Làm gì khi huyết áp cao đột ngột? Cách xử lý ai cũng cần nhớ

Huyết áp cao đột ngột đẩy người bệnh vào tình thế nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ hay đột tử nếu không cấp cứu kịp thời. Biết mình phải làm gì khi huyết áp tăng cao đột ngột là cách để bạn tự cứu mình hay những người xung quanh.

Nguyên nhân khiến huyết áp cao đột ngột

Lối sống kém lành mạnh,sinh hoạt không điều độ như:

  • Sử dụng thuốc bừa bãi, không tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ: Lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm có thành phần corticoid có thể khiến huyết áp tăng cao hơn mức bình thường.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo hay natri trong thực đơn hàng ngày: Đây là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh, không chỉ làm huyết áp cao đột ngột mà còn dẫn tới nghẽn mạch máu…
  • Người có thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh
  • Những người hay bị căng thẳng, stress lâu dài cũng dễ khiến huyết áp cao đột ngột
huyet-ap-cao-dot-ngothuyet-ap-cao-dot-ngot

Làm gì khi huyết áp cao đột ngột là băn khoăn của nhiều người bệnh

Các biểu hiện khi huyết áp cao đột ngột

Huyết áp cao đột ngột hay tăng xông, bệnh lên máu là khi huyết áp đột nhiên tăng rất cao kịch phát, có thể lên đến 200mmHg hoặc trên 200mmHg. Khi này, cơ thể sẽ báo hiệu thành một loạt các triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội, choáng váng, xây xẩm mặt mày.
  • Đột ngột nhìn mờ, khó nói (nói đớ, không nói rõ thành lời…).
  • Tức ngực, tim đập nhanh bất thường, khó thở.
  • Chảy máu cam, buồn nôn hoặc nôn.
  • Tê, yếu tay, chân, đột nhiên không nhấc chân lên được, đi lại không vững, bị té, cầm đồ bị rơi…
  • Méo miệng, cơ mặt lệch hẳn về một bên
  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Co giật, tinh thần không minh mẫn, hôn mê.

Nguyên nhân làm huyết áp cao đột ngột thường xuất phát từ thói quen sinh hoạt chưa lành mạnh như không tuân thủ điều trị, hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều muối. Thay đổi vị trí, tư thế đột ngột, căng thẳng, lo lắng, tương tác thuốc cũng có thể khiến huyết áp tăng lên đột ngột.

Huyết áp tăng đột ngột là một tình trạng cấp cứu. Càng chậm trễ, nguy cơ người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm như: đau tim, suy thận, đột quỵ, phù phổi cấp… càng cao.

Khi huyết áp tăng cao đột ngột cần xử trí như thế nào?

Khi nghi ngờ huyết áp tăng cao đột ngột, người bệnh hoặc những người xung quanh cần xử trí theo các bước sau đây:

Nghỉ ngơi tại chỗ

Nằm hoặc ngồi yên tại chỗ, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể

Bạn nên chọn nơi thoáng khí để nghỉ ngơi, tránh tình trạng đám đông xúm lại hỏi han, cởi bỏ nón mũ và nới lỏng quần áo. Khi nằm, kê đầu cao khoảng 30 độ so với mặt phẳng, không để chân cao hơn đầu vì máu sẽ dồn lên não, làm tăng áp lực lên mạch máu não. Nếu thấy khó thở, hãy ngồi dậy và kê gối ở sau lưng. Tuyệt đối không đứng dậy đi lại để tránh bị choáng ngất.

Trường hợp bạn là người xung quanh và người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, bạn nên cho họ nằm nghiêng để tránh tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, không cho người bệnh ăn nếu có dấu hiệu đột quỵ và cũng không cho người bệnh uống cà phê hay nước uống có cồn.

huyet-ap-cao-dot-ngot-huyet-ap-cao-dot-ngot-
Khi huyết áp tăng cao đột ngột, bạn cần ngồi hoặc nằm yên sau đó đo huyết áp

Kiểm tra huyết áp và xử trí tiếp theo

Đo huyết áp ở cánh tay để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tùy theo chỉ số huyết áp và triệu chứng mà người bệnh gặp phải, cách xử trí sẽ khác nhau.

Trường hợp 1: Nếu trong lần đo đầu tiên, chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên (huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 120mmHg) và bạn không có bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan đích nào (ví dụ như đau ngực, khó thở, đau lưng, yếu, liệt nửa người, thay đổi thị lực, khó nói, co giật, tiểu máu, nôn ói nhiều), điều bạn cần làm là giữ bình tĩnh, nghỉ ngơi, chờ 15 phút và đo lại huyết áp.

Trong lần đo thứ 2, nếu huyết áp vẫn cao nhưng vẫn không có bất cứ biểu hiện nào thì đây là cơn tăng huyết áp khẩn trương. Trường hợp này không cần phải dùng các thuốc hạ huyết áp cấp tốc như Nifedipin nhỏ giọt. Bởi trên thực tế lâm sàng, việc hạ huyết áp quá nhanh bằng Nifedipin cho những người bị tăng huyết áp khẩn trương có thể gây biến cố thiếu máu não, thiếu máu cơ tim nguy hiểm.

Tuy nhiên người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để được cho hoặc điều chỉnh lại các thuốc điều trị huyết áp cao đường uống khác nhằm giúp huyết áp giảm từ từ về mức an toàn.

Trường hợp 2: Nếu chỉ số huyết áp trong lần đo đầu tiên từ 180/120 mmHg trở lên (HATT ≥ 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 120mmHg) và kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên, khả năng cao đây là cơn tăng huyết áp cấp cứu cực kỳ nguy hiểm. Trường hợp này ngay lập tức phải gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ.

huyet-ap-cao-dot-ngot-1huyet-ap-cao-dot-ngot-1
Hãy gọi 115 ngay nếu bị cơn tăng huyết áp cấp cứu

Trong thời gian chờ xe cấp cứu, một số mẹo nhỏ dưới đây có thể phát huy tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng như:

  • Uống nước rau cần tây, nước râu ngô, nước rau họ cải hoặc các loại nước giúp lợi tiểu khác.
  • Xoa bóp ở “rãnh sau tai”: Dùng ngón cái và ngón trỏ, cầm hai vành tai và vuốt từ trên xuống dưới tại vị trí rãnh huyết áp – rãnh xiên xuống có một hõm sâu ở phía dưới. Thời gian mát xa khoảng 5-6 phút cho đến khi tai đỏ và nóng lên, tương ứng với khoảng 90 lần/phút.
  • Bấm huyệt ở hai bên thái dương và làm nóng bàn chân, lặp lại các thao tác này nhiều lần để có hiệu quả tốt nhất. Các huyệt bạn có thể thực hiện bao gồm: vị trí nằm giữa 2 đầu lông mày, vị trí lõm giao điểm của đuôi lông mày và đuôi khóe mắt, vị trí gấp 2 vành tai về phía trước, giao điểm của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy một khe xương lõm xuống.

Lưu ý: tất cả các mẹo hạ áp tại nhà nêu trên chỉ là phương án tạm thời. Yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý cơn tăng huyết áp cấp cứu vẫn là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế một cách nhanh nhất.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc điều trị huyết áp cao tác dụng nhanh, mạnh, ít tác dụng phụ như sodium nitroprusside, nicardipine, nitroglycerine, labetalol, hydralazine… qua đường truyền tĩnh mạch. Mục tiêu là đưa huyết áp tâm thu hạ xuống < 25% trong 1 giờ đầu, ổn định 160/100 mmHg trong 2 – 6 giờ tiếp theo và thận trọng đưa về mức bình thường sau 24 – 48 giờ.

Làm gì để phòng tránh huyết áp cao đột ngột?

Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, dễ gây biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Để giảm rủi ro này, ngay từ khi phát hiện bản thân bị cao huyết áp, bạn nên điều trị sớm bằng cách

Sử dụng thuốc đều đặn

Bạn nên lưu ý ngay cả khi dùng thuốc đã ổn định được huyết áp, bạn vẫn cần tiếp tục dùng thuốc chứ không tự ý ngưng thuốc. Việc uống thuốc không đúng liều, đúng giờ, tự ý ngưng dùng thuốc sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm và khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ của thuốc hơn.

Nếu dùng thuốc một thời gian, huyết áp vẫn không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc hay thay thế thuốc khác phù hợp hơn.

huyet-ap-cao-dot-ngot-2huyet-ap-cao-dot-ngot-2
Uống thuốc đúng giờ, đủ liều giúp ngăn ngừa huyết áp tăng đột ngột

Thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp

Người bệnh nên tự đo huyết áp tại nhà mỗi ngày tối thiểu 01 lần để theo dõi sức khỏe. Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, trước lúc uống thuốc. Trước khi đo, cần ngồi nghỉ 1 phút sau đó đặt máy đo lên cổ tay, gập cánh tay để di chuyển cổ tay ngang tầm với tim.

Sau khi đo cần ghi lại kết quả vào sổ theo dõi kèm ngày, thời gian và thuốc đang dùng. Khi đi khám định kỳ, hãy đưa cuốn sổ ghi này cho bác sĩ.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh cao huyết áp cần hạn chế bia rượu, cà phê, các chất kích thích, bỏ thuốc lá. Đặc biệt cần ăn ít muối, đảm bảo hàm lượng muối nạp vào cơ thể dưới 2300mg mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện giảm dần lượng muối bằng cách loại bỏ các thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, xúc xích, không dùng nước chấm trong bữa ăn hàng ngày; không dùng mì chính khi chế biến món ăn…

Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên cũng giúp huyết áp ổn định hơn. Tuy nhiên bạn không nên tập các bài tập quá sức. Nếu thấy các dấu hiệu như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi thì cần dừng lại nghỉ ngơi ngay.

BS. Vũ Thị Anh Đào

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Khi bị tăng huyết áp, tim sẽ phải hoạt động gắng sức hơn. Lâu ngày, thành cơ tim sẽ dày hơn, kích thước buồng tim tăng lên khiến tim dần suy yếu (suy tim). Vì thế, sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ vừa giúp ngăn ngừa suy tim, vừa giúp ổn định huyết áp là giải pháp được nhiều người lựa chọn.

Trong số các sản phẩm hỗ trợ tim mạch có mặt trên thị trường hiện nay, TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện lớn tại Hà Nội và kết quả được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada và nhiều tạp chí uy tín khác. Người bị cao huyết áp sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp:

  • Cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực, nặng ngực và tăng hiệu quả ổn định  huyết áp.
  • Phòng tránh biến chứng suy tim, dày thất trái, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp.
  • Giảm cholesterol máu, xơ vữa động mạch.

huyet-ap-cao-dot-ngot-3huyet-ap-cao-dot-ngot-3

Sản phẩm Ích Tâm Khang còn nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn và có hàng triệu người bệnh tim mạch sử dụng hiệu quả trên cả nước.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Ích Tâm Khang bằng cách tham khảo bài viết TPCN Ích Tâm Khang – Sản phẩm vàng người bệnh tim mạch, suy tim hoặc gọi trực tiếp tới tổng đài 0983.103.844.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Tài liệu tham khảo: thehealthsite.com, mayoclinic.org, healthline.com, healthcentral.com, ngaydautien.vn, benhvien108.vn