Lời khuyên dành cho những cử nhân luật (mới ra trường)
Mình là Hằng, tốt nghiệp Chuyên ngành Luật Kinh doanh, hiện tại đang theo học khóa đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại HTVP và đang công tác tại 1 tổ chức kinh tế – xã hội.
Lí do mình viết bài này là mình thấy có nhiều bạn sv luật mới ra trường còn đang phân vân về các lựa chọn:
-
Học khóa đào tạo Luật sư/ Công chứng/ Khóa đào tạo 3 chung/1 Khóa học về pháp chế…
-
Làm trái ngành (HCNS/ NVKD/ ..)
-
Làm đúng ngành (Thực tập/ học việc tại VP luật/ Cty Luật mà k học thêm khóa học nào)
-
Thi công chức/ viên chức
Bài viết này dựa trên quá trình sau khi mình ra trường (có tham khảo thêm một số ý kiến và dựa trên thực tế công việc mà các anh/chị cùng lớp Luật sư của mình chia sẻ) sẽ giúp các bạn đánh giá được tọa độ của mình và lựa chọn cho mình hướng đi cho phù hợp.
Bài viết được nhiều người quan tâm:
I/ Học luật xong có nhất thiết là phải làm luật không?
– Mình nhớ câu nói của một chị tốt nghiệp cử nhân luật và có đi học thạc sĩ ở nước ngoài sau chị ấy quay về nước và làm mảng quản lý nhà hàng 1 thời gian cuối cùng chị ấy lại chọn quay lại học khóa Luật sư. C ấy nói “Học luật là 1 nghề danh giá, đừng để lãng phí bằng cử nhân luật của mình mà đi bán hàng online hay làm 1 cv khác chỉ để nuôi sống bản thân mình”
– Một câu nói khác của 1 chú từng là Phó Giám đốc của 1 chi nhánh Ngân hàng Agribank “Cháu nên nhận ra rằng, khi làm kinh doanh thì cháu có tính được mức độ thâm niên, kinh nghiệm của mình không, càng ngày thị trường càng thay đổi ai xác định thời gian hay năm kinh nghiệm cho cháu, còn làm luật thì cháu càng có nhiều năm kinh nghiệm thì người ta càng coi trọng cháu”
Hai quan điểm này dành cho các bạn có yêu thích luật và có đam mê đối với luật, những bạn học luật do bố mẹ định hướng hay do chọn bừa thì có thể đã có những lựa chọn rẽ ngang và đi theo sở thích của mình, các bạn hoàn toàn có thể cất bằng cử nhân luật đi và sống theo sở thích, đam mê của mình. Bằng cử nhân chỉ là một minh chứng chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học mà thôi.
Mình cũng có nhiều bạn học luật xong nhưng lại làm kinh doanh, làm hành chính nhân sự, làm giáo viên tiếng anh… các bạn ấy chia sẻ rằng nghề nào cũng là nghề, miễn cảm thấy có niềm vui và làm tốt cv là được. k quan trọng là học gì phải làm nấy.
Như vậy, việc có làm đúng ngành hay không dựa trên chính bản thân bạn muốn gì.
– Nếu bạn đã có niềm đam mê với 1 điều khác thì việc lựa chọn là ở bạn.
– Nếu bạn chưa thực sự xác định được sở thích hay mong muốn của mình thì hãy thử. Thử các công việc khác nhau: Telesale, NVKD, CSKH, HCNS, … rất nhiều công việc dành cho sv mới ra trường k cần kinh nghiệm, mức lương cũng đủ để trang trải cs. Kinh nghiệm của mình là trong vòng 11 tháng mình chuyển 6-7 công ty (không hề liên quan đến luật nhé)
Sau khi đã thử các công việc khác một thời gian, có bạn sẽ tìm được công việc yêu thích, hoặc khám phá được sở thích của bản thân, nói nôm na là tìm được cv phù hợp với khả năng. Các bạn có thể lựa chọn đây là cv gắn bó lâu dài với mình.
Nếu đã làm thử các công việc khác nhưng bạn vẫn luôn quan tâm đến luật, luôn nung nấu mong muốn làm đúng ngành thì đọc tiếp bài mình viết nhé.
=> Nếu đã xác định là mình sẽ cố gắng phấn đấu đi trên con đường pháp lý này thì bạn có thể lựa chọn các hướng sau:
1. Đối với những bạn ngay từ khi còn đang đi học đã thực tập tại các VP luật, CTy luật thì thật sự đáng mừng, chắc chắn các bạn được học hỏi rất nhiều và cũng có nhiều kiến thức thực tế, ra trường chỉ việc tiếp tục phát huy kiến thức/ kỹ năng đó thôi. Nếu muốn phát triển hơn nữa thì khi ra trường có thể đăng ký các khóa học như mình nói bên trên.
Lời khuyên đối với các em còn đang học tại trường -> nên đi thực tập
2. Đối với những bạn mà khi ra trường rồi vẫn chưa từng làm tại VP luật nào, làm trái ngành nhưng không ổn định,…
Chắc các bạn đang thất vọng về công việc, về thu nhập, lo lắng cho bố mẹ khi mình đã ra trường rồi vẫn còn mang tiếng ăn bám…nhưng mình khuyên các bạn là nên đi thực tập hoặc học việc tại 1 VP luật uy tín để học hỏi kinh nghiệm luôn mà đừng e ngại việc lương lậu.
Nên bỏ suy nghĩ ăn bám bố mẹ ạ. Vì mình từng chứng kiến nhiều trường hợp lấy vợ có con rồi, bố mẹ vẫn chu cấp tiền bạc, thực phẩm… các bạn vừa mới ra trường tất nhiên công việc chưa thể ổn định. Việc bố mẹ chu cấp cho các bạn phần nào là điều bình thường, không sao hết. Mặc dù ở các nước thì con đủ 18 tuổi đã phải tự lập và tự chi trả cho các chi phí, nhưng mình ở Việt Nam mà, không cần thiết phải quá nặng nề về lối suy nghĩ tự lập đó. Nếu bố mẹ chu cấp cho thì đừng ngại mà hãy đón nhận nó như hồi đi học, còn nếu điều kiện bố mẹ không chu cấp nữa thì nên tính bước khác nhé …
II. Nếu đã bỏ đi quan niệm ăn bám, gạt bỏ mong muốn kiếm được nhiều tiền (ngay sau khi ra trường) và quyết tâm theo nghề thì cần làm gì?
1. Thực tập/ học việc tại VP luật/ Công ty luật
– Trước đây mình từng thực tập tại 2 VP/Cty luật. 1 VP mình được học về mảng đăng ký kinh doanh và xử lý hồ sơ phát sinh của DN, 1 Cty nữa thì mình được học về mảng đất đai và viết bài SEO cho trang web của công ty.
Xem thêm:
Tuy thời gian học việc ngắn nhưng mình nhận được nhiều kiến thức/ kỹ năng:
+ Tra cứu VBPL (cái này tưởng dễ nhưng không hề dễ chút nào, làm 1 tg mới biết chút chút về tìm kiếm và tra cứu, phân tích luật… Nếu VP luật có TK trên thư viện pháp luật thì tra cứu các VB liên quan hướng dẫn rất dễ dàng, còn nếu k có các bạn có thể tra trên google hoặc tra trên trang web cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL.
Như link dưới đây mình có tra Luật Doanh nghiệp năm 2014, sẽ có hiển thị các VB đi cùng, kèm theo hiệu lực, nếu hết hiệu lực sẽ có dòng chữ màu đỏ để các bạn nhận biết nhé. ( http://vbpl.vn/pages/vbpq-timkiem.aspx…)
+ Viết bài về hỏi đáp PL
Cái này cũng học được nhiều kiến thức nhé, giúp các bạn nhìn nhận và đánh giá được vấn đề pháp lý và tìm hướng giải quyết.
Kỹ năng SEO bài viết cũng là 1 kỹ năng khá đắt khi mình làm tại công ty luật…
+ Kỹ năng tiếp xúc công việc thực tế
– Làm hồ sơ đăng ký kinh doanh
– Hồ sơ chuyển nhượng vốn
– Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm kinh doanh…
Mình thích doanh nghiệp nên mình thấy làm về mảng này khá thú vị, và quan trọng là sau này các bạn có thể làm việc này với tư cách cá nhân nhận hồ sơ thêm bên ngoài ngay cả khi bạn chưa có lương ở VP luật (bạn mình đang làm 700k 1 hồ sơ đăng ký DN đăng ký qua mạng như hiện tại khá thuận lợi cho các bạn hạn chế về phương tiện đi lại ạ)
Mảng sở hữu trí tuệ cũng là 1 mảng hay và có thể làm thêm bên ngoài ạ, các bạn có thể học hỏi và tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu về mảng mình thích.
Như vậy các bạn có thể hi sinh thời gian đầu đi thực tập học việc để lấy kiến thức/ kinh nghiệm/… và dựa vào đó kiếm được khoản thu nhập riêng cho mình.
