Lý giải vì sao người miền Tây ĂN CÁI GÌ CŨNG NGỌT, đến kho thịt cá cũng phải bỏ “nước cốt” trái cây, tưởng khó ăn nhưng là tinh tuý truyền mấy đời

Nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng khi họ nhìn thấy người miền Tây ăn cơm với trái xoài chín, chuối chín, dưa hấu, cơm dừa. Họ ăn trực tiếp hoặc cắt mỗi trái một ít rồi bày ra đĩa, mang lên mâm cơm ăn ghém với cá kho, thịt kho,… như ăn dưa leo! 

Hay là chuyện ca trà đường, cà phê sữa đá đập “bất ly thân” của dân miền Tây. Chuyện là sau mỗi bữa ăn, họ thường làm một ca trà đường, cà phê sữa có thể tích từ 1 lít trở lên, vừa uống vừa nhai nước đá rộp rộp rồi khen: “Đã quá bây ơi! Nó ngọt xớt!”. 

Đó không hẳn là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người ăn kiêng, nhưng nếu yêu thích phong vị này bạn cũng có thể chậc lưỡi cho qua: “Chà, đồ ăn ngọt như con người vậy!”.

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 1.

VĂN HÓA CƠ BẢN ĐÃ… NGỌT NGÀO! 

Ít nhất một lần bạn từng nghe “người miền Tây nhất ăn nói ngọt ngào, như rót mật vào tai”. Lại phải bàn chuyện trong đời sống văn hoá sống “thiệt tình” của người miền này, điều mà không có sách vở nào ghi chép. 

Người miền Tây trong văn hoá thích sự ngọt ngào, không che đậy cảm xúc, cách họ giải quyết mâu thuẫn cũng thường ôn hoà, ngại việc chòm xóm láng giềng mất lòng nhau, chuyện bằng mặt không bằng lòng cũng ít khi diễn ra, họ giải quyết xích mích bằng cách bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình chứ không im lặng mà giữ khư khư tai tiếng. Nhưng phải nói, cách ăn nói ngọt ngào của người miền Tây là xuất phát phần lớn là từ sự “chân tình” chứ không chỉ là nhờ người sống khéo léo. 

Ăn thì luôn đi kèm với nói, ruột là bộ não thứ 2 của cơ thể nên đôi khi cách xử sự có phần ngọt ngào của người miền Tây là xuất phát từ việc họ thường dung nạp nhiều điều ngọt ngào.

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 2.

Điểm đặc biệt có thể thấy rõ rệt đó là người miền Tây ở vùng nào thì nhận vùng ấy, không bao giờ từ chối mình là người nhà quê, họ cũng hay gật gù khen đất nhà mình rộng rãi, “trên cơm dưới cá”.

TỪ THỜI SƠ SINH ĐÃ ĐƯỢC LÀM QUEN VỚI HƠN 100 LOẠI BÁNH NGỌT

Bạn không nghe lầm và đây cũng không phải vấn đề được đặt ra một cách nói ngoa. Trẻ em ở cả 3 miền đương nhiên đều thích ăn ngọt thay vì chua, cay, mặn, đắng thế nhưng môi trường ẩm thực cũng chính là yếu tố tất thời ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của một đứa trẻ. 

Ở miền Tây, thực phẩm bánh, kẹo, trái cây ngọt lại đa dạng so với các vùng khác. Vì vậy cơ hội trẻ tiếp xúc với thực phẩm ngọt đa dạng và nhiều hơn hẳn so với trẻ em Miền Bắc hay Miền Trung. Điều này đã dần dần hình thành thói quen ăn ngọt và di truyền từ nhiều thế hệ người miền Tây. 

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 3.

Ở miền Tây đa dạng các loại bánh, đồ ngọt, thậm chí có món mặn nhưng vẫn phải chang nước cốt dừa thì mới ngon như: Bánh bột, bánh ít trần,…

Ngoài ra phải nhắc “Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ” diễn ra khoảng 2, 3 lần trong năm ở Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau,…. Bánh dân gian ở miền Tây là sản phẩm xuất hiện từ thời khai hoang khẩn hoá và đến nay chưa từng bị mai một. Người dân miền Tây đã tận dụng điều kiện tự nhiên và các nguồn nguyên liệu từ gạo, dừa nếp, khoai, củ để chế biến hơn 100 loại bánh với nhiều loại: Ngọt có, mặn có, vừa có nhân và cả loại không nhân; nhưng đại trà và đặc sắc nhất vẫn là các loại bánh ngọt. 

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 4.

Đối với các loại bánh mặn ở nơi khác, người miền Tây đều có thể chế biến ra cách ăn ngọt của nó. Ví như bánh đúc, bánh bèo, bánh tằm, bánh lọt,… họ nấu nước cốt dừa sền sệt, nước đường gừng đặc quánh rồi rưới lên bánh, rắc trên cùng ít đậu phộng hoặc mè ăn kèm.

Ngoài bánh ngọt thì các món ăn mặn ở miền Tây cũng mang hơi hướng ngọt. Một số món như cari, bánh tằm bì,… là không thể thiếu nước cốt dừa trong quá trình chế biến. Riêng thịt kho, ruột khìa dùng phần nước để ninh từ 1 – 2 giờ. 

Người miền Tây kho thịt với khóm (thơm), riêng thịt kho tàu muốn ngon phải có nước dừa, kể cả khi khìa lòng lợn họ cũng tận dụng vị ngọt dịu của nước dừa để lòng được thơm, ngon hơn…

ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT VÀ SỰ CỘNG HƯỞNG CỦA CÁC DÂN TỘC ANH EM VÀO NỀN ẨM THỰC “DỄ CHỊU”

Nói về chuyện ăn uống thì thời tiết là điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến khẩu vị vùng miền nhiều nhất. Phải bàn đến cả Bắc, Trung, Nam để ta làm ví dụ. 

