Lênh đênh sông nước với 7 chợ nổi đẹp nhất miền Tây – Vivu

Chợ nổi là nét văn hóa độc đáo của miền Tây sông nước. Không chỉ là nơi giao thương, mua bán, nó còn thu hút không ít du khách tìm tới khám phá đời sống và con người nơi đây. 

Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Chợ nổi Cái Răng mệnh danh là khu chợ nổi lớn nhất miền Tây nằm trên cầu Cái Răng cạnh cầu Cái Răng. Để đến đây, bạn chỉ phải đi mất 6km từ trung tâm Cần Thơ. Điều độc đáo nhất ở đây chính là hoạt động buôn sỉ trái cây, nông sản đồng bằng sông Cửu Long. 

Mỗi mặt hàng đều được phân loại theo loại, kích cỡ để tiện buôn bán. Nếu dân bản địa và vùng lân cận thường dùng ghe, xuồng cỡ vừa thì thì thương lái buôn bán xa tận Campuchia, Trung Quốc thường dùng ghe bầu lớn. 

Để đáp ứng nhu cầu mua bán, một số dịch vụ như phở, cà phê, hủ tiếu cũng ra đời. Du khách cũng có thể đi xuồng dịch vụ tham quan. Đặc biệt, có nhiều chiếc ghe không khác gì căn hộ di động với đủ chậu kiểng, vật nuôi, dàn âm thanh, xe máy,… 

Ngoài ra, chợ gần như không hoạt động vào mùng 1-2 Tết Âm lịch và Tết Đoan Ngọ. Thời gian hoạt động chợ thường từ mờ sáng đến 8-9 giờ sáng. Nếu thích cảm giác nhộn nhịp, đông đúc, bạn nên ghé chợ lúc 6-7 giờ. 

Cái RăngCái Răng

Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)

Chợ nổi Cái Bè nằm tại thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Chợ diễn ra trên sông Tiền Giang đoạn dọc cù lao Tân Phong. Khu chợ này lớn thứ 2 sau Cái Răng và cũng là nét văn hóa đẹp của vùng sông nước thu hút không ít khách du lịch. 

Chợ buôn bán nhiều mặt hàng từ vải vóc, đồ gia dụng đến nông sản, đồ ăn, đồ uống. Tuy nhiên, mặt hàng nổi tiếng nhất vẫn là các loại trái cây Tiền Giang như vú sữa, bưởi da xanh, dứa, cam, quýt,… 

Bên cạnh trái cây, thực phẩm, chợ còn bán cả nhiều đồ ăn như hủ tiếu, bún cung cấp cho người mua, kẻ bán. Khu chợ nhộn nhịp và ăn sáng trên sông quả là một trải nghiệm thực sự mới lạ.

Chợ nổi Cái BèChợ nổi Cái Bè

Chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ)

Bên cạnh Cái Răng, chợ nổi Phong Điền cũng là địa điểm giao thương hàng hóa hấp dẫn tiếng tại Cần Thơ. Chợ nằm giữa nơi phân lưu của sông Cần Thơ ra khỏi sông Hậu. Để đến đây, bạn chỉ cần đi khoảng 17km về từ trung tâm thành phố theo hướng Đông Nam. 

Chợ nổi Phong Điền thường bắt đầu hoạt động từ 4-5 giờ sáng. Đến tầm 7-8, chợ bắt đầu vãn dần. 

Khác chỉ buôn bán phần lớn nông sản như Cái Răng, chợ nổi Phong Điền có số lượng hàng hóa cực kỳ phong phú. Các ghe chợ bán đủ loại từ đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động, dụng cụ đánh bắt thủy sản đến hàng đan nát. Đồng thời, chợ còn hàng bách hóa. 

Nhìn chung, chợ nổi Phong Điền có hầu hết hàng hóa ở chợ đất liền. Thậm chí, khu vực này còn có trạm xăng dầu, tiệm sửa máy móc, tiệm may,… Nói chung, mặt hàng nào ở phố chợ có thì cũng đều có mặt ở chợ nổi, phục vụ cho những khách hàng mua bán trên sông.

Thêm vào đó, du khách có thể thuê tàu đỏ ở bến sông để thăm chợ. Do hầu hết chủ tàu là dân địa phương, bạn còn có cơ hội nhiều câu chuyện thú vị. Nhân dịp này, bạn có thể đi thăm mộ Cử nhân Phan Văn Trị hoặc đến thôn xóm ăn trái cây. 

Phong Điền Phong Điền

Chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang)

Chợ nổi Ngã Bảy hay Phụng Hiệp bắt đầu diễn ra từ năm 1915 thuộc thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang. Đây là khu vực mua bán nổi tiếng tại của cư dân đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút khách du lịch. 

