng phù hợp. Mọi thắc mắc về khái niệm mật độ xây dựng xin liên hệ với chúng tôi qua website batdongsanonline.vn.
Xem thêm các chủ đề liên quan: