Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Video Làm gì khi con bướng bỉnh không nghe lời ?
Xem thêm: Các giai đoạn dậy thì ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết
Trẻ trong độ tuổi dậy thì sẽ có nhiều sự thay đổi, đôi lúc khiến bố mẹ choáng ngợp và nghĩ rằng con đang hỗn láo. Vì sao trẻ dậy thì hỗn láo? Và bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Trong bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bố mẹ.
Vì sao con tuổi dậy thì hỗn láo?
Để bố mẹ biết cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, trước hết, bố mẹ cần hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hỗn láo ở độ tuổi này.
1. Sự thay đổi tâm sinh lý của tuổi dậy thì
Trong giai đoạn tuổi dậy thì, bộ não của con vẫn đang phát triển. Điều này có thể khiến thanh thiếu niên thích thử nghiệm nhiều cái mới; và có những hành động bốc đồng, liều lĩnh; thậm chí tỏ thái độ chống đối xã hội nhiều hơn so với trẻ nhỏ hoặc người lớn.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ trong độ tuổi dậy thì đang phát triển tính độc lập; và các con thường sẽ muốn tách bản thân mình khỏi bố mẹ để giành sự tự chủ. Để đạt mục tiêu đó, con có thể tỏ vẻ thách thức, cãi lại bố mẹ và khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy trẻ đang hỗn láo. Hầu hết, các thanh thiếu niên cũng sẽ mong muốn dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn là cha mẹ.
Trang thông tin khoa học của BBC cũng khẳng định rằng, nếu bố mẹ chỉ trích hành vi của trẻ trong độ tuổi dậy thì; con có thể phản ứng lại một cách bốc đồng, chống đối và mãnh liệt. Chính vì lẽ đó mà bố mẹ thường đau đầu không biết con hỗn láo phải làm sao.
2. Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Hiểu những căng thẳng và áp lực của con
Con dậy thì của bố mẹ cũng chịu rất nhiều áp lực từ những kỳ vọng trong học tập, áp lực hòa nhập và chấp nhận bản thân của con. Theo Học viện Tâm lý Trẻ em và Vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP), một số trẻ sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn để đối mặt với các tình huống căng thẳng, lo lắng.
Trong những lúc này, câu hỏi bố mẹ cần quan tâm chưa phải là làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo, AACAP khuyến khích bố mẹ trò chuyện và hỏi thăm con về những căng thẳng con gặp phải. Đồng thời, quan sát và theo dõi những thay đổi trong hành vi và sức khỏe (cả thể chất lẫn tinh thần) của thanh thiếu niên.
Áp lực đồng trang lứa sẽ là mối bận tâm rất lớn của con dậy thì. Đây là lứa tuổi mà con cần sự đón nhận và chấp thuận từ chính bạn bè của mình. Mong muốn hòa nhập này có thể thúc đẩy những hành vi tiêu cực khiến trẻ hỗn láo hơn. Ví dụ như ăn cắp, trốn học hoặc uống rượu. Con tuổi dậy thì có thể biết hành vi của mình là sai; nhưng con chưa biết cách chống cự sự cám dỗ để được là một phần trong nhóm bạn của mình; cũng như sợ bị đánh giá, phán xét và cô lập. Kết quả là, con có thể sẽ nhượng bộ trước áp lực đồng trang lứa.
3. Mong đợi từ bố mẹ và môi trường xung quanh
Một Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu về Tuổi vị thành niên cho thấy, những đứa trẻ trong độ tuổi dậy có hành vi liều lĩnh, nguy hiểm nhiều hơn khi mẹ của các em mong đợi rằng con sẽ chấp nhận rủi ro và sẽ nổi loạn (“vì cái tuổi này là thế mà!”). Điều này cũng xảy ra đối với những trẻ dậy thì có kỳ vọng tiêu cực về bản thân mình.
Khi bố mẹ chấp nhận rằng con dậy thì sẽ hành động bốc đồng hoặc nổi loạn; và xem đó là chuyện bình thường. Khi trẻ nhận được thông điệp như vậy, chúng sẽ cảm thấy mình bất bình thường nếu không hành động liều lĩnh hoặc phạm pháp. Do đó, đây dường như là cách trẻ dậy thì “đáp ứng mong đợi của bố mẹ.”
Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo? Nghiên cứu cũng khẳng định trẻ dậy thì sẽ ít cư xử hỗn láo hơn khi bố mẹ mong đợi con có biểu hiện tích cực và tránh cư xử bốc đồng
Làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Giữ thái độ trầm tĩnh
Khi con cái có lời nói hành vi hỗn láo, chúng ta cần phải giữ bình tĩnh, vừa lắng nghe vừa tạo uy thế với con. Nếu trong lúc con hỗn láo, cha mẹ quát nạt, tranh luận sẽ càng làm trẻ thêm bức xúc và gây ra nhiều hành vi không đúng chuẩn mực hơn
Trao đổi
Để cân bằng giữa mong muốn của bạn và nhu cầu của trẻ, cần có sự trao đổi giữa hai phía để tránh việc trẻ bực tức khi không được lắng nghe, dẫn đến chửi bậy và nói hỗn.
Tiến sĩ Foo khuyên cha mẹ cần cân nhắc quan điểm của trẻ bằng cách đề xuất cuộc họp gia đình. “Đây là lúc mọi người ngồi xuống, đề xuất quy tắc và đặt ra giới hạn, sau đó đi đến sự thỏa hiệp hợp lý”, tiến sĩ Foo nói.
Ông lấy ví dụ, bạn không muốn cho trẻ xem TV hoặc dùng máy tính sau 7h tối nhưng bộ phim trẻ yêu thích lại kết thúc lú 7h30. Do đó, dù là trẻ con, bạn vẫn cần lắng nghe trẻ muốn và gặp khó khăn gì.
Xem lại cách nuôi dạy con
Trong nhiều trường hợp, trẻ học các từ ngữ chửi bậy từ chính bạn. Nếu từng nói hỗn với người lớn hoặc chửi bậy trước mặt trẻ, bạn không nên bất ngờ nếu một ngày trẻ cũng dùng những từ ngữ đó. Bên cạnh đó, việc nói những từ ngữ tồi tệ có thể còn do mối quan hệ không tốt giữa trẻ và bạn.
“Nếu bạn thường xuyên vắng mặt trong những sự kiện quan trọng của trẻ, câu nói Con ghét bố mẹ thực sự nghĩa là Con cần bố mẹ ở đây”, Alfred nói.
Các chuyên gia cho rằng điểm mấu chốt là tạo mối quan hệ gần gũi giữa bạn và trẻ. Nếu trẻ cảm thấy được yêu thương, hầu hết vấn đề về hành vi có thể giải quyết tương đối dễ dàng. Ngược lại, khi không có sự ràng buộc, ngay cả việc tiếp cận trẻ cũng khiến bạn gặp khó khăn.
Làm gương cho con
Muốn con không nói hỗn với cha mẹ thì chính cha mẹ phải là tấm gương sáng trong cách cư xử với ông bà, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp và cả bạn bè của con
Bố mẹ không nên làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?
Tranh luận hiếm khi có hiệu quả đối với cha mẹ hoặc thanh thiếu niên. Khi tức giận, bố mẹ và con có thể nói những điều mà chúng ta không cố ý. Hãy cho bản thân và con một khoảng thời gian để bình tĩnh lại.
Nếu bố mẹ đang tức giận hoặc đang tranh cãi, sẽ khó có thể bình tĩnh thảo luận về những gì bạn mong đợi ở con mình. Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là nói với con rằng bố mẹ muốn nói chuyện và thống nhất vào một thời gian khác.
Cố gắng không nhìn nhận mọi thứ theo cách cá nhân. Có thể hữu ích khi nhắc nhở bản thân rằng con đang cố gắng khẳng định sự độc lập của chúng. Mặc dù bố mẹ có nhiều kinh nghiệm sống hơn; nhưng việc dạy con về cách cư xử có thể khiến con hỗn láo và không nghe lời.
Nếu bố mẹ muốn con lắng nghe, bố mẹ có thể cần dành thời gian lắng nghe con một cách chủ động và tích cực.
Than phiền và mỉa mai có vẻ không có nhiều tác dụng. Vì hai hành xử này có thể làm tăng sự thất vọng của bố mẹ và con có thể sẽ bỏ đi. Sự chế nhạo gần như chắc chắn sẽ tạo ra sự oán giận và gia tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con.
Hy vọng qua bài viết, bố mẹ đã hiểu hơn lý do vì sao con dậy thì hành xử bốc đồng. Đồng thời, bố mẹ biết cần phải làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo.
Xem thêm: