L/C At sight là gì? Phân biệt với Defered L/C và Upas L/C? – TT Consulting Việt Nam
Hiện nay, L/C At sight – Thư tín dụng trả ngay mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là trong các giao dịch xuất nhập khẩu. Hãy cùng Ttconsulting tìm hiểu chi tiết hơn về loại thanh toán L/C At sight là gì? Và cùng phân biệt với Defered L/C và Upas L/C? qua bài viết sau đây nhé!
L/C At sight là gì?
Quy trình thực hiện thanh toán bằng hình thức L/C
L/C At sight còn gọi là thư tín dụng trả ngay. Là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C. Để thanh toán hình thức trả ngay, người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.
Đây là hình thức thanh toán có tính an toàn cao cho người bán. Vì người bán sẽ nhận tiền ngay khi người mua chưa nhận được hàng hoặc hàng đang trong quá trình vận chuyển đến cảng với một số tuyến dài trên 30 ngày.
Phân biệt với Defered L/C và Upas L/C?
Trong phương thức thanh toán thư tín dụng, có 2 loại L/C khá giống nhau đó là Defered L/C và Upas L/C. Mặc dù, thư tín dụng L/C là phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu rất được ưa chuộng hiện nay, tuy nhiên để phân biệt được hai loại L/C này thì bạn phải hiểu rõ từng phương thức.
Deferred L/C – L/C trả dần/trả chậm/trả sau
Deferred Letter of Credit được viết tắt là Deferred L/C. Đây là thư tín dụng trả chậm hay gọi là L/C trả chậm.
Deferred L/C là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
Defered L/C quy định việc trả tiền được tiến hành một lần hay làm nhiều lần cho người xuất khẩu. Việc thanh toán này được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng hoặc ngày bên bán xuất trình chứng từ. Thời hạn thanh toán càng ngắn sẽ càng có lợi và người xuất khẩu không nên để dài quá 1 năm.
Người giao hàng cần xuất trình chứng từ theo L/C quy định. Khi những chứng từ được ngân hàng Mở xác định là hợp lệ, ngân hàng Mở thường sẽ phát hành 1 Cam kết trẻ tiền và tực hiện và trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận giữa 2 bên.
Tuy nhiên, ngày đáo hạn thường nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người xuất khẩu phải lưu ý để mở rộng thời gian hiệu lực L/C.
Defered L/C là hình thức thư tín dụng trả chậm được nhiều doanh nghiệp sử dụng
So với L/C At sight – Thư tín dụng trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn. Đều này sẽ có lợi cho người nhập khẩu có thời gian để bán hàng và thu tiền hàng để trả cho người bán.
Đối với người bán, khi dùng L/C này sẽ giảm thiểu rủi ro bằng cách yêu cầu ngân hàng thông báo thực hiện nghiệp vụ xác nhận hoặc nghiệp vụ chiết khấu với bộ chứng từ.
Nếu dùng L/C này, người bán hàng không được ký phát hối phiếu (trả chậm) để yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ lên hối phiếu này.
Nếu muốn thực hiện việc ký phát hối phiếu, người bán yêu cầu ngân hàng Mở ký nhận nợ – rồi mới giao chứng từ cho ngân hàng Mở, thì người xuất khẩu có thể chuyển sang loại L/C khác là Acceptance L/C (còn được gọi là L/C Chấp nhận nợ).
Upas L/C= Usance paid at sight = Usance L/C
Đây cũng làn loại L/C trả chậm cũng tương tự Deffered L/C nhưng có một số điểm khác nhau. Đây là hình thức xuất phát từ mong muốn và lợi ích của người bán.
Ví dụ: Hai loại L/C cùng ghi là trả chậm 90 ngày thì:
- Deffer L/C nghĩa là khi nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ, thì 90 ngày sau ngân hàng Mở phải trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán).
- Upas L/C nghĩa là khi nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì Ngân hàng Mở phải trả tiền cho ngân hàng Thông báo (cho người bán). 90 ngày sau, người nhập khẩu mới trả tiền cho ngân hàng Mở theo một thoả thuận tài trở lúc mở L/C.
Khi phát hành Upas L/C, ngân hàng Mở yêu cầu người xuất khẩu sẽ ký hối phiếu trả sau từ 90 – 180 ngày đòi tiền ngân hàng Hoàn trả được chỉ định. Ngân hàng này thường là một chi nhánh địa phương của ngân hàng Mở. Đồng thời ngân hàng Mở sóng song tiến hành gửi cho ngân hàng hoàn trả có điều kiện giống như L/C quy định.
Trong đó, yêu cầu ngân hàng hoàn trả chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả sau đó theo thỏa thuận đã được ký từ trước giữa ngân hàng hoàn trả và ngân hàng Mở.
Upas L/C – Thư tín dụng trả chậm có thể gửi thanh toán ngay
Khi nào nên sử dụng L/C Upas?
Thông thường sử dụng L/C Upas trong các trường hợp sau:
- Người xuất khẩu muốn dùng L/C Upas khi người xuất khẩu không có khả năng thanh toán trả ngay hoặc mở L/C At sight và mong muốn ngân hàng Mở tài trợ. Vì nếu người xuất khẩu không thể thanh toán trả ngay, người xuất sẽ không bán hàng cho họ.
- Đây là phương thức thanh toán để tạo lòng tin cho người xuất khẩu, người mua có thể nhập hàng với giá tốt hơn các chi phí liên quan khác như thuế nhập khẩu, giá bán nội địa. Đồng thời, ngân hàng Mở thông thường cũng thấp hơn lãi suất tài trợ thất hơn lãi cho vay. Hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu càng cao hơn.
- Người xuất khẩu muốn dùng L/C Upas khi muốn bán hàng trả chậm cho người nhập khẩu hoặc mở L/C trả chậm để tạo lòng tin cho người mua, nhưng lại không muốn rủi ro như nhận tiền chậm và bên xuất khẩu muốn nhận tiền ngay.
- Còn đối với ngân hàng Mở, họ cung cấp mở rộng L/C Upas nhằm đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng của mình, mang lại nhiều lợi ích hơn và qua đó thu hút được nhiều chủ hàng xuất nhập khẩu hơn đến giao dịch tại ngân hàng của mình.
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy L/C At sight là hình thức thanh toán có lợi cho người xuất khẩu và 2 hình thức Defered L/C và Upas L/C cũng mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể để lại câu hỏi phía bên dưới bình luận, Ttconsulting sẽ sớm giải đáp cho bạn.