Lúc mới ra đời, chợ Phụng Hiệp được xem là đầu mối giao thông Nam Kỳ đồng thời là trung tâm buôn bán miền cực Nam. Cũng tại đây đã hình thành làng nghề chuyên làm ghe chạy suốt hơn 1 km. Hàng trăm hộ gia đình làm lên suốt 5 thập kỷ cũng nhờ vào khu chợ này. 

Chợ Ngã Bảy có mặt hàng cực kỳ phong phú với cả phương thức bán buôn và bán lẻ. Khi bước vào thời kỳ mở cửa, sản phẩm từ đây còn xuôi dòng đến tận phương Bắc. Du khách tới đây có thấy đủ loại mặt hàng như trái cây, đồ thủ công mỹ nghệ, hải sản, gia cầm,… Tất nhiên đồ ăn, thức uống luôn sẵn sàng. 

Chính điều này đã đem tới khung cảnh rực rỡ từ trái cây. Điều thú vị là mỗi thuyền chỉ bán 1 loại quả nhất định. Để tiện quan sát, người ta sẽ treo sào thông báo ra hiệu.

Đặc biệt ở chợ nổi Ngã Bảy còn bán nhiều loại động vật độc lạ như rắn, soc, kỳ đà,… 

Chợ nổi Ngã BảyChợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi Long Xuyên (An Giang)

Chợ nổi Long Xuyên nằm cạnh bến phà Ô Môi, Phan Huy Chú, Mỹ Long, Long Xuyên, An Giang. Chợ hoạt đồng từ 5 giờ sáng tới tầm hơn 10 giờ là vãn ở thành Nếu ghé qua chợ tầm 6 giờ, du khách có thể vừa ngắm bình minh vừa tham dự buổi họp sớm của tiểu thương trên ghe thuyền. 

Chợ nổi Long Xuyên không nhiều ghe thuyền nhưng mang nét giản dị truyền thống hiếm có. Do đó, bạn có thể dễ dàng hỏi thăm và chụp ảnh lưu niệm hơn. Thêm vào đó, trái cây ở đây khá rẻ với đủ loại theo mùa. 

Giống như nhiều nơi khác, chợ nổi Long Xuyên cũng phục vụ đồ ăn, thức uống vào ban sáng. Bạn có thể thưởng thức bát bún hay ly cà phê được giữ nóng liên tiếp trong siêu trên sông. 

Long XuyênLong Xuyên

Chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long)

Chợ nổi Trà Ôn họp tại hạ lưu Sông Hậu trải dài suốt 300m. Nơi đây cách trung tâm Vĩnh Long chừng 40km với hơn 100 thuyền bè neo đâu. 

Cũng như các chợ miền Tây khác, chợ nổi Trà Ôn bắt đầu hoạt động từ sáng tinh mơ tới gần trưa thì tan. Nếu muốn tận hưởng hết không khí náo nhiệt, du khách cần dậy sớm từ 5-6 giờ sáng. Hàng hóa được chở trên thuyền di động nên cần gọi chủ thuyền sáp khi để xem đồ. 

Chợ đầu  mối này có rất nhiều loại hoa quả miền Tây như sầu riêng, chôm chôm, chuối, xoài,… Sản phẩm được treo trên thanh tre để tiện “quảng cáo” từ xa. Những bức ảnh tuyệt vời với ghe thuyền và cô bán hàng dễ thương cũng được nhiều du khách vô cùng quý trọng. 

Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức nhiều đặc sản Nam bộ như hủ tiếu, bún bò viên và làn điệu miền Tây đặc sắc. 

Chợ nổi Trà ÔnChợ nổi Trà Ôn

Chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng)

Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, cách trung tâm thành phố chừng 60 km. Chợ thường bắt đầu từ bình minh đến 8 giờ sáng. Thời gian nhộn nhịp nhất rơi vào 5-6 giờ sáng với hàng trăm ghe thuyền. Đến gần Tết nguyên đán, chợ tấp nập xuyên suốt cả ngày. 

Chủng loại hàng hóa tại đây cũng vô cùng phong phú. Người mua có thể tìm thấy đủ loại gạo ngon đến rau củ quả, nông sản, vật dụng hàng ngày. Cây bẹo được xem là phương tiện tiếp thị giả rẻ giữa người mua và người bán. 

Do đường giao thông suốt nên chợ vẫn thuần chất miền sông nước truyền thống. Nổi bật nhất là quán thức ăn như cháo, hủ tiếu, phở,… Tiếng nước động do mái chèo khua, xuồng lá xuôi ngược mang lại quang cảnh tươi vui mỗi sớm tinh mơ.     

Chợ nổi Ngã NămChợ nổi Ngã Năm

Gợi ý xem thêm: