Mã số tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Nghiên cứu viên là gì? Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên được quy định ra sáo? Tiêu chuẩn, mã chức danh nghề nghiệp của các hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết này nhé!
Quy định mã số chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Nghiên cứu viên thuộc viên chức chuyên ngành khoa học công nghệ. Mã chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên được quy định tại thông tư 24/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Nội vụ, thông tư sửa đổi 01/2020 BKHCN-BNV.
Ở đây, chúng tôi sẽ tóm tắt bảng quy định mã số chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc nhóm ngành khoa học công nghệ như sau:
Các chức danh nghề nghiệpCác hạng chức danhMã chức danhChức danh nghiên cứu khoa họcNghiên cứu viên cao cấp hạng IV.05.01.01Nghiên cứu viên chính hạng IIV.05.01.02Nghiên cứu viên hạng IIIV.05.01.03Trợ lý nghiên cứu viên hạng IVV.05.01.04Chức danh công nghệKỹ sư cao cấp hạng IV.05.01.05Kỹ sư chính hạng IIV.05.01.06Kỹ sư hạng IIIV.05.01.07Kỹ thuật viên hạng IVV.05.01.08
Xem thêm:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên
Nghiên cứu viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức chung, quy định tại Điều 3 thông tư liên tịch số 24/2014 TTLT-BKHCN-BNV, sửa đổi theo thông tư 01/2020 như sau:
- Thứ nhất, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ quy định của pháp luật, nhà nước đối với viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Thứ hai, luôn trung thực, đoàn kết và có tinh thần cầu thị hợp tác, sáng tạo, luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới, nâng cao ý thức, trình độ. Đồng thời luôn có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước về khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng…
Ngoài những tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp thì mỗi hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên trong ngành khoa học công nghệ có những tiêu chuẩn riêng và nhiệm vụ cụ thể riêng.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp
Nhiệm vụ:
- Là người trực tiếp nghiên cứu, đề xuất và chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp; đề xuất các giải pháp theo dõi, đánh giá việc áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn.
- Đề xuất, tham gia xây dựng chủ trương, đường lối và chính sách phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ của quốc gia. Tham gia tư vấn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.
- Tổ chức chỉ đạo chuyên môn và hướng dẫn nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên và các trợ lý, cộng tác viên tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ.
- Trực tiếp tham gia giảng dạy; hướng dẫn khoa học cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và các sinh viên tại các cơ sở đào tạo.
- Chủ trì và tham gia các tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt học thuật trong nước và quốc tế, xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu, biên soạn tài liệu.
Tiêu chuẩn về chứng chỉ đào tạo:
- Có trình độ tiến sĩ trở lên phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên cao cấp (hạng I).
Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững đường lối chính, chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước
- Nắm vững chiến lược, định hướng phát triển khoa học công nghệ
- Có khả năng nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực chuyên môn.
- Có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo độc lập, kết hợp nghiên cứu và thực tiễn….
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính hạng II
Về cơ bản tiêu chuẩn nghề nghiệp nghiên cứu chính hạng II gần giống với nghiên cứu viên cao cấp hạng I. Nó chỉ khác ở một số điểm cơ bản:
- Thứ nhất về bằng cấp đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng cần trình độ ngoại ngữ bậc 3 tương đương B1 theo khung năng lực 6 bậc.
- Tốt nghiệp bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên chính hạng II.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên hạng III
Tiêu chí về chuyên môn, chứng chỉ bồi dưỡng và chuyên môn nghiệp vụ của chuyên viên hạng III được quy định cụ thể tại Điều 6 thông tư này. Về cơ bản các tiêu chí giống với hai chức danh nghề nghiệp ở trên.
Tuy nhiên, tiêu chí khác biệt đối với nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên chính là:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp.
- Có trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực 6 bậc áp dụng tại Việt Nam
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiên cứu viên hạng III.
Tiêu chí chức danh trợ lý nghiên cứu viên hạng IV
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu viên hạng IV được quy định cụ thể tại Điều 7 thông tư 24/2014:
Nhiệm vụ: Thực hiện các công việc phục vụ quá trình nghiên cứu, tham gia khảo sát, điều tra, trợ giúp xử lý thông tin dữ liệu trong phạm vi công việc được giao. Đồng thời là hỗ trợ cho các nghiên cứu viên cấp cao, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên trong các hoạt động triển khai nghiên cứu.
Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành nghiên cứu. Trình độ ngoại ngữ A1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2014.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Nắm vững phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển khoa học trong lĩnh vực, nhiệm vụ được giao. Đồng thời nắm vững các phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu… Có kiến thức lý thuyết cơ sở về lĩnh vực nghiên cứu được giao.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hạng chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên hạng I, II, III, IV. Hy vọng các bạn sẽ nắm vững và cố gắng phấn đấu để đạt được những vị trí cao nhất. Chúc các bạn thành công!