Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2022: Cách chuẩn bị và ý nghĩa từng món ăn
Cụ thể một mâm cúng mặn rằm tháng Giêng gồm những món:
- Năm lạng thịt vai luộc
- Một bát canh măng
- Một đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa nem
- Một đĩa rau xào
- Một đĩa giò
- Một đĩa xôi gấc
- Một đĩa hoa quả
- Các vật phẩm khác như: Hương, hoa đèn nến, trầu cau, rượu.
Ý nghĩa món ăn trong mâm cúng Rằm tháng Giêng 2022
Mỗi món trong mâm cúng rằm tháng Giêng đều mang những ý nghĩa riêng biệt, cụ thể như sau:
Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn đầu tiên và nhất định không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng. Bánh chưng đại diện cho trời, tựa như một lời cầu chúc vạn sự được vuông tròn, trọn vẹn trong năm mới. Ở miền Nam, người ta thường thay thế bánh chưng bằng bánh Tét. Tuy nhiên, dù là món bánh nào cũng không được vắng mặt trong mâm cúng Tết Nguyên Tiêu.
Xôi gấc
Xôi gấc có màu đỏ với ý nghĩa sẽ đem đến sự may mắn, ấm no cho gia chủ vào dịp năm mới. Do đó, món xôi gấc không chỉ xuất hiện trong 3 ngày tết mà còn không thể thiếu trong mâm cúng Rằm tháng Giêng.
Gà luộc
Gà luộc chính là món ăn quan trọng trong mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng. Gà luộc với màu vàng ươm có ý nghĩa sẽ đem đến may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình của bạn trong dịp năm mới. Khác với gà thường, gà cúng thường được chuẩn bị rất cầu kì, lớp da gà phải vàng ươm, căng bóng, không được nát, mào gà đẹp,…
Không những vậy, thịt gà còn là món ăn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Vì trong thịt gà có chứa rất nhiều dưỡng chất như albumin, chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, phốt pho, sắt. Bên cạnh đó,hàm lượng protein ở trong thịt gà còn giúp làm giảm lo âu, tránh căng thẳng và ổn định huyết áp lẫn nhịp tim.
Có thể bạn quan tâm: Cách làm gỏi vịt siêu ngon khó cưỡng làm mới khẩu vị gia đình
Bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay hay còn được biết đến với tên gọi khác là: Chè trôi nước. Đây cũng là một trong những món không thể thiếu trong mâm lễ Rằm tháng Giêng. Bánh trôi thể hiện cho mong muốn mọi việc trong năm mới đều được hanh thông, trôi chảy.
Chân giò
Trong tiếng Hán Việt, chân giò lợn có tên gọi là trư túc, nhưng “trư” (lợn) lại đồng âm với “chư” nghĩa là mọi thứ, còn “túc” (chân) mang hàm ý là “sung túc”, “no đủ”. Do đó, món chân giò tượng trưng cho mong muốn một năm mới sung túc và đủ đầy. Tùy vào mỗi gia đình, món ăn này có thể được thay thế bằng chả hoặc chân giò muối.
Hoa quả
Không riêng gì mâm cúng Rằm tháng Giêng mà tất cả những ngày lễ trong năm, hoa tươi và mâm ngũ quả là rất quan trọng trên bàn thờ cúng gia tiên. Tùy vào mỗi vùng miền, cách trình bày mâm ngũ quả không giống nhau.
Với miền Nam, mâm ngũ quả thường có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với mong cầu sự sung túc. Còn miền Bắc, mâm ngũ quả thường sẽ là: chuối, bưởi, xoài, táo, quất cũng mang ý nghĩa cầu một năm đủ đầy, sung túc. Đặc biệt, trong mâm ngũ quả miền Bắc sẽ không thể nào thiếu quả chuối. Bởi chuối mang ý nghĩa đùm bọc.
Những lưu ý khi bày mâm cúng rằm tháng Giêng
- Mâm cúng chay dâng Phật và mâm cúng mặn cúng gia tiên thường để riêng biệt.
- Việc thờ cúng ông bà tổ tiên nên mang tính thành tâm, phù hợp với điều kiện gia đình. Bạn nên ưu tiên lựa chọn hoa và các loại trái cây tươi trong mâm cúng Rằm tháng Giêng.
Trên đây là thông tin tham khảo cách bày mâm cúng Rằm tháng Giêng cùng ý nghĩa của những món ăn trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu. Chúc bạn và gia đình một năm sung túc, an lạc!