Làm tester cần học những gì
Trong lĩnh vực phần mềm Tester được gọi là nghề kiểm thử chất lượng phần mềm. Tester là người kiểm tra sản phẩm phần mềm, ứng dụng mà các lập trình viên làm ra. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Làm tester cần học những gì
Kiểm thử phần mềm phải làm những công việc gì ?
Công việc chính của tester là đảm bảo chất lượng của phần mềm, kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.
Tester thường chia ra làm 3 hướng chính là :
- Manual test :
Đây là công việc mà đa số các bạn lựa chọn khi bắt đầu vào làm test, nó không cần kiến thức về lập trình, ít đụng chạm đến code lúc làm việc, nhưng bạn phải có vốn kiến thức về các định nghĩa, kỹ thuật test và tư duy tốt
- Automation test:
Thường là sự lựa chọn của các bạn đang làm developer muốn chuyển sang công việc tester, hoặc các bạn làm manual test lâu năm muốn học hỏi thêm cái mới và nâng cao trình độ bản thân. Automation test thực chất là developer của test, công việc chính là viết code để thực hiện test tự động chủ yếu thời gian làm việc với code như một dev. Làm Auto thì không cần phải nắm chắc kiến thức về manual test mà cần chắc về các automation tool & frameworks cũng như làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình như java, python, C++, PHP… tùy từng dự án.
- Security test:
là kiểm thử quan trọng nhất đối với một ứng dụng và kiểm tra xem dữ liệu tuyệt mật có thực sự được giữ bí mật hay không. Trong loại kiểm thử này, tester sẽ đóng vai trò của hacker và khai thác các lỗ hổng có thể có xung quanh hệ thống để tìm các lỗi liên quan đến bảo mật. Security test đóng vai trò rất quan trọng trong công nghệ kỹ thuật phần mềm để bảo vệ dữ liệu bằng mọi cách.
Xem thêm: Khóa học tester cho người mới bắt đầu
Làm Tester cần học những kiến thức gì
- Đặt ra kế hoạch, lộ trình học Tester rõ ràng ngay từ đầu
-
Nền tảng về máy tính: Ít nhất phải sử dụng máy tính, biết dùng excel, sử dụng internet
-
Kiến thức Test căn bản
-
Ngoại ngữ: Tiếng anh, tiếng nhật…
- Tham gia các khóa học Tester để nâng cao kiến thức
Kiến thức chung
-
Kiến thức căn bản về máy tính, biết sử dụng Excel căn bản, sử dụng internet
-
Automation test cần nắm vững căn bản SQL, HTML,CSS… bạn cần phải hiểu được nó để có thể viết code, chỉnh sửa code để chạy các tool tự động
- Kiến thức tổng quan về kiểm thử, bao gồm các định nghĩa cơ bản , các thuật ngữ thường dùng, quy trình kiểm thử phần mềm, quy trình sản xuất phần mềm. Bạn có thể học và thi ISTQB hoặc tham khảo các mục dưới đây:
- Tìm hiểu phần Testing là gì ? Các định nghĩa, khái niệm căn bản về kiểm thử phần mềm
- Vòng đời của kiểm thử và thứ tự công việc kiểm thử
- Tại sao testing quan trọng và cần thiết? Nếu không có Tester sản phẩm sẽ như thế nào
- Các mức độ trong kiểm thử, đi từ nhỏ đến mức cao nhất
- Các loại testing như Functional testing, ….
- Vòng đời phát triển, vị trí testing trong các giai đoạn phát triển phần mềm
- Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa một số khái niệm
Phần kiến thức riêng
Manual test
-
Quy trình sản xuất phần mềm và quy trình kiểm thử phần mềm
- Các thuật ngữ chuyên ngành IT, Các mô hình sản xuất và phương thức kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay
- Các giai đoạn kiểm thử và thuật ngữ chuyên dùng trong kiểm thử
- Phân tích yêu cầu , cách viết Q&A và cách viết test case bằng tiếng việt và tiếng anh cho website và mobile
- Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính (IOS, Android)
- Biết cách cài đặt các tool để test và log bug
- Sử dụng câu lệnh SQL, database, Server
- Khái niệm cơ bản về API và thực hiện Test API
Automation Test
-
Học thêm về lập trình: Java, C# là 2 ngôn ngữ căn bản cho những người làm Automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng hỗ trợ như python..
-
Học về Automation phổ biến như : Selenium, Appium, Ranorex, TestComplete
-
Các tool khác như: Jmeter, Postman
Làm Tester cần có tố chất gì?
Tính chuyên môn
Là một nhân viên kiểm thử phần mềm bạn cần phải có đủ kiến thức chuyên môn , nắm vững các quy trình kiểm thử cách test, database, mạng… Đây là kiến thức cần phải có bởi nếu không hiểu biết về nội dung và chuyên môn bạn sẽ không trở thành chuyên viên kiểm thử
Có tình kiên trì, cẩn thận và tỉ mỉ
Nghề Tester không thể thiếu tình kiên trì, nhẫn nại, không bao giờ từ bỏ trước mọi phần mềm, có rất nhiều sự cố bất ngờ bạn phải có tính kiên trì, tìm ra các lỗi và cách khắc phục nó
Để sản phẩm kiểm thử được tối ưu thì các tester cần cẩn thận, tỉ mỉ không bỏ qua chi tiết nào, kiểm tra lại phần mềm, không ngừng cải tiến và khắc phục một cách nhanh chóng
Óc Sáng tạo
Tester cần có óc sáng tạo để suy nghĩ ra cách kiểm thử nhanh chóng, chính xác, giúp người dùng tương tác và sử dụng tiện hơn
Khả năng tư duy sáng tạo
Một chuyên viên kiểm thử phần mềm cần phải tập chung cao và phân tích những chi tiết nhỏ nhất, có lỗi suy nghĩ tư duy phân tích sản phẩm tốt ở điểm nào và chưa tốt ở điểm nào để khắc phục phát sinh
Có trình độ ngoại ngữ
Ngày nay tiếng anh trở thành một ngôn ngữ quan trọng phục vụ trong mọi ngành nghề đặc biệt là trong CNTT thì không thể nào thiếu. Nếu tester giỏi tiếng anh có thể viết và đọc các tài liệu tiếng anh đáp ứng nhu cầu công việc
Làm Tester cần yêu cầu những gì?
Ngành nghề nào cũng đòi hỏi hỏi một số yêu cầu, khả năng của bạn. Nghề test cũng có một số yêu cầu nhất định:
-
Kỹ năng làm việc nhóm
-
Kỹ năng cơ bản về lập trình
- Tư duy cởi mở
- Khả năng tự học
- Kiến thức về công nghệ di động
- Tư duy phản biện
- Kỹ năng giao tiếp và định hướng kết quả
- Sự tò mò
- Đam mê, nhiệt huyết với nghề
- Tư duy đa dạng và không điển hình
Cần học kỹ năng giao tiếp
Bạn không phải là một nhà lập trình viên giỏi nhưng bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin, giao tiếp với khách hàng nếu bạn muốn trở thành Tester chuyên nghiệp
Trên thực tế có rất nhiều kỹ năng giao tiếp nhưng bạn cần tập trung vào các ký năng sau:
Report các bugs: Khi bạn thấy hệ thống có lỗi, bạn cần báo cáo với quản lý vì nó rất quan trọng, để quản lý biết rủi ro để đưa ra các phương án khắc phục, hướng giải quyết
Đặt câu hỏi: Nghề test phải đặt đúng câu hỏi để ra vấn đề của hệ thống, điều này đặc biệt đúng khi bạn kiểm tra phần mềm với tư cách là người dùng cuối hoặc trong trường hợp khi bạn không có tài liệu nào về hệ thống.
5/5 – (2 bình chọn)