Kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì? Những điều cần biết trước khi theo học ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông – DEC Elearning
Điện tử – Viễn thông đang không ngừng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực điện tử, truyền thông. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là gì?
Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông (còn được gọi là Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông) hiểu đơn giản là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
Ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông là ngành đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và viễn thông, người học có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại. Qua đó, sinh viên có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông giúp người học có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến nhất hiện nay và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại. Đồng thời, có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Kiến thức ngành học này bao gồm: cơ sở về phân tích, thiết kế mạch điện tử, thiết kế vi mạch, kiến thức về cải tiến, nâng cấp các hệ thống viễn thông, đài truyền hình, thông tin vệ tinh, lập trình tự động giải quyết vấn đề cụ thể trong vận hành hệ thống và khả năng nghiên cứu, chế tạo nâng cấp các mạng truyền thông.
Tố chất cần có để học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
- Tư duy logic: Nếu có định hướng theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông thì đòi hỏi bạn phải có tư duy logic. Khả năng này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, qua đó dễ dàng quản lý cũng như vận hành hệ thống máy móc kỹ thuật phức tạp.
- Kiên trì nhẫn nại: Đối với ngành kỹ thuật Điện tử – Viễn thông nói riêng và tất cả các ngành trong giáo dục nói chung tính kiên trì nhẫn nại là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sinh viên. Nhưng vì sao ngành này lại đòi hỏi bạn phải có tính kiên trì nhẫn nại cao? Vì hằng ngày trong quá trình làm việc chúng ta phải tiếp xúc với máy móc đòi hỏi chúng ta phải miệt mài sáng tạo để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất trong quá trình làm việc, đối với những công việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chúng ta phải tỉ mỉ cẩn thận, bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.
- Ham học hỏi và trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, theo học ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông bạn cần phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.
- Đam mê: đam mê chính là tố chất quan trọng nhất với tất cả các ngành, vì khi đam mê bạn mới hoàn thành tốt mọi công việc và không bao giờ ngại khó khăn. Đam mê sẽ là bước đệm giúp bạn đi đến thành công.
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
Các Kỹ sư Điện tử – Viễn thông có thể đảm nhiệm công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh… Cụ thể:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch.
- Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm.
NHẬN THÔNG TIN NGÀNH HỌC
Loading …