Làm bể Cá cảnh cần những gì? Những thứ KHÔNG THỂ THIẾU !!!
Làm bể cá cảnh cần những gì? Chơi bể cá cảnh là cả một nghệ thuật, vừa phải thật đẹp vừa phải thể hiện được cái tầm đẳng cấp của mình. Nhưng trước tiên, hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết như bể, bộ đèn chiếu sáng, hệ thống lọc…
Bài viết liên quan: Có nên làm hồ cá Koi trong nhà không? Tại sao?
Những thứ cần có khi làm bể cá cảnh
Kích thước bể cá
Bể cá là thiết bị quan trọng đầu tiên cần chuẩn bị. Đây là không gian sinh sống của đàn cá cảnh khi nuôi trong nhà. Hiện nay có 3 loại kích thước chiều dài bể cá thông dụng: 60cm, 90cm và 120cm. Tùy thuộc vào diện tích, vị trí và kích thước đàn cá mà chọn bể nuôi thích hợp.
Thể tích nước trong bể
Đương nhiên, thể tích bể càng lớn thì càng tốt. Tối thiểu cũng phải 50 lít. Ở Việt Nam, thể tích nước trong bể cá thường từ 120 – 250 lít. Linh hoạt thay đổi theo chiều cao của bể và độ dày tấm kính.
Có thể áp dụng công thức này để tính thể tích cho hồ:
- Thể tích hồ cá = (dài x rộng x cao) : 1000
Độ dày kính hồ cá cảnh la bao nhiêu?
Độ dày của tấm kính cực kỳ quan trọng. Nó chứa và chịu áp lực trực tiếp của nước. Nếu kính không chắc chắn, độ dày hợp lý dễ bị vỡ, nứt sau một thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, với những nhà có trẻ nhỏ thì không tránh khỏi những lúc bé cầm đồ ném vào kính hoặc áp sát vào mặt ngoài của bể. Khi kính không an toàn, bất cứ lúc nào cũng có thể gây nguy hiểm cho các bé.
Nếu phần đáy dày 10mm, tấm kính bên là 8mm, chiều cao từ 55mm trở xuống, bể chứa được tối đa 400 lít nước. Để đảm bảo an toàn, nhất là những nhà có trẻ nhỏ, nên chọn làm bể cá cảnh kính dày 8mm trở lên. Và chọn mua kính mới, không nên mua lại bể cũ.
Nếu có điều kiện kinh tế khá giả, bạn có thể chọn loại kính hồ cá siêu trong. Nó đắt gấp đôi so với loại thường. Nhưng bù lại, khi đặt ở phòng khách thì cực kỳ sang trọng, đẹp, dễ quan sát. Có loại bể siêu trong 1 mặt và siêu trong 4 mặt (trừ đáy) để bạn chọn.
Nên chọn bể kính dán hay kính đúc?
Bể cá di động có 2 loại: bể kính dán và kính đúc
Bể kính dán
Mỗi cạnh sẽ được ghép từ 1 tấm kính. chúng liên kết với nhau bằng keo silicon. Tùy thuộc vào loại keo và kỹ thuật dán của người thợ. Nếu kỹ thuật cao thì lớp keo đã được dán dấu đi rất tinh xảo. Không bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thêm phần kính có độ dày chắc chắn thì bể này đạt độ an toàn gần như tuyệt đối. Chỉ trừ trường hợp bạn dùng vật tác động mạnh lên đó.
Bể kính đúc
Là loại bể có 3 mặt kính được bo tròn 2 góc, tạo nên sự liền mạch. Không bị phân tách rõ như bể kính dán. Tuy nhiên, khả năng chịu áp lực nước không cao.
Phần kính – đúng ra là kính pha nhựa dễ bị xước, mất thẩm mỹ trong quá trình bạn lau chùi, vệ sinh. Kích thước bể thường khá nhỏ. Phần nắp tuy gọn gàng nhưng lại dễ làm tăng nhiệt độ trong nước. Không tốt cho sự phát triển của hệ sinh thái trong đó. Và bạn cũng chỉ có thể thiết kế được một vài bố cục đơn giản.
Vậy, nếu muốn có một bể cá cảnh đẹp để chơi lâu dài ở nhà, bạn nên chọn bể kính dán. Còn nếu mới tập chơi hoặc chỉ nuôi cá cảnh một thời gian ngắn, bạn có thể dùng kính đúc tiết kiệm chi phí. Bể đúc kích thước nhỏ, cũng thường được đặt ở văn phòng làm việc hoặc làm quà tặng.
Tóm lại, theo kinh nghiệm làm bể cá cảnh, sẽ có các kích thước bể cá (D x R x C) và độ dày tấm kính tương ứng như sau để bạn lựa chọn:
- Bể 50cm x 30cm x 30cm, dùng kính 5mm hoặc 8mm
- Bể 60cm x 40cm x 40cm, dùng kính 8mm
- Bể 60cm x 30cm x 30cm, dùng kính 8mm
- Bể 90cm x 45cm x 45cm, dùng kính 8mm
- Bể 100cm x 50cm x 50cm, chọn kính 10mm
- Bể 120cm x 50cm x 50cm, chọn kính có độ dày 12mm
- Bể 150cm x 50cm x 50cm, phải dùng kính 15mm.
Bể cá cảnh chỉ được ghép lại bằng các tấm kính trong suốt và keo silicon để tăng tối đa không gian chiêm ngưỡng toàn bộ bố cục bên trong. Nên nếu chiều cao của bể vượt quá 55cm, phải có kiềng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng làm tăng thêm 200% thẩm mỹ cho hồ cá thủy sinh. Nó còn có tác dụng làm ấm nước, giúp cá và cây thủy sinh phát triển tốt nhất. Vì thế rất quan trọng, không thể không có.
Thường thì trên mỗi loại đèn bể cá chính hãng, nhà sản xuất đã ghi rõ hướng dẫn sử dụng. Nếu để dài 1m thì dùng đèn 1m.
Link mua đèn bạn có thể tham khảo tại đây.
Các loại đèn cho bể cá cảnh
- Đèn huỳnh quang thường: công suất từ 14 – 40W. Nhiệt độ màu sắc từ 3.000 – 10.000Kelvin. Đây là loại đèn khá phổ biến và thông dụng
- Đèn huỳnh quang compact: công suất từ 10 – 1000W. Nhiệt độ màu sắc 5.000 – 10.000 Kelvin.
- Đèn huỳnh quang HO (high output): công suất bóng đèn từ 20 – 60W. Nhiệt độ màu sắc nước duy trì từ 6.000 – 11.000 Kelvin. Đèn cần phải có đế giữ loại T5.
- Đèn huỳnh quang VHO (very high output): công suất từ 75 – 160W. nhiệt độ màu sắc tương đối lớn, từ 10.000 – 20.000 Kelvin. Cần dùng thêm quạt mát tản nhiệt cho bể cá cảnh.
- Đèn Metal Halide: công suất đèn từ 175 – 1000W. Nhiệt độ màu sắc nước rất cao, từ 5.000 – 20.000 Kelvin.
Tùy thuộc vào hệ sinh thái bên trong bể mà con đèn 1 máng hay 2 máng. Nếu trong bể có nhiều dương xỉ, rêu, ráy, cây tiểu thảo thì dùng đèn 1 mang cũng được vì nó không cần quá nhiều ánh sáng.
Cách chọn đèn cho bể
Đèn cho hồ cá nước ngọt: Nếu trong hồ không có thêm cây thủy sinh thì dùng đèn có công suất từ 18 – 40W. Tuổi thọ khoảng 1 năm.
Đèn cho bể thủy sinh: Trung bình 1 lít nước thì dùng bóng 1W.
Xác định muốn có một bể thủy sinh đẹp, chơi được lâu. Bạn không nên dùng đèn tự chế, đèn huỳnh quang thắp sáng trong nhà hoặc đèn LED biển quảng cáo. Không phải đèn chuyên dụng để nuôi cá nên rất có thể nó sẽ khiến cây bị chết, không sinh trưởng được, cá chết…
Đèn màu thường chỉ dùng nuôi cá. Không thích hợp cho một hồ thủy sinh. Đây là nguyên nhân khiến cho cây thủy bên trong bị chết dần chết mòn.
