Lợi ích của tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm 2020 mới nhất
Lợi ích của tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm 2020
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe…lợi ích của tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm..
Tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu hỏi của bạn về tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi về tập huấn kiến thức về an vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
1. Cơ sở pháp lý về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
2. Nội dung tư vấn về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn liên quan đến nòi giống, văn hóa, xã hội, phát triển du lịch,…Do đó, để đảm bảo lợi ích trong kinh doanh thực phẩm cũng như sức khỏe cộng đồng thì tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất, chế biến, chủ sơ sở kinh doanh là bắt buộc.
2.1. Lợi ích của tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Dưới đây là một số lợi ích khi tham gia tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:
-
Trang bị kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Hiểu được các biện pháp đảm bảo
-
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về điều kiện VSATTP từ đó tránh vi phạm quy định VSATTP;
-
Thay đổi được hành vi của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm như: rửa tay, che đậy, bao gói thực phẩm, bảo quản, lưu giữ thực phẩm….
-
Góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
-
Được cấp giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Trước tầm quan trọng của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng, lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm. Theo đó, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân người tham gia cũng như lợi ích đối với doanh nghiệp
2.2. Hồ sơ xin giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
Xuất phát từ lợi ích và tầm quan trọng của việc tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm nên luật an toàn thực phẩm 2010 quy định hồ sơ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe và bản sao công chứng giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Theo điều 10 thông tư 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNN-BCT quy định về hồ sơ xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
Điều 10. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp. Bộ hồ sơ bao gồm:
1. Đối với tổ chức:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
d) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Đối với cá nhân:
a) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân; c) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận.
Như vậy, sau khi đã đã được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và được kiểm tra đánh giá theo bộ câu hỏi của bộ y tế. Nếu đạt yêu cầu và hồ sơ đầy đủ hợp lệ sẽ được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Kết luận: Kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm là loại hình kinh doanh có điều kiện vì thực phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Vì vậy, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Văn Chung
vote