Liệu các trào lưu sức khỏe trên TikTok có an toàn? – WATSUP

Những xu hướng nào bạn nên và không nên làm theo?

Ngày nay, chỉ cần truy cập vào TikTok là người dùng có thể tìm thấy hàng loạt những video chia sẽ thú vị từ vũ đạo, công thức nấu ăn đến cách chăm sóc mèo,… và những mẹo về sức khỏe không phải là ngoại lệ. Hằng tuần, bạn lại thấy những người sáng tạo nội dung chia sẻ những mẹo để cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn và những đoạn video ngắn này thường sẽ tạo nên làn sóng trên ứng dụng mạng xã hội, được vô số người làm theo.

Dù các mẹo sức khỏe ở TikTok thực sự nhận được nhiều sự ủng hộ của đa số người dùng, tuy nhiên một số mẹo lại không thực sự an toàn và thậm chí là vô cùng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trào lưu nguy hiểm đó cũng như một số trào lưu được chứng minh là an toàn và bạn có thể thực hiện chúng.

1. Mật ong đông lạnh (frozen honey)

Bạn là một người hảo ngọt? Có lẽ bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại trào lưu “mật ong đông lạnh” đang thịnh hành trên TikTok.

Bạn là một người hảo ngọt? Có lẽ bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại trào lưu “mật ong đông lạnh” đang thịnh hành trên TikTok. Trào lưu này mách người dùng chỉ cần cho mật ong vào tủ lạnh, vừa đủ thời gian để mật ong vẫn còn mềm sau đó bóp nhẹ khuôn để mật ong chảy ra và thưởng thức.

Khi dùng một lượng vừa phải, mật ong rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, giảm huyết áp và gây khó chịu cho dạ dày của bạn. Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Albert Rubio-Tapia, nếu bạn bị dị ứng với đường fructose (hoặc nhiều người còn không biết mình có bị dị ứng không), cơn đau bụng của bạn còn có thể tồi tệ hơn.

Kết luận: Bạn không nên áp dụng công thức này mà thay vào đó bạn nên áp dụng mật ong vào bữa ăn hằng ngày theo một phương pháp lành mạnh hơn. Còn nếu bạn đơn giản là muốn ăn một món tráng miệng mát lạnh, kem đá vị mâm xôi và chanh sẽ là một lựa chọn tốt hơn.

2. Chăm sóc tóc bằng nước vo gạo

Dùng nước vo gạo dưỡng tóc là một trend an toàn của TikTok.

Đã có rất nhiều nhãn hàng chăm sóc tóc khẳng định rằng sản phẩm của họ có thể làm cho mái tóc của bạn trở nên suôn mượt và óng ả. Tuy nhiên, liệu một cốc nước vo gạo có thể thay thế, thậm chí là làm tốt hơn những sản phẩm đó hay không, khi mà các tín đồ làm đẹp trên Tiktok không ngừng dành những lời có cánh cho “sản phẩm” dưỡng tóc tự nhiên này?

Theo như bác sĩ da liễu Shilpi Khetarpal, nước vo gạo là phần nước tinh bột còn sót lại sau khi nấu hoặc ngâm ngạo trong một khoảng thời gian. Trong nước vo gạo có chứa inositol – một chất được cho là giúp làm trẻ hóa tóc, giúp tóc mềm mượt và thúc đẩy tóc của bạn mọc nhanh hơn.

Kết luận: Sử dụng nước vo gạo để chăm sóc tóc sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, trừ khi bạn đang mắc chứng viêm da đầu. Vì thế, nếu có cơ hội, bạn hoàn toàn có thể thử áp dụng phương pháp này vào quá trình chăm sóc tóc của mình nhé!

3. Nước diệp lục

Trong thời gian gần đây, mọi người trên TikTok liên tục truyền tai nhau về những lợi ích tiềm năng của nước diệp lục.

Trong thời gian gần đây, mọi người trên TikTok liên tục truyền tai nhau về những lợi ích tiềm năng của nước diệp lục. Đây là một loại dung dịch được tạo ra từ diệp lục – sắc tố màu xanh lá đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của thực vật.

Tuy nhiên, liệu chất diệp lục có thực sự cải thiện được sức khỏe của bạn?

Một nghiên cứu cho thấy rằng trong nước diệp lục vẫn chứa những thành phần giúp chống oxy hóa, chống viêm. Thế nhưng, đây không phải là “phương thuốc” có thể chữa được bách bệnh.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Beth Czerwony, cơ thể của chúng ta không thực sự cần chất diệp lục, tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng chúng, hãy đảm bảo một liều lượng hợp lí (khoảng 100 – 300 mg mỗi ngày).

