Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì? Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tết Nguyên Tiêu 2022

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

09:00 – 03/02/2022

(GolfViet) – Đối với người Việt, việc cúng bái trong các ngày lễ Tết được coi trọng và chuẩn bị chu đáo để cầu mong mọi điều suôn sẻ tới với gia chủ. Và ngày rằm tháng Giêng cũng không ngoại lệ, cùng GolfViet tìm hiểu những điều cần lưu ý khi làm mâm cúng ngày này nhé!

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi bằng cái tên quen thuộc là Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch), là một trong những ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường đi chùa để cầu cho người thân có một năm mới bình an, may mắn. Bên cạnh đó, các gia đình thường làm mâm cỗ chay hoặc cỗ mặn để cúng bái gia tiên.

Mâm cỗ chay

Vào ngày rằm tháng Giêng, một số gia đình sẽ chuẩn bị cỗ chay dâng cúng tổ tiên, ông bà để tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Thông thường, màu sắc của các món ăn trong mâm cỗ chay sẽ tượng trưng cho ngũ hành bởi ăn chay cũng là một cách để hướng đến sự cân bằng. Theo đó, món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa, màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Kim, màu đen thể hiện cho hành Thủy và màu vàng thể hiện cho hành Thổ.

Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành.

Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành.

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng Giêng nhiều hay ít món là tùy thuộc vào mỗi gia đình. Tuy nhiên, số lượng món ăn thường được chuẩn bị theo số lẻ vì số lẻ biểu trưng cho dương, còn số chẵn biểu trưng cho âm. Các món chay phổ biến trong mâm cúng có thể kể đến bánh trôi, chè, xôi đậu hoặc hoa quả.

Mâm cỗ mặn

Với nhiều gia đình không theo đạo Phật, họ thường sẽ làm mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng là cỗ mặn. Mâm cỗ thường có thịt gà, xôi gấc, giò, chả, rau xào và canh. Bên cạnh đó không thể thiếu hương, hoa tươi, vàng mã và rượu.

Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, tập tục của mỗi địa phương mà mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể sẽ khác nhau.

Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh, tập tục của mỗi địa phương mà mâm cơm cúng rằm tháng Giêng có thể sẽ khác nhau.

Ngày nay, đa số mọi người đều bận rộn với công việc nên không nhất thiết phải tốn nhiều thời gian để làm mâm cao cỗ đầy. Quan trọng nhất là mâm cúng phù hợp, thành tâm và nghiêm túc.

Bên cạnh việc cúng thần linh, gia tiên, một số gia đình còn làm bàn cúng âm linh cô hồn. Bàn cúng này phải có giấy tiền vàng bạc, muối, gạo, bánh trái, cháo trắng loãng.

Ngày giờ thích hợp cúng lễ Tết Nguyên Tiêu

Cúng rằm tháng Giêng thường bắt đầu từ trưa ngày 14 đến đêm ngày 15/1 âm lịch. Gia chủ có thể cúng lễ vào những khung giờ khác nhau tùy theo mệnh tuổi. Một trong những giờ tốt để cúng rằm tháng Giêng là:

  • Ngày 14 Âm lịch:7h đến 9h sáng (giờ Thìn); 9h đến 11h (giờ Tỵ); 15h – 17h (giờ Thân) hoặc 17h đến 19h (giờ Dậu) 
  • Ngày 15 Âm lịch: 7h đến 9h sáng (giờ Thìn); 11h đến 13h (giờ Ngọ) hoặc từ 12h đến 15h (giờ Mùi).

Lưu ý, gia chủ không nên cúng rằm sau 7 giờ tối ngày 15 tháng giêng âm lịch.

Văn khấn cúng rằm tháng Giêng

Các phong tục trong ngày rằm tháng Giêng đã trở thành một giá trị đẹp đẽ in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Chính vì thế, vào ngày Tết Nguyên Tiêu (ngày rằm tháng Giêng), sau khi chuẩn bị mâm cỗ dâng lên tổ tiên, gia chủ sẽ đọc văn khấn để cúng.

Ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà, tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.

Ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà, tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..

Ngụ tại: ………………………………………………………………

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm…….. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Tố Nguyên