lop 5 . Tiếng Việt bài 25A – Cảnh đẹp đất nước – Lưu trữ tạm thời – Nguyễn Thị Kim Yến – Thư viện Bài giảng điện tử

Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Thị Kim Yến
Ngày gửi: 19h:55′ 16-03-2022
Dung lượng: 10.5 MB
Số lượt tải: 27

Số lượt thích:

0 người

19h:55′ 16-03-202210.5 MB27

1
CHÀO MỪNG
CÁC EM ĐẾN VỚI
LỚP HỌC TRỰC TUYẾN!
Tiếng Việt
Bài 25A. CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
(Tiết 1+2)
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022
MỤC TIÊU
Đọc hiểu bài Phong cảnh đền Hùng.
– Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
HOẠT ĐỘNG
CƠ BẢN

1. Nói về cảnh đẹp đất nước
Cùng xem những bức tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước mà các bạn trong nhóm đã sưu tầm được. Nói về một cảnh đẹp mà em thích trong những bức tranh, ảnh đã xem.
6
Bãi biển Phú Quốc rất đẹp. Đường bờ biển trải dài, tọa lạc trên đó là những bãi biển xanh sạch đẹp với bãi tắm cát trắng, cát vàng dịu mịn, nước biển trong xanh màu ngọc bích, cảnh sắc thiên nhiên đẹp quyến rũ với những khu rừng nhiệt đới xanh mướt. Các bãi biển yên bình đẹp như tranh vẽ, nhưng không kém phần hoang sơ. Đây là điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
7
Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Hà Nội và được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Do nằm ở vị trí đắc địa, là nơi kết nối giữa khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can… với khu phố Tây là Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền, Hàng Khay… nên Hồ Hoàn Kiếm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Hà Nội.
2. NGHE THẦY CÔ (HOẶC BẠN) ĐỌC BÀI
“PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG”
(Theo Đoàn Minh Tuấn)

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Phong cảnh đền Hùng
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.
Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.
(Theo Đoàn Minh Tuấn)
– Đoạn 1: Từ đầu …. chính giữa.
– Đoạn 2: Lăng của các vua Hùng … xanh mát.
– Đoạn 3: Còn lại.
Bài văn
có mấy đoạn?
Đọc với giọng trang trọng, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của đền Hùng và cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ.
Đọc với giọng như thế nào ?
3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
14
– Đền Hùng: Đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
– Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam.
– Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thiếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí.
– Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng.
– Ngọc phả: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.
– Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.
– Chi: một nhánh trong dòng họ.
CỔNG ĐỀN HÙNG
ĐỀN THƯỢNG
ĐỀN TRUNG
ĐỀN HẠ
ĐỀN GIẾNG
Bức hoành phi
Ngã Ba Hạc
NGỌC PHẢ
Hoa hải đường
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối đến hết bài.
4. LUYỆN ĐỌC
5. Suy nghĩ, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
Bài văn viết về cảnh vật trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh có đền Hùng, nơi thờ các vua Hùng.
b. Tìm từ ngữ điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói về các vua Hùng.
Các vua Hùng là những người đầu tiên thành lập nước ………….. đóng đô ở thành Phong Châu, nay thuộc tính Phú Thọ, cách ngày nay khoảng …….. năm.
Văn Lang
Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.
4000
3. Những chi tiết, hình ảnh nào miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? Viết kết quả vào vở.
4. Bài văn gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đó là những truyền thuyết nào?
Nối câu hỏi ở cột A với câu trả lời ở cột B cho phù hợp:
Cảnh núi non Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Núi Ba Vì
NGÃ BA HẠC
31
Ngã Ba Hạc hay còn gọi là ngã ba sông Bạch Hạc, nơi gặp gỡ của 3 con sông hùng vĩ và thơ mộng của miền Bắc  là sông Hồng, sông Đà và sông Lô.
Từ hồi Lạc Long Quân lập nước, khi đó người đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra xa xuôi về phía nam thấy một vùng bãi bồi rộng lớn màu mỡ.
Ở đó cây cối tốt tươi, dưới sông cá tôm quần tụ, nhân dân trong vùng hiền hòa chất phác, đời sống ấm no bởi phù sa bồi lắng. Đất lành chim đậu, vùng này là nơi những đàn chim hạc trắng tìm về kiếm ăn, rất đông, tạo nên một quang cảnh hết sức sinh động, tươi đẹp.
Trong một lần Lạc Long Quân đến thị sát vùng hợp lưu của 3 con sông, nhìn thấy cảnh trời nước linh thiêng như ngưng tụ nơi này, thỉnh thoảng lại có những đàn chim trắng lớn bay lên, vô cùng thanh bình yên ấm. Người đã gọi vùng này là Bạch Hạc và cái tên cổ xưa đó được lưu truyền cho tận tới ngày nay, vẫn là nơi 3 con sông giao với nhau, cũng là nơi ngưng tụ khí thiêng của trời đất.
Núi Sóc Sơn
…Nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng.
Nỳi Súc Son
Mốc đá thề – gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương.
Mốc Đá Thề
ĐỀN TRUNG
Gợi nhớ truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày…
ĐỀN HẠ
Gợi nhớ đến truyền thuyết Sự tích trăm trứng.
Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn, về truyền thống của dân tộc.
6. Suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
Câu ca dao sau ý nói gì:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ Ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Câu ca dao nhắc nhở mỗi chúng ta dù đi đâu về đâu cũng phải nhớ về cội nguồn, dân tộc.
Cụ thể trong hai câu ca dao trên muốn nhắc nhở con cháu Việt Nam đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch phải nhớ đến ngày giỗ của các vua Hùng, người đã có công xây dựng nên đất nước Việt Nam này.
Theo truyền thuyết, vua Hùng Vương thứ 6 đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh vào ngày 10 tháng 3 âm lịch (năm 1632 trước Công Nguyên). Từ đấy, người Việt đã lấy ngày 10/3 làm ngày Giỗ Tổ.
Nhân dân khắp nơi về đền Hùng nhân dịp Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3.
Nội dung của bài muốn nói với em điều gì?
NỘI DUNG
Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
Các em tự nghe-ghi
nội dung của bài.
Qua bài học, bản thân em cần làm gì?
Qua bài đọc, chúng ta cần biết kính trọng, biết ơn các vua Hùng, chăm chỉ học tập rèn luyện tốt để góp phần xây dựng đất nước …
TIẾT HỌC
KẾT THÚC TẠI ĐÂY!
Tiếng Việt
Bài 25A.
CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
(Tiết 2)
Thứ Hai, ngày 7 tháng 3 năm 2022
MỤC TIÊU
– Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
HOẠT ĐỘNG
CƠ BẢN
52
7. Tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:
Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
(ĐOÀN MINH TUẤN)
a. Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đã dùng ở câu thứ nhất? Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái gì?
b. Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và cho biết: Sau khi thay từ, hai câu trên có còn gắn bó với nhau không? Vì sao?
c. Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
7. Tìm hiểu về cách liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ:
Đọc hai câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. (ĐOÀN MINH TUẤN)
a. Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đã dùng ở câu thứ nhất? Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái gì?

b. Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và cho biết: Sau khi thay từ, hai câu trên có còn gắn bó với nhau không? Vì sao?
Sau khi thay từ, hai câu trên không còn gắn bó với nhau. Mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau. Câu thứ nhất nói về đền Thượng, câu thứ hai nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp học.
c. Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
Việc lặp lại từ có tác dụng liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu. 
Từ lặp lại giúp ta biết hai câu cùng nói về cái đền.
Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải như thế nào với nhau?
Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau.
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể làm như thế nào?
Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
58
1. Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.
GHI NHỚ

Liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ là một dạng của phép lặp.
Phép lặp là một trong những kết hợp chính thức của liên kết câu, liên kết đoạn văn hay thường được gọi là lặp từ vựng. Nó được lặp lại ở câu sau từ trong câu trước để tạo sự liên kết, dùng để liên kết giữa các câu trong văn bản.

BẠN CẦN BIẾT
HOẠT ĐỘNG
THỰC HÀNH
1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau.
M: 1 – thuyền (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ )
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. (1) lưới mui bằng. (2) giã đôi mui cong. (3) khu Bốn buồm chữ nhật. (4) Vạn Ninh buồm cánh én. (5) nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. (6) Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá (7) khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con (8) mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con (9) tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. (Theo Thi Sảnh)
1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau.
M: 1 – thuyền (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ)

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. 
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
Các từ cần điền: 1 – thuyền ; 2- ….; 3-….
1. Chọn từ ngừ thích hợp điền vào ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với nhau.
M: 1 – thuyền (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ)
Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa. (1) Thuyền lưới mui bằng. (2) Thuyền giã đôi mui cong. (3) Thuyền khu Bốn buồm chữ nhật. (4) Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. (5) Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang. Người ta khiêng từng sọt cá nặng tươi roi rói lên chợ. 
(6) Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con (7) cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lôm đốm. Những con (8) cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trăng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con (9) tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
Thứ tự các từ cần điền: 1 – thuyền ; 2 – thuyền; 3 – thuyền ; 4 – thuyền; 5 – thuyền; 6 – chợ; 7 – cá song; 8 – cá chim; 9 – tôm.
65
TIẾT HỌC
KẾT THÚC TẠI ĐÂY!