Lý thuyết hóa 12 chương 1 đầy đủ nhất

Lý thuyết hóa 12 chương 1 đầy đủ nhất

Lý thuyết hóa 12 chương 1 là một phần quan trọng trong hệ thống kiến thức lý thuyết hóa 12. Cunghocvui gửi tới các bạn bài tổng ôn lý thuyết hóa 12 chi tiết nhất.

A. Tổng ôn lý thuyết hóa 12 chương 1

I – Este

1. Este là gì? Danh pháp của Este

\(C_{2}H_{5}COOH + CH_{3}COOH\rightleftharpoons CH_{3}COOC_{2}H_{5}+H_{2}O\) trong điều kiện môi trường nhiệt độ và sự xúc tác của \(H_{2}SO_{4}\)

– Công thức tổng quát của este

\(RCOOH + R’OH\rightleftharpoons RCOOR’+H_{2}O\) trong điều kiện môi trường nhiệt độ và sự xúc tác của \(H_{2}SO_{4}\)

Rút ra kết luận: Trong axit cacboxylic, este được tạo ra khi nhóm OR’ được thay thế cho nhóm OH ở nhóm cacboxyl.

– Este đơn chức có công thức cấu tạo là: \(RCOOR’\) trong đó:

+ R là kí hiệu của gốc hidrocacbon của axit hoặc H

+ R’ là kí hiệu của gốc hiđrocacbon của ancol (\(R\neq H\))

– Este no đơn chức có công thức cấu tạo chung là:

+ \(C_{n}H_{2n+1}COOC_{m}H_{2m-1}\) với điều kiện \(\left\{\begin{matrix}n\geq 0\\ m\geq 1 \end{matrix}\right.\)

+ \(C_{x}H_{2x}O_{2}\) với điều kiện \(x\geq 2\)

– Cách gọi tên: Tên của este được gọi theo một công thức tên của gốc hiđrocacbon của ancol kết hợp với tên gốc axit (tên gốc hiđrocacbon của ancol đứng trước)

+ Gốc của axit có nguồn gốc từ tên của axit tương ứng, chỉ thay thế đuôi “ic” thành đuôi “at”.

Ví dụ: \(HCOOCH_{3}\): metyl fomat

           \(CH_{3}COOCH_{2}CH_{2}CH_{3}\): propyl axetat

2. Tính chất vật lý của este

– Ở trong môi trường điều kiện thường, este thường tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc rắn. Trong môi trường nước, este không tan.

– Nhiệt độ sôi của este rất thấp, so với axit đồng phân hoặc các ancol (có khối lượng mol giống nhau) hoặc bằng về số lượng nguyên tử cacbon, este có nhiệt độ sôi thấp hơn rất nhiều.

Ví dụ:

+ \(CH_{3}CH_{2}CH_{2}COOH\) có khối lượng mol phân tử bằng 88, sôi ở nhiệt độ \(163,5^0C\), và tan nhiều trong môi trường nước

+ \(CH_{3}(CH_{2})_{3}CH_{2}OH\) có khối lượng mol phân tử bằng 88, sôi ở nhiệt độ \(132^0C\) và tan ít trong môi trường nước.

+ \(CH_{3}COOC_{2}H_{5}\) có khối lượng mol phân tử bằng 88, sôi ở nhiệt độ \(77^0C\) và không tan trong môi trường nước.

=> Lý giải nguyên do: Các liên kết hidro không được hình thành trong các phân tử este và giữa nước và phân tử este, liên kết hidro rất kém 

– Một trong những đặc trưng của este là mùi vị. Ví dụ như mùi chuối chín là của isoamyl axetat, mùi dứa của etyl propionat, mùi hoa hồng của geranyl axetat,…

3. Tính chất hóa học của este

a, Trong điều kiện môi trường axit, este bị thủy phân

\(C_{2}H_{5}COOH + CH_{3}COOH\rightleftharpoons CH_{3}COOC_{2}H_{5}+H_{2}O\)

– Đặc trưng của phản ứng của este trong môi trường axit:

+ Trong điều kiện môi trường nhiệt độ và sự xúc tác của \(H_{2}SO_{4}\)

+ Phản ứng là một phản ứng thuận nghịch với tốc độ phản ứng xảy ra là chậm.

b, Trong điều kiện môi trường bazo, este bị thủy phân (Phản ứng xà phòng hóa)

\(CH_{3}COOC_{2}H_{5}+ NaOH \overset{t^0}{\rightarrow}CH_{3}COONa+ C_{2}H_{5}OH\)

– Đặc trưng của phản ứng là chỉ xảy ra trong một chiều dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp.