Kết luận: Thỉnh thoảng bạn có thể sử dụng nước diệp lục, nhưng hãy chú ý liều lượng bởi chúng có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa nếu như sử dụng không đúng cách. Bên cạnh đó, khi đang sử dụng nước diệp lục, bạn nên tránh ánh nắng bởi chất diệp lục có thể làm bạn dễ dàng bị cháy nắng.

4. #WhatIEatInaDay (Hôm nay ăn gì)

Một trong những trào lưu phổ biến và lâu đời nhất trên TikTok chính là những video mà người dùng TikTok, đặc biệt là những cô gái trẻ, chia sẻ về thói quen ăn uống hằng ngày của họ.

Một trong những trào lưu phổ biến và lâu đời nhất trên TikTok chính là những video mà người dùng TikTok, đặc biệt là những cô gái trẻ, chia sẻ về thói quen ăn uống hằng ngày của họ. Các video trông có vẻ vô hại, nhưng thực chất chúng có thể khiến người xem bị rối loạn ăn uống.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Czerwoney, xem những video cùng chủ đề có thể khiến bạn có xu hướng so sánh bản thân với video đó và khiến bạn cảm thất tồi tệ. Từ đó, bạn sẽ nghĩ rằng việc ăn ít hơn sẽ có lợi cho cơ thể của mình. Tuy nhiên, sự thật là mỗi cơ thể sẽ có nhu cầu calories khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, cường độ hoạt động,… Do vậy, những chế độ ăn phù hợp với người khác không có nghĩa là sẽ tốt cho cơ thể của bạn.

Kết luận: Đừng để bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của người khác. Một chế độ ăn tốt là một chế độ phù hợp với bản thân bạn và đáp ứng đủ lượng calories mà cơ thể bạn cần.

5. Thử thách Benadryl®

Một thử thách nguy hiểm trên TikTok được gọi là “Thử thách Benadryl”, thách thức người xem sử dụng liều lượng lớn thuốc kháng sinh Diphenhydramine (hay còn gọi là Benadryl) để có thể trải nghiệm ảo giác và trạng thái tâm thần biến đổi (altered mental state).

Một thử thách nguy hiểm trên TikTok được gọi là “Thử thách Benadryl”, thách thức người xem sử dụng liều lượng lớn thuốc kháng sinh Diphenhydramine (hay còn gọi là Benadryl) để có thể trải nghiệm ảo giác và trạng thái tâm thần biến đổi (altered mental state).

Việc sử dụng bất kì loại thuốc nào với một liều lượng lớn luôn luôn có hại, và Benadryl cũng không ngoại lệ. Thực chất, Benadryl được sử dụng để điều trị dị ứng theo mùa và giảm ngứa. Tuy nhiên theo chuyên gia y dược Purva Grover, nếu dùng quá liều, loại thuốc kháng sinh này có thể gây ra vô số các phản ứng phụ nguy hiểm và dẫn đến tổn thương não, thậm chí là tử vong.

Kết luận: “Trào lưu” này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Vì thế, bạn không nên thử hay lan truyền chúng.

6. Ngũ cốc thiên nhiên

Công thức món ăn làm mưa làm gió trên TikTok này về cơ bản chính là món salad trái cây cho bữa sáng của bạn - một món ăn luôn tốt cho sức khỏe.

Công thức món ăn làm mưa làm gió trên TikTok này về cơ bản chính là món salad trái cây cho bữa sáng của bạn – một món ăn luôn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người sử dụng TikTok đã khéo léo biến tấu công thức ban đầu bằng các cho thêm nước dừa vào hỗn hợp trái cây, sau đó ăn bằng thìa hệt như là chúng là một món ngũ cốc.

Qủa mâm xôi, lựu và việt quất là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe của bạn bởi chúng có lượng đường thấp hơn những loại trái cây khác. Bên cạnh đó, nước dừa mặc dù có nhiều đường, nhưng chúng lại chứa hàm lượng cao chất điện giải và kali.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Kate Patton, nước dừa là một loại nước hoàn toàn có thể thay thế cho nước lọc thông thường, tuy nhiên bạn cần lựa chọn loại tự nhiên để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể.

Kết luận: Ăn vô tư đi nha! Còn nếu bạn mong muốn một bữa ăn no nê hơn nhưng vẫn tốt cho sức khỏe, hãy thử công thức ngũ cốc tự nhiên với những trái việt quất mọng nước và nước dừa.

7. Lấy ráy tai bằng oxi già

Những người sử dụng TikTok cho rằng khi nhỏ oxi già vào lỗ tai có thể giúp bạn loại bỏ ráy tai. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự an toàn?

