Mâm Cúng Bốc Mộ Đầy Đủ

Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, Lễ Cải táng (Cải cát, sang mộ, sang cát, bốc mộ) thường được làm sau khi hung táng từ 3-5 năm. Đây là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, cũng rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam.

Người Việt ta luôn quan niệm rằng nếu làm đúng, tốt thì gia đình của họ sẽ luôn mạnh khỏe, may mắn và thành công trong mọi công việc, quan trọng hơn nữa là chính cha, mẹ của họ sẽ luôn được an lành, siêu thoát. Vậy Đồ Cúng Tâm Linh mời các bạn cùng tham khảo nghi lễ, văn khấn trong lễ sang mộ, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ trong bài viết dưới đây:

Lễ cúng bốc mộ là gì?

Hiểu một cách đơn giản, lễ cúng bốc mộ gọi là lễ cái táng, cải mả,.. là việc đào quan tài lên, hốt xương cốt của người đã khuất vào một quan tài nhỏ hơn (tiểu quách) rồi chôn xuống, xây cho người đã khuất một “ngôi nhà mới” vững chãi và đẹp hơn.

Thật ra, việc bốc mộ thường được khi các thành viên trong gia đình có nguyện vọng di dời mộ ông bà tổ tiên sang vị trí mới. Đây là lễ cúng mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, do vậy, quý gia chủ cần đặc biệt chú ý nghi lễ cúng chuyển mộ.

Những thủ tục sang cát bốc mộ như lễ bốc mộ, văn khấn lễ nhập mộ cần được thực hiện chỉnh chu, đúng ngày giờ và thể hiện được sự thành tâm của mình.

Sắm lễ cải táng, sang cát bốc mộ (Tùy hoàn cảnh gia đình)

  • Mộ mới
  • Quan, quách
  • 1 vuông vải điều
  • 20 tờ trang kim
  • 50 lít nước Vang (ngũ vị)
  • 50 lít nước sạch
  • 2 lít rượu
  • 10 khăn mặt mới
  • 2 bàn chải to
  • 1 bàn chải đánh răng
  • 3 chậu to mới
  • 50 kg củi
  • bạt che gió, mưa, ánh sáng.

Trước khi tiến hành bốc mộ, người nhà phải làm lễ cúng Gia tiên để trình báo Tổ tiên và một lễ tại nơi tiến hành bốc hài cốt cũng phải có lễ trình Quan Thần Linh sở tại. Lễ thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh (Áo, mũ, ủng) ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau, rượu, thuốc, đèn nến, gạo muối.

Có thể cúng thên Tam sên (trứng vịt luộc + Thịt lợn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ) xôi, gà trống luộc nguyên con….

Mâm Cúng Bốc Mộ Thịnh Soạn

Văn khấn bốc mộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. tháng …. năm ……., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

Văn khấn long mạch, sơn thần và thổ thần dịp bốc mộ, cài táng, sang cát

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……

Tín chủ (chúng) con là:……………………..

Ngụ tại………………………………………………

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ý nghĩa cúng Lễ Cải Cát

Lễ Cải Cát là lễ Sang tiểu, sang cát, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ.

Người Việt Nam quan niệm rằng nếu làm đúng, tốt thì gia đình họ sẽ gặp mạnh khoẻ, may mắn và thành công trong mọi việc, quan trọng hơn nữa là cha, mẹ họ sẽ được an lành, siêu thoát.

Cách thức tiến hành Lễ Cải Cát

Theo thuật phong thủy cổ truyền thì việc tiến hành cải táng có những công việc cần chuẩn bị như sau:

Chọn thời gian:

Tuỳ theo từng gia đình, hoàn cảnh cụ thể để tiến hành. Tuy nhiên theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí: “Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải táng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng.

Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.

Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải xem tu vi để căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.”

Tìm huyệt cát: Đó là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt theo Phong thuỷ của một ngôi mộ.

Cũng có người không tin gì cả thì họ làm đơn sơ bằng cách thông báo với người nhà định một ngày thuận lợi nào đó rồi con cháu xúm tay vào đào mộ cũ, lấy hài cốt rửa sạch bằng cồn hoặc rượu rồi xếp đúng trình tự vào tiểu rồi mang chôn sang chỗ mới. Cũng có một vài mâm cúng như giỗ là xong.

Tuy nhiên đào mộ lên để lấy hài cốt vệ sinh rồi xếp vào tiểu không phải ai cũng làm được. Do vậy phải thuê người làm quen việc đó.

Ngoài ra nếu tin thì còn phải xem mộ mới đặt theo hướng nào là tốt cho người đã mất vì người ta quan niệm người dưới mộ có an phận thì người thân mới bình an hạnh phúc.

Chọn ngày, giờ tốt: Ngày giờ tốt với tuổi người đã khuất và trưởng nam (hoặc thứ nam nếu không có trưởng nam) trong gia đình.

Người chủ trì (vợ, con, cháu…) phải căn cứ tuổi mình để xem ngày tốt xấu, xem giờ tốt cho việc cải táng là ngày tháng năm nào. Ngày đó phải là ngày tốt cho sang cát, không được xung với tuổi người chủ trì cũng không xung với tuổi người được sang cát.

Xây, đắp mộ

Tiến hành xây, đắp mộ chìm, mộ nổi hay mộ công quan theo lối cổ.

Lễ tạ mộ: Dâng lễ thắp hương lễ tạ Quan Thần linh, hàn Long mạch, cầu siêu.

Phải mời người biết cúng hoặc tự mình cúng (nhưng phải có bài văn khấn trong tay để đọc hay học thuộc để đọc và nhớ là đọc thầm thôi). Văn khấn có mấy bài: khấn khi thắp hương ở nghĩa trang để xin phép thổ thần, khấn khi động thổ đào mả lên, khấn khi mang đến nghĩa trang mới xin phép thổ thần nơi đến, khấn cúng người dưới mộ.

Chuyển linh vị sang bàn thờ chính:

Tại nhà thì chuyển linh vị (hay ảnh thờ) lên bàn thờ gia tiên. Còn tại nhà thờ họ thì đưa linh vị, ảnh hoặc ghi tên (tuỳ theo cách thức của từng vùng, miền) lên bàn thờ họ (hoặc chi).

#Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết, Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết #Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết, Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết #Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết, Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết #Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết, Mâm cúng bốc mộ và lễ bốc mộ nên biết