4. Cách điều chế este

– Cách làm chung là bằng phương pháp hóa học (este hóa) giữa hai hợp chất là axit cacboxylic và ancol

\(RCOOH + R’OH\rightleftharpoons RCOOR’+H_{2}O\)

– Cách làm riêng, đặc trưng của este: Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol tương ứng để cho ra kết quả là este của ancol không bền

5. Ứng dụng của este trong cuộc sống

Este có một số ứng dụng trong cuộc sống, ví dụ như:

– Este có vai trò như dung môi để chiết hoặc tách một số chất hữu cơ như etyl axetat, dùng để pha sơn như butyl axetat,…

– Một số polime của este được dùng như nguyên liệu để sản xuất một số chất dẻo như vinyl axetat, metyl metacrylat,…. hoặc là nguyên liệu để làm keo dán

– Đặc trưng vật lý của este là có mùi thơm và không gây độc nên được ứng dụng trong các nền công nghiệp mỹ phẩm, thực phẩm

II – Lipit

1. Khái niệm

– Trong tế bào sống của động hay thực vật, lipit tồn tại dưới dạng một hợp chất hữu. Trong môi trường nước, lipit không có khả năng tan nhưng ngược lại với các môi trường dung môi hữu cơ không cực, lipit tan nhiều

– Lipit đa số thuộc các este dạng phức tạp. Trong đó bao gồm chất béo, sáp, steroit và photpholipit.

2. Chất béo

– Glixerol tác dụng với axit béo tạo ra một trieste, được gọi là chất béo

– Chất béo được gọi chung là triglixerit hoặc triaxylglixerol.

– Một số axit béo thường gặp trong cuộc sống: 

+ \(C_{17}H_{35}COOH\) hay \(CH_{3}(CH_{2})_{16}COOH\) có tên gọi là axit stearic

+ \(C_{17}H_{33}COOH\) có tên gọi là axit oleic

+ \(C_{15}H_{31}COOH\) hay  \(CH_{3}(CH_{2})_{14}COOH\) có tên gọi là axit panmitic.

=> Axit béo có một số đặc trưng như sau:

+ Axit béo có dạng là những axit đơn chức chưa mạch cacbon dài

+ Axit béo không phân nhánh

+ Axit béo có thể no hoặc có thể không no 

a, Tính chất vật lý của chất béo

– Ở trong môi trường điều kiện thường, chất béo tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc tồn tại trong dạng chất rắn. Trong đó:

+ \(R^1\), \(R^2\), \(R^3\) nếu thuộc gốc hidrocacbon no thì chất béo tồn tại ở dạng chất rắn

+ \(R^1\), \(R^2\), \(R^3\) nếu thuộc gốc hidrocacbon không no thì chất béo tồn tại ở dạng chất lỏng.

– Ở trong môi trường nước, các chất béo đều không tan nhưng ở trong điều kiện môi trường là một số dung môi hữu cơ vô cực như là benzen, cloroform thì chất béo tan nhiều.

– So với nước, chất béo nhẹ hơn nước.

b, Tính chất hóa học của chất béo

– Phản ứng của thủy phân trong điều kiện môi trường axit của chất béo.

+ Trong điều kiện môi trường axit, có sự xúc tác của nhiệt độ bằng phương pháp đun nóng, chất béo phản ứng với nước để cho ra kết quả bao gồm axit béo và glixerol.

\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5}+3H_{2}O\rightleftharpoons 3RCOOH + C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

– Phản ứng của thủy phân trong điều kiện môi trường kiềm của chất béo.

+ Trong điều kiện môi trường kiềm, có sự xúc tác của nhiệt độ bằng phương pháp đun nóng, chất béo bị thủy phân để tạo thành muối của axit béo và glixerol

\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5}+3NaOH\overset{t^0}{\rightarrow}3RCOONa+C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

– Hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo có mặt trong nguyên liệu chính của xà phòng. Do đó, thủy phân trong điều kiện môi trường kiềm của chất béo còn có một tên gọi khác là phản ứng xà phòng hóa.

c, Ứng dụng của chất béo trong cuộc sống

– Chất béo là một nguồn thức ăn cho con người, chứa một nguồn chất dinh dưỡng quan trọng có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của con người.

– Chất béo chứa một số nguyên liệu cần thiết có vai trò tổng hợp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, đảm bảo được quá trình di chuyển, các chất được hấp thụ, hòa tan trong chất béo.

– Trong nền công nghiệp, chất béo có ứng dụng là nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol, một số sản phẩm khác như mì sợi, đồ hộp.

III – Khái niệm về xà phòng và các chất giặt rửa tổng hợp 

1. Xà phòng

– Xà phòng là một sản phẩm được tạo ra bởi hỗn hợp của muối natri hoặc hỗn hợp muối kali của axit béo hòa vào với một số chất phụ gia khác. 

– Nguyên liệu để làm xà phòng bao gồm :

+ Thành phần chủ yếu của bánh xà phòng là muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic. 

