luật kinh tế bài tập tình huống – Luật doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế – Luật – Studocu

Bài tập tình huống

Câu hỏi : Cùng một lúc đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau được không ? Tình huống : Ông Vinh là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Bình Vinh chuyên kinh Doanh dịch vụ kiểm toán. Sau một thời gian ông Vinh muốn góp vốn vào Doanh nghiệp An Hưng. Ông Vinh có thể làm được việc này Câu trả lời :

Ông Vinh là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Bình Vinh Sau một thời gian ông Vinh muốn góp vốn vào Doanh nghiệp An Hưng Theo luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Quyền của thành viên hợp danh

Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty. Đàm phán và ký kết hợp đồng,với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.

Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty. Mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty. Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước để thực hiện công việc kinh doanh của công ty.

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. Không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó. Như vậy, ông Vinh được quyền góp vốn vào Doanh nghiệp An Hưng. Và cùng một lúc được đầu tư vốn vào các loại hình Doanh nghiệp khác nhau. Vì pháp luật không hạn chế thành viên của công ty hợp danh góp vốn vào công ty doanh nghiệp khác

Câu hỏi : Cổ đông trong công ty cổ phần muốn rút vốn của mình ra khỏi công ty để đầu tư vào lĩnh vực khác thì làm thế nào?

Tình huống : Ông An là cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần đầu tư xây dựng Cường Thịnh có 5 thành viên với số vốn điều lệ là 5 tỷ tương ứng với 500.000 cổ phần phổ thông. Trong đó ông An sở hữu 50.000 cổ phần(500 triệu). Sau khi công ty kinh Doanh được 2 năm thì ông An có nhu cầu rút số vốn của mình ra để đầu tư vào lĩnh vực kinh Doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sau sinh của vợ ông An.

Câu trả lời : Điều kiện cần thiết để cổ đông trong công ty cổ phần rút vốn của mình ra khỏi công ty :

Theo khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần ( chuyển nhượng cổ phần). Như vậy để rút vốn khỏi công ty, ông An phải đáp ứng được những điều kiện sau:

  • – Ông An phải là người sở hữu cổ phần của công ty đó
  • -Cổ phần mà ông An chuyển nhượng phải là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cổ tức
  • -Nếu ông An là cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
  • -Nếu là cổ đông phổ thông thì được phép tự do chuyển nhượng cho cổ đông khác hoặc người khác không phải cổ đông của công ty
  • -Trường hợp cổ đông ( ông An ) rút vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần ( theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo yêu cầu của công ty ) thì cổ đông phải đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  • Các hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần

  • 1. Chuyển nhượng cổ phần
  • -Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp, ông An có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ trường hợp quy định về cổ đông sáng lập hoặc Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
  • -Ông An thực hiện việc rút vốn một phần bằng cách chuyển nhượng một phần cổ phần hoặc rút vốn toàn bộ bằng cách chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác, đáp ứng điều kiện về cổ đông sáng lập hoặc cổ đông phổ thông.
  • -Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì các hạn chế về cổ đông sáng lập sẽ được hủy bỏ, ông An tự cho chuyển nhượng cho người khác hoặc cổ đông bất kì của công ty
  • 2. Công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
  • -Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2014 khi cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
  • – Công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của công ty
  • -Tại Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, công ty sẽ mua lại 30% tổng số cổ phần phổ thông, một phần hoặc toàn bộ số cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán
  • => Vì ông An có nhu cầu rút số vốn của mình ra để đầu tư vào lĩnh vực kinh Doanh dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sau sinh của vợ ông An nên không thể có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình, trừ khi biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty. Với hai hình thức rút trên, cổ đông chủ động trong việc rút vốn ra khỏi công ty vì đây là quyền lợi của cổ đông. Tuy nhiên, hình thức rút vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần của cổ đông theo yêu cầu của công ty là vì quyền lợi của công ty và khá bị động đối với cổ đông và trong trường hợp của ông An

    là không hợp pháp. Các thủ tục để cổ đông rút vốn khỏi cổ phần công ty

    Sau đây là những cách để ông An có thể làm thủ tục rút vốn của mình ra khỏi công ty.

  • -Thứ nhất, nếu ông An chuyển nhượng cổ phần cho người khác thì ông cần chuẩn bị hồ sơ sau đây:
  • Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng

    Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần

    Bản sao, chứng thực của cổ đông chuyển nhượng cổ phần và người được chuyển nhượng hoặc của người được ủy quyền bằng văn bản ủy quyền. Thứ hai, nếu công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của ông An

    Bước 1: Ông An phải gửi yêu cầu bằng văn bản tới công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết các vấn đề đã được quy định. Trong đó bao gồm:

    Nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông; Số lượng cổ phần từng loại; Giá dự định bán; Lý do yêu cầu công ty mua lại.

    Bước 2: Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của ông An quy định với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

    Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá

    Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

    Bước 3: Sau khi thanh toán xong số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

    Trường hợp chuyển nhượng cổ phần dẫn đến việc số lượng cổ đông bị giảm hơn mức tối thiểu: việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông làm số lượng cổ đông chỉ còn hai thành viên, khi đó doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH hai thành viên để tiếp tục hoạt động.

    => Nhưng đây là công ty có 5 thành viên nên việc chuyển nhượng cổ phần của ông An không gây ảnh hưởng gì.

    Thứ ba, nếu công ty mua lại cổ phần của ông An theo yêu cầu của công ty

    Bước 1: Quyết định mua lại của công ty phải được thông báo bằng phương thức đảm bảo đến tất cả các cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, trụ sở chính của công ty và:

    Tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại; Giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại; Thủ tục và thời hạn “thanh toán”; Thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

    Bước 2: Ông An đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo.

    Chào bán phải có: Họ, tên, địa chỉ thường trú;

    Số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;

    Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; Phương thức thanh toán;

    Chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ được mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.

    Bước 3: Sau khi thanh toán xong số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

    Trường hợp công ty mua lại cổ phần có thể làm giảm VỐN ĐIỀU LỆ trong công ty. Theo đó, công ty sẽ tiến hành đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan Nhà nước