Không phải tự nhiên mà ẩm thực miền Bắc trở thành chuẩn mực trên bản đồ ẩm thực Việt. Trong đời sống, người Bắc không hối hả, tất bật làm ăn buôn bán như người miền Nam (đặc biệt là thương lái Tây Nam Bộ bận rộn thấy rõ), người miền Bắc cũng không phải đương đầu chống chọi với thiên tai khắc nghiệt như người Trung. Nhịp sống của người Bắc đâu đó vẫn toát lên một vẻ ung dung, phong thái đến lạ kỳ. Đó cũng được xem là hệ quả của thời tiết “mùa nào thức ấy”, thể như câu: “Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể, chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”.

Sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến phong vị ẩm thực của các vùng miền được thể hiện rõ rệt nhất là ở miền Trung. Chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, gió biển, gió núi quanh năm, ẩm thực miền Trung cũng thường thiên về những món cay, có tính dương để chống lại cái lạnh có tính hàn. Hoặc họ phải chọn cách ăn mặn để tằn tiện, tiết kiệm. 

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 7.

So với vùng khác, miền Nam dù có chịu hạn ngập, hạn mặn nhưng nhìn chung vẫn là được thiên nhiên ưu đãi đủ đường, quanh năm ít hoặc hiếm khi có bão lũ, chính vì vậy nên phong cách sống của họ cũng trở nên phóng đạt, dễ chịu, chắc chắn chuyện ăn uống là dễ thấy nhất. Người miền Nam nói chung hay Tây Nam Bộ nói riêng thường có nêm nếm đồ ăn rất táo bạo, sẵn sàng cho thêm các phụ gia mới mẻ để chiều lòng khẩu vị. 

Điểm đặc biệt nhất mà có thể trở thành câu chuyện làm quà khi nói về thói quen ẩm thực miền Tây. Đó là chuyện sử dụng nước dừa, nước cốt dừa làm gia vị chủ đạo trong hầu hết các món ăn. Ví dụ thịt, cá họ thường kho với nước dừa, nước lẩu thay vì ninh từ xương, rau củ cho ngọt thì người miền Tây cũng dùng nước dừa tươi để thay, cà ri, bánh canh cá lóc, bánh tầm bì, dù là món mặn nhưng chắc chắn phải có nước cốt dừa làm chủ đạo. 

Ngoài ra, một yếu tố có thể nhắc đến đó là sự cộng hưởng của các dân tộc trong vùng đã khiến ẩm thực miền Tây Nam ngày một được hình thành và phát triển một cách trọn vẹn và đa dạng nhất. Cụ thể phải kể đến là đồng bào người Khmer và người Chăm ở Nam Bộ.

Cách thức dùng nước dừa, cốt dừa trong ẩm thực cũng là thói quen của người Khmer, nguời Chăm ở Nam Bộ, chính họ đã tạo ra sự kết hợp độc đáo này! 

THỦ PHỦ CỦA THỐT NỐT Ở MIỀN TÂY VÀ NHỮNG VÙNG ĐẤT ĐI ĐÂU CŨNG THẤY CÂY MÍA

Ngoài yếu tố về thời tiết, điều kiện nông nghiệp cũng là một trong những tác động đến văn hóa ẩm thực của người miền Tây. Đất miền Tây cây trái xum xuê, mỗi mùa một loại quả, có loại sai quả quanh năm nhưng nhìn chung thức nào cũng ưu ái một vị ngọt ngào. Há chẳng phải thói quen ăn ngọt cộng thêm điều kiện tự nhiên cho hoa thơm quả ngọt thành ra người miền Tây ngọt ngào trong lời nói đến miếng ăn. 

Nếu như những thứ ở trên chưa đủ thuyết phục thì hãy chỉ chăm chăm vào cây mía, cây thốt nốt ở miền Tây.

 Trong “Giáo Trình Cây Mía” của Bộ Giáo Dục Cuba (1963) có đề cập: “Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường ăn trên thế giới, đồng thời cũng là cây lấy đường duy nhất để cung cấp một phần năng lượng cần thiết cho cơ thể con người của Việt Nam”.

Ở Việt Nam, mía được phân bố rộng rãi ở các vùng như Hậu Giang, Sóc Trăng, thủ phủ của mía trải dài hơn chục nghìn hecta. Cây mía ngày xưa gắn chặt và cứu cánh với người nông dân miền Tây, các nhà máy đường cũng phân bổ dọc các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Phụng Hiệp – Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau. 

Nước màu cũng được làm từ trái cây và kho thịt cũng phải kho với trái cây…

Ngoài ra, tương tự như cây mía, thốt nốt miền Tây cũng được kể đến như một nhóm nông nghiệp mở đang trên đà phát triển. Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer tại An Giang.

Ở An Giang, sự phát triển của nhóm nông nghiệp thốt nốt đã chiếm ưu thế hàng chục năm nay bởi nhu cầu sử dụng thốt nốt thiết yếu và thậm chí nó còn được xem là một món gia vị đặc trưng làm nên linh hồn của các món ăn trong đời sống hằng ngày như làm nước màu cho món cá kho, thịt kho, nấu bánh canh, đường thốt nốt còn được các cụ già miền Tây chiêu đãi khách cùng với trà chiều. 

Đường thốt nốt ở miền Tây (cụ thể có nhiều ở An Giang)….

Lý giải vì sao người miền Tây hay ĂN "NGỌT XỚT", đến thịt cá cũng phải bỏ "nước cốt" trái cây, tưởng khó ăn nhưng lại là tinh tuý truyền mấy đời - Ảnh 10.