Đèn trong bể cá biển: Có thể sử dụng các loại đèn huỳnh quang
Đèn trong bể cá biển có thảm: nếu trong bể có thêm san hô hoặc sò thì dùng đèn có công suất 1 – 2,5W/ 1 lít nước. Ví dụ như huỳnh quang VHO hoặc Metal halide.
Tuy nhiên do nhiệt lượng rất lớn. Vì thế phải dùng thêm thiết bị làm mát để hạ nhiệt độ nước xuống mức phù hợp.
Hệ thống lọc nước bể cá
Hệ thống lọc nước cho bể cá có tác dụng loại bỏ mảnh vụn và rác bẩn, thức ăn thừa ra khỏi nước. Giúp nước trong bể được lưu thông, cung cấp oxy cho cá, cây thủy sinh, giúp bể sạch sẽ… Nói chung, đây là một thiết bị cần có khi muốn làm bể cá cảnh.
Hệ thống lọc nước có các loại:
- Lọc tràn trên: Bộ lọc đặt ngay trên nắp của bể cá. Đồng nghĩa với việc bể cá có nắp đậy kín.
- Lọc tràn dưới: Thường dùng cho những bể cá có kích thước lớn. Hệ thống lọc đặt dưới tủ, cảm giác không gian gọn gàng hơn. Lọc tràn dưới được nhiều nhà hàng, bể cá hải sản, bể cá rồng… sử dụng.
- Lọc tràn vách: thường dùng cho các bể cá có kích thước nhỏ đặt bàn hoặc treo tường. Ưu điểm là thiết kế gọn nhẹ, không tốn diện tích. Bể có chiều dài nhỏ hơn 80cm thì làm 1 lọc tràn vách. Nếu kích thước lớn hơn thì dùng 2 vách lọc tràn để tăng hiệu quả.
- Lọc thác: hệ thống liền khối bao gồm vật liệu lọc, hộp học và máy bơm. Có tác dụng hút để lọc cặn ở đáy và ở mặt rất hiệu quả.
- Lọc chìm: Có tác dụng vừa lọc – tạo thác – và thổi khí lên trên tạo luồng oxy lưu thông trong bể.
- Lọc mút: được kết hợp cùng 1 máy sủi để hoạt động. Thích hợp dùng cho bể nhỏ vì lọc mút có tác dụng tạo nên một nguồn sinh vật ổn định.
Hệ thống lọc nước có nhiều loại, từ nhiều thương hiệu, công suất khác nhau. Lưu ý quan trọng nhất là phải quan tâm đến: kích thước bể, số lượng cá, loại cá, công suất thiết kế, tốc độ dòng chảy… Công suất lọc tính bằng công thức (L/h).
Nhiệt kế
Nhiệt kế sử dụng để đo nhiệt độ nước trong bể, từ đó điều chỉnh về mức phù hợp. Nhiệt độ trung bình giao động từ 24 – 27 độ C là hợp lý nhất. cao hơn hoặc thấp hơn, cá và các loại thủy sinh có thể bị căng thẳng, stress và chết.
Một số loại nhiệt kế cho bể cá cảnh như:
- Nhiệt kế rượu.
- Nhiệt kế thủy ngân dùng trong y tế.
- Nhiệt kế số – nhiệt kế điện tử – loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Bộ kiểm tra pH của nước
Bộ kiểm tra pH cần thiết, dùng để kiểm tra độ pH trong nước, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho cá, thủy sinh.
Nồng độ pH trong bể cá thích hợp từ 6,5 – 9 có sự chênh lệch tùy theo từng loại. Nếu pH quá thấp hoặc quá cao, nước sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế vào. Lâu dần sẽ làm rồi loại quá trình trao đổi của cơ thể, làm cho cá bị chiết.
Chính vì thế, khi làm một bể nuôi cá cảnh tại nhà, nên sắm bộ test pH và thường xuyên kiểm tra.
Vợt
Vợt lưới được dùng để vớt cá mỗi lần thay nước. Bởi vì nếu dùng bằng tay sẽ khiến cá bị hoảng sợ. Mà bạn cũng không thể bắt được hết lũ cá bằng tay.
