Lịch sử cây cà phê và cuộc du nhập vào Việt Nam

Cà phê hay “Café” trong tiếng Pháp và “Coffee” trong tiếng Anh, danh từ phổ biến toàn địa cầu này có cách đây hàng nghìn năm khi một người du mục ở làng Capfa, gần thủ đô Ethiopia đã ngẫu nhiên phát hiện hương vị tuyệt vời của một loại cây lạ làm cho con người thấy sảng khoái và tỉnh táo lạ thường. Từ đó trái cây này trở thành đồ uống của mọi người và lấy tên làng Capfa nơi phát hiện ra cây này làm tên đặt cho cây.

Lịch sử cây cà phê bắt đầu từ những con… Dê

lich-su-tim-ra-ca-phe-va-nhung-con-de-primecoffee

Lịch sử cây cà phê gắn liền với những con dê

Nguồn gốc và lịch sử cà phê bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 (hoặc thế kỷ thứ 9 theo một số tài liệu khác nhau) và hầu hết đều xoay quanh câu chuyện về sự tình cờ phát hiện bởi những con dê thuộc vùng Capfa (thuộc Ethiopia ngày nay).

Anh chàng chăn dê tên là Kaldi phát hiện ra các con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ, đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Câu chuyện được kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi người chăn dê ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.

Xem thêm các Truyền thuyết về Cafe từ Wikipedia

Cuộc viễn chinh của cà phê

Bằng chứng đáng tin cậy nhất của việc uống cà phê hoặc kiến ​​thức về cây cà phê xuất hiện vào giữa thế kỷ 15, trong các tu viện Sufi của Yemen (Ả rập). Những nhà buôn đả mang cây cà phê Arabica khởi nguồn từ Ethiopia đến thành phố cảng Mocha (tức thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay). Từ Yemen cà phê đả tỏa đi Ấn Độ, Ý, sau đó đến Châu Âu, Indonesia và châu Mỹ

nguon-goc-lich-su-ca-phe-arabica-primecoffee

Nguồn gốc lịch sử cà phê Arabica – Trích Film about Coffee

Hà Lan và Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử trồng cà phê. Vào đầu thế kỷ 17, một thương gia người Hà Lan đã mang về một số cây cà phê từ Yemen. Hững cây cà phê Arabica được trồng và phát triển trong các nhà kính của vườn thực vật Amsterdam. Người Hà Lan sau đó đả mang cây cà phê của họ đến các thuộc địa Hà Lan khu vực Đông Ấn – Indonesia ngày nay. Bước đi thành công và có tính bước ngoặt này đả đáp ứng nhu cầu của châu Âu bằng loại cà phê Java vào năm 1719 và ảnh hưởng to lớn đến sản xuất cà phê toàn cầu.

Lịch sử cây cà phê ở Việt Nam.

Ở Viêt Nam cây cà phê có một chặng đường lịch sử lâu dài cùng những biến động thăng trầm của đất nước. Từ thời kì thực dân pháp đô hộ nước ta đến nay cà phê đã là biểu tượng tự hào của những người làm nông nghiệp Việt Nam, trở thành loại hạt có giá trị xuất khẩu cao nhất nước, bên cạnh các loại nông sản khác như lúa, tiêu, điều..

Khởi đầu bước ngoặt trong lịch sử cây cà phê tại Việt Nam là từ những năm 1857 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông. Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Tây Bắc, Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắc, Lâm Đồng.

Đến năm 1930 chúng ta đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến những năm 1960-1970 nước ta đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ở các tỉnh phía Bắc như vùng Sơn La – Tây Bắc. Đặc biệt ở trong khoảng thời gian này thì vào năm 1964 -1967 chúng ta có được diện tích trồng cà phê lớn nhất là 13.000 ha. Đến năm 1945 diện tích cà phê trên cả nước đạt trên 10.000 ha. Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400- 600kg/ha.

Giai đoạn sau năm 1975

Sau 1975, cây cà phê ở Việt Nam mới được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Giai đoạn này phải kể đến các kết quả cải cách sau năm 1986, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đả đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình trong giai đoạn này là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.

Những đổi mới

Vào cuối những năm 1990, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất cà phê thứ 2 thế giới sau Brazil, nhưng sản xuất được chủ yếu tập trung vào giống Robusta với chất lượng thua kém Arabica nhằm phục vụ xuất khẩu như dưới dạng cà phê nhân thô, chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây các ban ngành, nhà nước đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việc mở rộng các vùng sản xuất cà phê Arabica.

Bạn là người đầu tiên trong số bạn bè biết đến bài viết này!