+ Một số chất phụ gia như chất độn (làm tăng độ cứng để đúc bánh), chất tẩy màu, chất diệt khuẩn, chất tạo hương.

2. Các sản xuất xà phòng 

– Cách thứ nhất: 

\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5}+3NaOH\overset{t^0}{\rightarrow}3RCOONa+C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)

Trong đó \((RCOO)_{3}C_{3}H_{5}\) là chất béo và \(RCOONa\) là xà phòng

– Cách sản xuất xà phòng thứ hai:

Ankan \(\rightarrow \) axit cacboxylic \(\rightarrow \) muối natri của axit cacboxylic

3. Chất giặt rửa tổng hợp 

a, Chất giặt rửa tổng hợp

– Chất giặt rửa tổng hợp bao gồm tất cả những chất có tính năng như xà phòng nhưng không phải là hợp chất của muối natri của axit cacboxylic.

– Trong chất giặt rửa tổng hợp, nguyên liệu chính bao gồm muối \(Na^+\) hoặc \(K^+\) của axit đođexylbenzensunfonic

Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm là: với những ion như \(Ca^{2+}\) và \(Mg^{2+}\) tuy nhiên chất giặt rửa tổng hợp gây ô nhiễm môi trường bởi đặc điểm khó bị phân hủy bởi các sinh vật tự nhiên 

b, Phương pháp điều chế

– Chất giặt rửa tổng hợp được tạo thành từ một số chất lấy nguyên liệu từ nguồn dầu mỏ.

4. Ứng dụng của chất giặt rửa tổng hợp và xà phòng

– Sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên quần áo, vải,… bị làm giảm bởi khả năng của muối natri tồn tại trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp. Vì vậy, các vết bẩn được loại bỏ khỏi quần áo, chia ra thành nhiều phần nhỏ và hòa tan vào nước

– Một trong những ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng. Nguyên nhân bởi vì các muối panmitic hay stearat của các kim loại hóa trị II có đặc điểm khó tan trong môi trường nước chứa nhiều ion \(Ca^{2+}\) và \(Mg^{2+}\) nhưng ngược lại trong chất giặt rửa tổng hợp có thành phần là các muối của axit đođexylbenzensunfonic lại tan được trong nước cứng.

B. Trắc nghiệm lý thuyết hóa 12 theo chương 1

Câu 1: Trong điều kiện là môi trường kiềm, phản ứng thủy phân este có tên gọi là:

A. Phản ứng este hóa

B. Phản ứng xà phòng hóa

C. Phản ứng tráng gương

D. Phản ứng trùng ngưng

Câu 2: Công thức phân tử của chất etyl fomat là:

A. \(C_{3}H_{6}O_{2}\)

B. \(C_{2}H_{4}O_{2}\)

C. \(C_{4}H_{8}O_{2}\)

D. \(C_{3}H_{8}O\)

Câu 3: Công thức cấu tạo của một hợp chất là \(CH_{3}COOCH_{2}CH_{3}\) . Hợp chất có tên là:

A. Metyl propionat

B. Propyl axetat 

C. Metyl axetat 

D. Etyl axetat  

Câu 4: Cho một số dung dịch sau đây: 

\(Br_{2}\), \(KOH\), \(C_{2}H_{5}OH\), \(AgNO_{3}/NH_{3}\)

Giả sử các điều kiện để phản ứng xảy ra là đầy đủ, các chất tác dụng được với vinyl fomat là:

A. \(KOH\)

B. \(KOH\), \(AgNO_{3}/NH_{3}\)

C. \(Br_{2}\), \(C_{2}H_{5}OH\)

D. \(Br_{2}\), \(KOH\), \(AgNO_{3}/NH_{3}\)

Câu 5: Cho các chất sau đây, dựa theo nhiệt độ sôi, hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

A. \((CH_{3})_{2}CHOH\), \(CH_{3}COOH\), \(CH_{3}CH_{2}CH_{2}OH\), \(HCOOCH_{3}\)

B. \(HCOOCH_{3}\), \((CH_{3})_{2}CHOH\), \(CH_{3}COOH\), \(CH_{3}CH_{2}CH_{2}OH\)

C. \((CH_{3})_{2}CHOH\), \(CH_{3}CH_{2}CH_{2}OH\), \(HCOOCH_{3}\), \(CH_{3}COOH\)

D. \(HCOOCH_{3}\), \(CH_{3}COOH\), \(CH_{3}CH_{2}CH_{2}OH\), \((CH_{3})_{2}CHOH\)

Xem thêm >>> Mùi hương của một số este thông dụng

                         Tổng hợp công thức tổng quát của một số chất hóa học

Với bài tổng hợp lý thuyết hóa học 12 chương 1, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn bài viết tổng ôn lý thuyết hóa 12 đầy đủ nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài lý thuyết hóa học 12, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!