Những người sử dụng TikTok cho rằng khi nhỏ oxi già vào lỗ tai có thể giúp bạn loại bỏ ráy tai. Tuy nhiên, phương pháp này có thật sự an toàn?

Chuyên gia tai mũi họng Nguyễn Huỳnh Anh chia sẻ rằng oxi già có thể giúp ráy tai rã ra, tuy nhiên chúng cũng có thể gây kích ứng cho tai của bạn. Bên cạnh đó, sự thật là hầu hết mọi người không cần phải làm sạch ráy tai của họ, bởi chúng có thể tự rơi ra khỏi tai của bạn. Quan trọng hơn là chúng có thể giúp bảo vệ màng nhĩ của chúng ta.

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong khi nghe, có thể ráy tai của bạn tích tụ quá nhiều. Lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ loại bỏ chúng.

Kết luận: Không nên nhỏ oxi già đậm đặc vào tai, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn có thể dùng chúng để vệ sinh sơ bộ bên ngoài lỗ tai. Nếu ráy tai của bạn tích tụ quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự trợ giúp.

8. Tạo khối bằng kem chống nắng

Một số người dùng TikTok lấy ánh nắng làm cơ sở để tạo nên góc cạnh cho gương mặt, thay vì sử dụng các sản phẩm tạo khối.

Một số người dùng TikTok lấy ánh nắng làm cơ sở để tạo nên góc cạnh cho gương mặt, thay vì sử dụng các sản phẩm tạo khối. Họ chỉ sử dụng kem chống nắng lên một số vùng nhất định trên khuôn mặt, sau đó để ánh nắng làm sạm màu (sự thật là tổn thương) những vùng còn lại. Từ đó, họ sẽ không cần phải dành thời gian hằng ngày để tạo khối cho gương mặt.

Tuy nhiên, tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng có thể gây nên lão hóa và thậm chí là ung thư da. Kem chống nắng là một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UV. Vì thế, theo dược sĩ Melissa Piliang, bạn nên sử dụng kem chống nắng lên toàn bộ những vùng trên cơ thể và mặt của bạn mà có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Kết luận: Bạn có thể mất thêm một chút thời gian hằng ngày cho việc tạo khối cho gương mặt. Tuy vậy, hãy cố gắng sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho việc tạo khối và luôn sử dụng kem chống nắng cho toàn gương mặt của bạn.

9. Tự làm trắng răng tại nhà

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dành cho việc làm trắng răng tại nhà an toàn, hiệu quả và có chứa oxy già. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sử dụng oxy già đậm đặc lên răng của bạn là an toàn, như một số Tiktoker đang làm.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm dành cho việc làm trắng răng tại nhà an toàn, hiệu quả và có chứa oxy già. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sử dụng oxy già đậm đặc lên răng của bạn là an toàn, như một số Tiktoker đang làm.

Mặc dù Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đã phê duyệt độ an toàn của một số sản phẩm có thành phần là oxy già, tuy nhiên từ khóa “an toàn” chỉ được phê duyệt với liều lượng oxy già chứ không phải là nồng độ của chúng. Theo y sĩ nha khoa Anne Clemons, việc đưa bất kỳ chất bào mòn nào, kể cả oxy già đậm đặc trực tiếp lên răng đều có thể gây ra tổn thương nghiệm trọng.

Kết luận: Có một số cách làm trắng răng hữu hiệu mà an toàn bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà, tuy nhiên sử dụng oxy già đậm đặc không phải là một trong số đó. Nếu bạn lo lắng răng bị ố vàng, hãy tìm đến nha sĩ để có được sự tư vấn và giúp đỡ phù hợp.

10. Cho tép tỏi vào lỗ mũi

Theo một số người dùng TikTok, đặt một tép tỏi sống vào mũi có thể giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi của bạn.

Theo một số người dùng TikTok, đặt một tép tỏi sống vào mũi có thể giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi của bạn. Hiện nay có rất nhiều đoạn clip được lan truyền rộng rãi trên nền tảng này cho thấy rằng chất nhầy sẽ chảy ra sau khi rút tép tỏi ra khỏi mũi.

Tuy nhiên, điều này không thật sự đúng. Việc cho tỏi sống vào mũi khiến cơ thể nhanh chóng sản sinh ra chất nhầy để đẩy tép tỏi ra ngoài, các chất nhầy này sẽ dần trở nên vón cục và không thể thoát ra do mũi lúc này đang bị bịt kín. Bên cạnh đó. Trong tỏi còn chứa các chất hóa học dễ gây dị ứng, viêm da và làm trầm trọng hơn tình trạng nghẹt mũi.

