Lý thuyết Công nghệ lớp 8 hay nhất, chi tiết | Tóm tắt kiến thức trọng tâm Công nghệ 8
Nội Dung Chính
Lý thuyết Công nghệ lớp 8 hay nhất, chi tiết | Tóm tắt kiến thức trọng tâm Công nghệ 8
Lý thuyết Công nghệ lớp 8 hay nhất, chi tiết | Tóm tắt kiến thức trọng tâm Công nghệ 8
Với tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 8 hay, chi tiết được đội ngũ Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát theo nội dung
từng bài học sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, nội dung chính môn Công nghệ lớp 8 từ đó học tốt môn Công nghệ lớp 8 hơn.
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1. Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống
Trong giao tiếp, con người dùng nhiều phương tiện thông tin khác nhau để diễn đạt tư tưởng, tình cảm và truyền đạt thông tin cho nhau:
– Tiếng nói.
– Cử chỉ.
– Chữ viết.
– Hình vẽ…
I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất
Trong sản xuất, muốn làm ra một sản phẩm nào đó, trước hết người thiết kế phải diễn tả chính xác hình dạng và kết cấu của sản phẩm, phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết khác như kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu … Các nội dung này được trình bày theo các quy tắc thống nhất bằng bản vẽ kĩ thuật. Sau đó người công nhân căn cứ theo bản vẽ để tiến hành chế tạo, lắp ráp, thi công.
cCác kĩ sư đang dùng bản vẽ kĩ thuật để trao đổi ý kiến với nhau
aCác nhân viên đang lập bản vẽ kĩ thuật của sản phẩm
bCác công nhân đang căn cứ vào bản vẽ kĩ thuật để thi công công trình
II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống
Trong đời sống, để người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm do con người làm ra: đồ dùng điện tử, các loại máy, phương tiện đi lại một cách hiệu quả và an toàn, mỗi chiếc máy hoặc thiết bị phải kèm theo bản chỉ dẫn bằng lời và hình (bản vẽ, sơ đồ …).
Hãy cho biết ý nghĩa của các hình 1.3a, b trong SGK.
– Hình 1.3a là sơ đồ và mạch điện thực tế.
– Hình 1.3b là cái nhìn tổng quan mặt bằng nhà ở.
III. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật
Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau, mỗi lĩnh vực lại có một loại bản vẽ riêng.
Các bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng tay, dụng cụ vẽ hoặc bằng máy tính điện tử.
Học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất, đời sống và tạo điều kiện học tốt các môn khoa học – kĩ thuật khác.
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2. Hình chiếu
I. Khái niệm hình chiếu
Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
II. Các phép chiếu
Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.
Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.
III. Các hình chiếu vuông góc
1. Các mặt phẳng chiếu
Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.
Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng.
Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.
2. Các hình chiếu
Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.
Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.
Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.
IV. Vị trí các hình chiếu
Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.
Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
I. Khối đa diện
Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng.
II. Hình hộp chữ nhật
1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?
Hình hộp chữ nhật được bao bởi sáu hình chữ nhật.
2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật
HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1ĐứngChữ nhậtChiều dài a, chiều cao h
2BằngVuôngChiều rộng b
3CạnhChữ nhậtChiều rộng b, chiều cao h
III. Hình lăng trụ đều
1. Thế nào là hình lăng trụ đều?
Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là các hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.
2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều
HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1ĐứngChữ nhậtChiều cao lăng trụ h, chiều dài cạnh đáy a
2BằngTam giác đềuChiều dài cạnh đáy a
3CạnhChữ nhậtChiều cao lăng trụ h, cạnh còn lại có độ dài bằng sqrt(b a2)
IV. Hình chóp đều
1. Thế nào là hình chóp đều?
Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là một hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
2. Hình chiếu của hình chóp đều
HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1ĐứngTam giác cânChiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h
2BằngHình vuôngChiều dài cạnh đáy a
3CạnhTam giác cânChiều dài cạnh đáy a, chiều cao hình chóp h
Lưu ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy.
………………………………
………………………………
………………………………
Trên đây tóm tắt một số nội dung tóm tắt kiến thức trọng tâm Công nghệ lớp 8 hay, chi tiết,
để xem đầy đủ mời quí bạn đọc vào từng bài lý thuyết ở trên!
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 | Soạn Công nghệ lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.