Tùy vào kích thước cá nuôi mà chọn loại vợt có mắt lưới phù hợp, tránh làm tổn thương đến vẩy, da chúng.
Cũng có thể sử dụng vợt lưới để vớt hết thức ăn thừa, mảng vụt, tạp chất, rác trong môi trường nước.
Cây thủy sinh trong bể cá cảnh
Cây thủy sinh có tác dụng trang trí và tạo môi trường trong lành cho cá bơi lội. Chọn cây theo phong thủy còn góp phần thanh lọc không gian, mang may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Có xây thủy sinh cho nước mặn, nước ngọt. Các loại phổ biến như: cây trân châu, cỏ ngưu mao chiên, cây xương cá, cây thủy cúc, cây cỏ thìa, cây dương xỉ, rong la hán…
Lưu ý:
- Phải chọn cây có chiều cao phù hợp với kích thước của bể.
- Xử lý cây trước khi trồng để loại bỏ mầm bệnh, vi sinh vật gây hại đến hệ sinh thái trong bể. Có thể dùng thuốc tây, pha theo tỉ lệ 1 : 19. Nhưng cây vào dung dịch trong 2 – 3 phút sau đó rửa lại thật sạch.
- Chọn lựa cây thủy sinh sẽ phụ thuộc cả vào loại cá nuôi.
- Nên chọn đa dạng một vài loại để tăng tính thẩm mỹ cho bể.
Sỏi nền
Sỏi nền rải ở dưới bể cá có tác dụng trang trí và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái trong đó. Vì thế, đây cũng là một thứ không thể thiếu. Sỏi nền cũng có tác dụng giảm stress, giúp cá bơi lội tự nhiên, năng động hơn.
Chọn sỏi nền cần chú ý đến màu sắc, kích thước và khối lượng sỏi trong bể. Đảm bảo cân đối và thẩm mỹ.
Ống thay nước (Siphon)
Ống thay nước (Siphon) có cốc lắng sỏi dùng để thay nước bể cá cảnh. Trên thị trường có rất nhiều loại ống thay nước (Siphon). Tùy vào chiều cao của bể mà bạn mua cho phù hợp.
Cây sưởi ấm hồ cá
Cây sưởi ấm hồ cá dùng để tăng nhiệt độ nước trong bể khi thời tiết quá lạnh, nhất là ở miền Bắc. Bởi vì nếu nhiệt độ nước giảm sâu, cá dễ bị “ốm” mà chết.
Có nhiều loại cây sưởi với công suất khác nhau nhưng bạn nên chọn loại có nhiệt kế đi kèm. Khi mua, bạn cần quan tâm đến công suất sưởi. Trung bình, cứ 100 – 200 lít nước sẽ cần 1 cây sưởi có công suất 100W.
Cân nhắc vị trí đặt cây sưởi để không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bể. Đảm bảo an toàn điện tuyệt đối. Phần tỏa ra nhiệt lượng nên được ngập chìm hết trong nước và được gắn cố định theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng 45 độ.
Không để cây sưởi trôi nổi trong bể nước. Tốt nhất, nên lắp cây sưởi vào vị trí đầu nước vào.
Đồ trang trí
Bạn có thể sắm thêm một số đồ trang trí cho bể cá cảnh thêm sinh động như: Bình gốm trang trí, đá nổi, đá ong vàng, cây giả gỗ bonsai, hòn non bộ bằng đá hoặc bằng nhựa… Nói chung, chơi bể cá cảnh muốn đẹp cũng cần phải có con mắt nghệ thuật để ngắm nghía, chọn lựa những đồ dùng trang trí phù hợp, đẹp mắt.
Ngoài bể cá bằng kính trong nhà, một vài kiểu bể xây bê tông trong nhà, ngoài sân vườn cũng được quan tâm. Rất nhiều công trình biệt thự, biệt thự vườn mà Kiến trúc Tây Hồ thực hiện đã nói lên điều đó.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách xây hồ cá xi măng đơn giản
Trên đây là những thứ cần thiết để làm một bể cá cảnh. Bước tiếp theo là chọn những loại cá đẹp và phù hợp để nuôi.
Rate this post