Lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế – Cake.vn

Lạm phát là khái niệm cơ bản trong kinh tế và ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế của một quốc gia cũng như đời sống của người dân. Hôm nay cùng Ngân hàng số Cake phân tích về lạm phát và những tác động của lạm phát đến nền kinh tế nhé!

1. Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Bạn cũng có thể hiểu, lạm phát là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô.

Ví dụ như trước đây, khi ăn một tô phở bạn chỉ mất 30.000đ nhưng hiện tại, cũng cùng một tô phở như vậy, bạn phải trả 40.000đ – 50.000đ. Sự chênh lệch giá của một tô phở bạn ăn đó chính là lạm phát.

Chúng ta thường so sánh lạm phát với giá cả của mặt hàng hóa thiết yếu hàng ngày như thực phẩm, xăng dầu… Tuy nhiên, lạm phát không chỉ tồn tại trong một quy mô nhỏ hẹp hay giới hạn mặt hàng nhất định mà nó bao trùm cả nền kinh tế vĩ mô của cả một quốc gia, thậm chí ảnh hưởng đến toàn thế giới (đối với nước lớn).

2. Ba mức độ của lạm phát

2.1. Lạm phát tự nhiên (tỷ lệ dưới 10%)

Với mức lạm phát này, nền kinh tế được xem là vẫn hoạt động bình thường, ít rủi ro. Mô hình trung, mức lạm phát tự nhiên không gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.

Có 3 mức độ lạm phát. Nguồn ảnh: Internet

2.2. Lạm phát phi mã (tỷ lệ từ 10 – dưới 100%)

Lạm phát phi mã ảnh hưởng đến giá cả một cách nghiêm trọng. Giá cả hàng hóa tăng nhanh chóng, nền kinh tế có nhiều biến động. Lúc này, tâm lý của người dân là tích trữ hàng hóa và tìm kiếm các hình thức đầu tư ít chịu biến động về lạm phát (vàng bạc).

2.3. Siêu lạm phát (trên 100%)

Đây là lúc mức độ lạm phát tăng rất cao, giá cả tăng đột biến và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia. Nếu xảy ra siêu lạm phát thì quốc gia đó rất khó để có thể phục hồi về trạng thái ban đầu.

3. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Lạm phát xảy ra sẽ tác động trực tiếp lãi suất. Khi lãi suất của những khoản vay tăng lên, người vay không đủ khả năng trả thì có nguy cơ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Đối với nền kinh tế, lạm phát tăng sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và ảnh hưởng đến sự phân phối các khoản thu nhập trở nên bất bình đẳng.

Tăng lãi suất tiền gửi là một trong những chính sách để kiềm chế lạm phát. Nguồn ảnh: Internet

Bên cạnh nguy cơ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và các ảnh hưởng đến nền kinh tế, nếu kiểm soát lạm phát ở mức độ tự nhiên (dưới 10%/năm) thì chúng ta cũng nhìn thấy được một số điểm tích cực như: Kích thích tiêu dùng, Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư ở những lĩnh vực chưa phổ biến thông qua việc mở rộng tín dụng, phân phối lại nguồn thu nhập và đầu tư có chọn lọc về nguồn nhân lực.

Để kiểm soát lạm phát, Chính phủ có thể áp dụng các chính sách như phát hành trái phiếu, tăng lãi suất tiền gửi (tiết kiệm), tăng các khoản quỹ hàng hóa và cân đối lượng tiền trong lưu thông, thi hành chính sách tài chính chặt chẽ…

4. Lựa chọn tiền gửi có kỳ hạn (tiết kiệm) giữa thời kỳ lạm phát

Tiền mặt là vua có thể đúng trong thời kỳ lạm phát, đặc biệt là là những tháng cuối năm 2022 khi thị trường chứng khoán có nhiều biến động và nhiều chuyên gia dự đoán về cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu sắp sửa diễn ra.

Cũng từ giữa tháng 9/2022 trở đi, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng liên tục cập nhật và cho đến tháng 11/2022, mức lãi suất tiền gửi tại Việt Nam đã ghi nhận đến 2 con số. Đây thực sự là mức lãi suất hấp dẫn để cho nhà đầu tư an tâm chọn gửi tiền vào ngân hàng.

Tại Ngân hàng số Cake, mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (tiết kiệm online) cũng được cập nhật liên tục và luôn nằm trong top ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn. Lợi thế của việc lựa chọn gửi tiết tại Cake là mọi thủ tục 100% online, có thể gửi bất cứ lúc nào với số tiền chỉ từ 100.000đ.

Xem thêm: Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tại Cake.