Kết luận: Theo chuyên gia dinh dưỡng Laura Jeffers, tỏi có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu bạn bị cảm lạnh hãy kiên trì điều trị theo cách truyền thống: dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nghỉ ngơi và uống nhiều nước.

11. Chườm nước đá lên mặt

Việc chườm nước đá không chỉ để làm giảm quầng thâm mắt và sưng trên đầu, mà ngày nay các người dùng TikTok còn áp dụng phương pháp này để làm giảm tình trạng sưng mặt.

Việc chườm nước đá không chỉ để làm giảm quầng thâm mắt và sưng trên đầu, mà ngày nay các người dùng TikTok còn áp dụng phương pháp này để làm giảm tình trạng sưng mặt.

Chuyên gia thẩm mỹ Lori Scarso cho biết độ lạnh của đá sẽ giúp loại bỏ những chất lỏng dư thừa khỏi hệ thống bạch huyết và từ đó làm giảm sưng húp. Bên cạnh đó, chườm đá cũng làm giảm bọng mắt và làm sáng da. Nhìn chung, đây là một phương pháp dễ dàng, lại còn tiết kiệm.

Kết luận: Chườm đá lạnh lên mặt là một mẹo làm đẹp tự nhiên khá hữu hiệu và an toàn. Tuy vậy, phương pháp này lại không thể khắc phục các vấn đề như mụn trứng cá, quầng thâm do di truyền, nếp nhăn hoặc một số vấn đề nghiêm trọng khác.

12. Kết hợp bột protein và cà phê

Gần đây, nhiều người dùng TikTok bắt đầu kết hợp bột protein và cà phê với nhau để tạo thành món “Proffee” (Protein + Coffee).

Gần đây, nhiều người dùng TikTok bắt đầu kết hợp bột protein và cà phê với nhau để tạo thành món “Proffee” (Protein + Coffee). Loại thức uống này thường được dùng vào đầu ngày hoặc trước những buổi tập thể dục để tăng cường năng lượng.

Bột protein khi dùng vào buổi sáng sẽ giúp bạn ít bị đói, từ đó giúp việc kiểm soát cơ nặng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, theo chuyên gia dinh dưỡng Kate Patton, protein cũng giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường tốc độ đốt cháy calo.

Kết luận: Bạn chỉ cần lưu ý không dùng quá liều lượng, còn lại proffee là một loại thức uống an toàn. Để tối ưu hiệu quả, hãy chọn những loại bột protein chất lượng cao nhé.

13. Loại bỏ kí sinh trùng bằng hạt đu đủ

Theo những người sử dụng TikTok, việc nuốt loại hạt có vị đắng nghét này sẽ giúp ‘tống cổ’ giun đũa ra khỏi đường ruột của bạn.

Liệu hạt đu đủ có phải là phương pháp hữu hiệu để loại bỏ kí sinh trùng trong đường ruột? Theo những người sử dụng TikTok, việc nuốt loại hạt có vị đắng nghét này sẽ giúp ‘tống cổ’ giun đũa ra khỏi đường ruột của bạn.

Thật ra, điều này không hoàn toàn sai. Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Christine Lee, hiện nay đã có vài nghiên cứu cho thấy rằng hạt trái cây có thể giúp chống lại kí sinh trùng trong cơ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn. Bên cạnh đó, một lượng nhỏ chất xyanua trong hạt đu đủ có thể nguy hiểm cho sức khoẻ.

Kết luận: Nếu bạn nghĩ rằng cơ thể mình có giun hay bất kì loại kí sinh trùng nào khác, đừng cố gắng tự chữa tại nhà mà hãy tìm đến bác sĩ.

14. Giảm cân bằng hạt Chia

Một số người dùng TikTok đã sử dụng hạt chia cùng với nước để kiểm soát cơn đói của họ.

Một số người dùng TikTok đã sử dụng hạt chia cùng với nước để kiểm soát cơn đói của họ. Theo chuyên gia Czerwony, hạt chia tăng gấp 12 lần trọng lượng ban đầu của chúng khi được tiếp xúc với nước. Loại hạt này sẽ nở to ra và chiếm nhiều không gian bên trong dạ dày của bạn. Do đó, chúng có thể khiến bạn không cảm thấy đói và giúp bạn giảm cân một cách khá hiệu quả.

Kết luận: Một ly nước cùng hạt chia sẽ không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên việc uống hạt chia không thể thay thế cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, bạn chỉ nên xem đây là một mẹo hữu ích và thỉnh thoảng sử dụng chúng thôi.