*** Tuy nhiên trên thực tế có những yêu cầu đối với lựa chọn này:
1. Có phương tiện đi lại
2. Có máy tính laphương tiệnop
(Thời gian đầu có thể k có lương nên các bạn cần chuẩn bị sẵn 1 nguồn tài chính ổn định nhé)
Nếu không có phương tiện đi lại: bản thân mình cũng đi xe bus ạ, tuy có hơi bất tiện nhưng k có thì chịu thôi, đợi 1 tg có tiền thì sắm 1 cái cũ đi tạm vì có xe sẽ làm được nhiều việc hơn, và các bạn nên chọn VP nào tuyển dụng tư vấn viên/ chuyên viên tư vấn luật ngồi 1 chỗ không yêu cầu phương tiện…
Nếu không đủ tiền chi trả cho sinh hoạt thì các bạn/ anh chị của mình đi dạy thêm buổi tối để kiếm tiền chi trả… một số bạn chọn bán hàng online… rất nhiều cv ngày nay các bạn có thể kiếm thêm mặc dù chỉ là tạm thời nhưng luôn nghĩ đến mục tiêu lâu dài để phấn đấu.
2. Vừa đi làm vừa đi học
Đây là một quá trình giống như nâng cấp bản thân vậy.
Chắc chắn các bạn từng chơi nhiều game, và trong game thường có các level của nhân vật, càng lên cao thì nhân vật đó càng có sức mạnh, năng lực hơn.
Đối với bản thân mình, mình nâng cấp bằng 3 phương tiện:
1. Học khóa đào tạo nghiệp vụ luật sư
2. Học tiếng anh
3. Học thêm kiến thức chuyên sâu về mảng luật doanh nghiệp
* Đối với phương tiện thứ 1, các bạn có thể lựa chọn khóa học khác cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại cũng như thời gian đáp ứng cho khóa học đó.
– Khóa học Đào tạo nghiệp vụ luật sư học vào thứ 7, chủ nhật hoặc học vào các buổi tối trong tuần mình học thứ 7, cn vì các buổi tối sẽ học từ 18h-22h nên về rất muộn, k có sức cho ngày làm việc tiếp theo. Chi phí cả khóa học là hơn 15 triệu, chia làm 2 đợt, đợt đầu đóng 8 triệu, đợt 2 là 7tr, (kinh phí cũng k phải là nhỏ ạ)
Ngoài ra thì còn khóa đào tạo các chức danh khác các bạn có thể tham khảo (review về khóa luật sư hình như có sư huynh nào đó viết rồi, nhưng nếu các bạn quan tâm m sẽ viết 1 bài riêng)
– Nếu k đủ chi phí thì các bạn có thể lựa chọn học khóa học ngắn về Pháp chế, khóa học này có tổ chức ngay tại công ty/ doanh nghiệp (mình có nghe nói chứ chưa thực sự có nhiều am hiểu về các khóa học kiểu này) mong rằng tiền bối nào có kinh nghiệm cmt bên dưới nhé.
* Đối với học tiếng anh
Cái này là vấn đề muôn thủa rồi ạ
Mình không có thời gian và tiền đi học nên mình tự học Toeic ở nhà.
Ngoài ra, trên trang web thư viện pháp luật hiện nay có 1 mục này rất hay ạ. Link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban-trai-nghiem/Quyen-dan-su/Luat-Hon-nhan-va-gia-dinh-2014-238640.aspx các bạn vào mục vb song ngữ bên phía tay trái màn hình để xem vbpl song ngữ và học hỏi thêm từ mới về chuyên ngành luật.
Hiện nay mình thấy có Luật DN, Luật LĐ, Luật xử lý vi phạm hành chính… (k cần đăng nhập tài khoản basic nhé)
* Phương tiện thứ 3.
Học hỏi thêm kiến thức này thì có nhiều cách ạ:
– Học từ chính công việc hiện tại
– Học từ bạn bè
– Học hỏi trên diễn đàn cũng là 1 cách
– Đăng bài viết trên trang cá nhân/ Tự tạo cho mình 1 fanpage riêng và đăng các bài do chính mình viết sau 1 tg so sánh sự hoàn thiện của bản thân nhé.
– Mua sách chuyên khảo…Mình không có nhiều tiền mua sách nên mình mượn sách để photo hoặc đọc trên file PDF,…
Các bạn thích quyển nào có thể ra hiệu sách mua hoặc mua ở Học viên tư pháp ạ, rất nhiều sách hay, nếu k có thì có thể đăng lên diễn đàn để các tiền bối share ạ!
*To be continued*
>>> Xem thêm: Này Sinh viên Luật – Hãy ra dáng một người trưởng thành
Nguồn: Nguyễn Thị Hằng (fb.com/nguyenthi.hang.501598)
(Bài viết được chia sẻ trên Diễn đàn những người hành nghề luật)
5/5 – (9544 bình chọn)