LÝ THUYẾT

 

1/ Nhiệm vụ của môn Sinh học 6 ở trường THCS ?

1.1. Cung cấp những kiến thức cơ

bản, hệ thống về cơ thể thực vật và nhóm

thực vật

Sinh học 6 cung cấp

những kiến thức cơ bản về hình thái và giải phẫu thực vật, những hiểu biết về

các quá trình sống của thực vật và những biểu hiện của chúng trong mối liên hệ

khăng khít với MT sống ở các cấp độ TB, cơ thể, loài; thấy được tính đa dạng

phong phú của giới thực vật, hiểu được lịch sử phát triển của giới thực vật làm

cơ sở để nhận thức lịch sử phát triển của sinh giới nói chung.

1.2. Hình thành kĩ năng bộ môn

Sinh học 6 quan tâm

rèn luyện các kỹ năng bộ môn, từ đó làm quen với PP nghiên cứu khoa học.

– Kỹ năng Hình thái

học (làm bộ sưu tập, phân loại một số cây thường gặp);

– Kỹ năng sinh lý

học (quan sát, phân tích, so sánh các hiện tượng sống, thực hiện thí nghiệm

chứng minh các hoạt động sống)…

1.3. Rèn luyện năng lực tư duy

độc lập

Rèn luyện trí thông

minh, phát triển năng lực tư duy như óc quan sát, phân tích, nhận biết, so sánh

tổng hợp và vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng tự nhiên.

1.4. Hình thành các phẩm chất

nhân cách toàn diện

– Bồi dưỡng thế

giới quan duy vật biện chứng thông qua việc tìm hiểu mối liên hệ qua lại giữa

cấu tạo và chức năng của các bộ phận các cơ quan trong cơ thể thực vật, mối

quan hệ gắn bó giữa thực vật với MT sống.

Giáo dục ý thức hành vi Bảo vệ môi trường, bước đầu định

hướng nghề nghiệp…

2/ Phân tích những đặc điểm về nội dung và cấu trúc

chương trình thực vật học ở trường THCS thể hiện tính logic phù hợp tư duy và

phù hợp lứa tuổi.

– Chương trình được cấu trúc theo hướng đi từ nghiên cứu những sự vật, hiện tượng có tính riêng lẻ về cấu tạo và chức năng sinh lý các bộ phận ở một cơ thể thực vật điển hình để nhận thức cái chung về sự sống của giới thực vật, sau đó nghiên cứu sâu hơn vào các nhóm phân loại theo trình tự tiến hóa. Cấu trúc đó phù hợp với tư duy và phù hợp lứa tuổi học sinh.

 

– Về mặt tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh lớp 6 xúc cảm cao, tính tình chưa ổn định, ưa hoạt động, năng lực chú ý chưa cao; vì vây chương trình học tập cần ngắn gọn hấp dẫn.

 

– Cấu trúc chương

trình còn có ý nghĩa phù hợp với yêu cầu rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu cơ bản

(từ kỹ năng hình thái đến kỹ năng sinh lý học và phân loại, từ nhận biết đến

phân tích, so sánh, tổng hợp rồi suy diễn).

3/ Phân tích nội dung kiến thức các chương Rễ, Thân, Lá

(Sinh học 6) để xác định tính thống nhất trong cơ thể cây xanh có hoa, từ đó

lập bảng so sánh hệ thống hóa các kiến thức Giải phẫu học và sinh lý học của 3

chương này.

 

– Chương II: “Rễ”,

nội dung kiến thức đặt cơ sở cho việc hình thành các khái niệm đại cương:sự

thích nghi của SV với MT, cây là toàn bộ thống nhất, khái niệm tế bào và mô,

khái niệm dinh dưỡng tiếp tục phát triển…

– Chương III:

“Thân”, Giới thiệu đặc điểm của thân, cấu tạo trong của thân và quy trình vận

chuyển các chất trong thân. Cần chú ý mối liên hệ thống nhất về cấu tạo giữa rễ

và thân.

– Chương IV: “Lá”, Ngoài

đặc điểm hình thái cấu tạo của lá, lưu ý tới các quá trình sinh lý của lá có ý

nghĩa to lớn trong sự hình thành và phát triển khái niệm trao đổi chất và năng

lượng của cây. Các khái niệm về tính thích nghi, về tính thống nhất giữa các bộ

phận của cây, tính thống nhất giữa cấu tạo và chức phận tiếp tục được củng cố.

GV cần lưu ý đến những kỹ năng khó, việc lắp đặt các thí nghiệm về quang hợp,

hô hấp đòi hỏi cẩn thận và khéo léo.

(Xem thêm thông tin trong gtr Nguyễn

Quang Vinh (Chủ biên), Cao Gia Nức, Trần Đăng Cát, 2006. Giáo trình Phương pháp dạy học Sinh học ở trung học cơ sở. NXB Đại

học Sư Phạm)