15. Ăn bột sống trước khi tập Gym

Theo như các nhà nghiên cứu, trào lưu ăn bột sống đã được chứng minh gây hại đến sức khỏe. Chúng có thể gây ra tình trạng nghẹn, nghẹt thở, suy hô hấp, tim mạch hoặc tệ nhất là tử vong.

Nếu bạn thường bắt đầu buổi tập thể dục bằng một muỗng bột sống, thì đây là lúc bạn nên suy nghĩ lại về thói quen đó của mình. Trào lưu ăn sống thực phẩm bổ sung dạng bột trước khi tập Gym mà không pha loãng với nước (Dry Scooping) là một trong những thử thách khó hiểu trên TikTok.

Theo như các nhà nghiên cứu, trào lưu ăn bột sống đã được chứng minh gây hại đến sức khỏe. Chúng có thể gây ra tình trạng nghẹn, nghẹt thở, suy hô hấp, tim mạch hoặc tệ nhất là tử vong.

Kết luận: Tuyệt đối đừng thử trải nghiệm trào lưu này. Hãy sử dụng bột protein và các thực phẩm bổ sung theo như hướng dẫn sử dụng: pha loãng với nước.

16. Tăng hệ miễn dịch bằng giấm táo cay

Một số kênh TikTok về sức khỏe cho rằng giấm táo cay (fire cider) - một hỗn hợp gồm các loại rau, thảo mộc và các loại gia vị khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả.

Một số kênh TikTok về sức khỏe cho rằng giấm táo cay (fire cider) – một hỗn hợp gồm các loại rau, thảo mộc và các loại gia vị khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho những công dụng này và theo chuyên gia Czerwony, chúng thậm chí còn có những tác động tiêu cực lên sức khỏe của người dùng.

Kết luận: Hãy quên giấm táo cay đi! Có rất nhiều cách khác để tăng cường hệ miễn dịch  và giúp bạn khỏe mạnh trong suốt những ngày giá lạnh.

17. Giảm cân bằng cà phê chanh

Những người sử dụng TikTok cho rằng hỗn hợp thức uống này sẽ giúp bạn giảm cân một cách thần kì mà không cần phải thực hiện thêm bất kì bài tập nào khác.

Thêm nước cốt chanh vào tách cà phê và uống mỗi ngày được nhiều người xem như một phương pháp giảm cân hữu hiệu. Những người sử dụng TikTok cho rằng hỗn hợp thức uống này sẽ giúp bạn giảm cân một cách thần kì mà không cần phải thực hiện thêm bất kì bài tập nào khác. Tuy nhiên, công thức này không hề hiệu quả bởi chanh và cà phê đều không có chức năng đốt cháy chất béo như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Kết luận: Bạn không cần phải làm theo công thức này, bởi đơn giản là chúng không hề hiệu quả!

18. Hội chứng kéo chất nhầy khỏi mắt (Mucus fishing syndrome)

Những đoạn clip quay cảnh mọi người dùng ngón tay hoặc tăm bông để lấy các dây nhầy ra khỏi mắt dường như luôn có một sức hút khó tả với hầu hết chúng ta. Tuy nhiên, hành động này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bởi dù đã loại bỏ chất nhầy ra khỏi mắt, nhưng chúng sẽ xuất hiện trở lại và với một lượng nhiều hơn lần trước, theo như bác sĩ nhãn khoa Rony Sayegh.

Kết luận: Khi kéo chất nhầy ra khỏi mắt, mắt của bạn sẽ bị kích thích từ đó tiết nhiều chất nhờn hơn để tự bảo vệ. Do đó, hãy dừng việc lấy chất nhầy ra khỏi mắt bởi chúng sẽ trở thành một chu kì kéo dài và sẽ không kết thúc.

Hãy cân nhắc trước khi thực hiện các trào lưu sức khỏe trên TikTok

Tuy chúng ta không thể dự đoán được mẹo sức khỏe nào sẽ trở nên phổ biến tiếp theo, nhưng có một điều luôn chắc chắn rằng chúng không thể nào thay thế cho sự tư vấn của các chuyên gia y tế.

Nếu có bất kì xu hướng sức khỏe nào trên TikTok mà bạn quan tâm, hãy cân nhắc và tìm đến lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe trước khi quyết định thực hiện chúng.

Lưu ý:
Những nội dung đăng tải trên Watsup đều mang mục đích hỗ trợ độc giả. Vui lòng xem kỹ ngày của lần nội dung cập nhật gần nhất (nếu có) đồng thời không dùng những thông tin này để thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn.