Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng thành công 100%
Thành lập công ty xây dựng là một hình thức phổ biến được rất nhiều doanh nhân lựa chọn hiện nay để khởi nghiệp. Bởi nhu cầu thi công xây dựng nhà ở, xây dựng tòa nhà văn phòng, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng cầu đường, công trình cấp thoát nước, xây dựng công trình giao thông..v.v.. ngày càng tăng cao. Tuy nhiên rất nhiều người băn khoăn không biết thủ tục thành lập công ty xây dựng ra sao? Thành lập công ty xây dựng cần những gì? mở công ty xây dựng cần bao nhiêu vốn? Chính vì vậy, có rất nhiều quý khách hàng liên hệ Nam Việt Luật với mong muốn được tư vấn thủ tục mở công ty xây dựng cũng như tư vấn kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích có thể giúp doanh nghiệp của bạn khởi nghiệp công ty xây dựng thành công.
Nội Dung Chính
Danh mục ngành nghề kinh doanh nên đăng ký khi thành lập công ty xây dựng
4101
41010
Xây dựng nhà để ở
4102
41020
Xây dựng nhà không để ở
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
4211
42110
Xây dựng công trình đường sắt
4212
42120
Xây dựng công trình đường bộ
Xây dựng công trình công ích
4221
42210
Xây dựng công trình điện
4222
42220
Xây dựng công trình cấp, thoát nước
4223
42230
Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
4229
42290
Xây dựng công trình công ích khác
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
4291
42910
Xây dựng công trình thủy
4292
42920
Xây dựng công trình khai khoáng
4293
42930
Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
4299
42990
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Hoạt động xây dựng chuyên dụng
Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
4311
43110
Phá dỡ
4312
43120
Chuẩn bị mặt bằng
Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác
4321
43210
Lắp đặt hệ thống điện
4322
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
43221
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước
43222
Lắp đặt hệ thống sưởi và điều hoà không khí
4329
43290
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4330
43300
Hoàn thiện công trình xây dựng
4390
43900
Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Ngoài ra còn một số ngành nghề liên quan khi kinh doanh xây dựng vui lòng tham khảo tại: Danh mục ngành nghề kinh doanh
Điều kiện thành lập công ty xây dựng
1/ Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp xây dựng
– Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Không thuộc một trong các trường hợp sau:
+) Tổ chức, cá nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+) Là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;…
+) Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chấp hành hình phạt tù; đang trong thời gian bị cấm hành nghề kinh doanh,…
2/ Điều kiện về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty xây dựng
Nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký nhóm ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp thông thường thì không có yêu cầu hay hạn chế về vốn, bằng cấp, kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạt trong các lĩnh vực kinh doanh sau bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- Khảo sát xây dựng
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Tư vấn quản lý dự án
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng
- Kiểm định xây dựng;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp.
Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng thành công
Kinh nghiệm thành lập công ty xây dựng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí để đi tìm hiểu thủ tục thành lập công ty xây dựng, cũng nhưng tận dụng kinh nghiệm mở công ty xây dựng của những người đi trước sẽ giúp bạn tận dụng được nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh và phát triển cho doanh nghiệp sau này. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp bạn dễ thành công hơn trong tương lai do được định hướng thành lập công ty xây dựng ngay từ ban đầu bởi những người chuyên thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng như công ty Nam Việt Luật. Kinh nghiệm mở công ty riêng của những người đi trước sẽ là những bài học vô cùng quý giá cho những người muốn mở công ty xây dựng. Mở công ty xây dựng là điều dễ dàng nhưng làm sao có kinh nghiệm để duy trì được nó thì cần phải có chiến lược kinh doanh bài bản và rõ ràng.
Đặc biệt đối với việc thành lập công ty xây dựng bạn cần phải có kế hoạch huy động vốn cụ thể. đăng ký ngành nghề kinh doanh, lựa chọn người đại diện pháp luật, tìm hiểu về đối tác kinh doanh, thị trường, tìm hiểu về quản trị tài chính, báo cáo thuế, kế toán. Hãy cùng Nam Việt Luật chúng tôi tìm hiểu những kinh nghiệm mở công ty xây dựng của người đi trước.
>>>>Xem thêm:”Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần”.
Kinh nghiệm về cân đối lựa chọn mức vốn thành lập công ty xây dựng:
Vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng tối thiểu là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tối đa?
Nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty xây dựng. Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó. (Tham khảo chi tiết tại bài: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty).
Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty xây dựng như thế nào?
Khi mới thành lập công ty ban đầu, các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp, cho nên bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí nhất .Địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác, một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty. (Tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt địa chỉ công ty).
Kinh nghiệm về cách đặt tên công ty xây dựng phù hợp theo quy định pháp luật:
Kinh nghiệm đặt tên công ty là khi đặt tên công ty thì phải lựa chọn tên công ty không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật (Tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt tên công ty).
Kinh nghiệm về đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì? Và ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là gì?
Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định. (Tham khảo chi tiết tại bài: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện).
Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
(Tham khảo chi tiết tại bài: “Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định”. và:” Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề).
Kinh nghiệm về việc góp vốn thành lập công ty xây dựng
Việc góp vốn công ty xây dựng trong thời hạn bao lâu? Góp vốn bằng tài sản gì? Mời các bạn tham khảo tại bài viết:”Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp”.
Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật công ty xây dựng như thế nào?
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Cho nên bạn cần lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp, tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng về kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật. (Tham khảo chi tiết tại bài: Quy định về người đại diện theo pháp luật).
Kinh nghiệm về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
– Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty xây dựng Một Thành Viên, Công ty xây dựng Hai Thành Viên trở lên, Công ty xây dựng, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Xem đầy đủ tại bài viết:”Tư vấn lựa chọn loại hình công ty”.
Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty xây dựng?
+ Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Tham khảo mức đóng thuế môn bài tại bài viết: Vốn điều lệ là gì?). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
+ Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
+ Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
Kinh nghiệm đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử
– Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng như thế nào?
– Đại diện pháp luật mang CMND + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.
Kinh nghiệm về việc đăng ký nộp thuế điện thử thông qua tài khoản ra sao?
– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp.
Kinh nghiệm dùng phần mềm để nộp tờ khai thuế và đóng thuế cho công ty xây dựng:
– Dùng phần mềm chữ ký số điện tử. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế.
Kinh nghiệm lựa chọn người làm kế toán cho công ty xây dựng hoặc thuê dịch vụ kế toán
– Doanh nghiệp sau khi được thành lập thì bắt buộc phải có người làm kế toán cho công ty. Kế toán của công ty thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
Kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu truyền thống và Online cho công ty xây dựng:
– Khi thành lập công ty mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp mình, cho nên cần chú ý xây dựng thương hiệu dạng dễ nhớ, dễ đọc, ngắn gọn, xúc tích và đặc biệt phải có ý nghĩa đối với khách hàng và với ngành nghề mình kinh doanh. Đặc biệt phải kết hợp giữa Marketing truyền thống và Marketing online trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Marketing truyền thống là bán hàng và giữ những mối quan hệ khách hàng thông qua quan hệ thân quen, giới thiệu. Còn Marketing Online là xây dựng và phát triển thương hiệu trên không gian mạng, đây là kênh phát triển thương hiệu không giới hạn biên giới và là xu thế hiện tại và trong tương lai. Cho nên doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần kết hợp tốt 2 loại hình Marketing này để có được lượng khách hàng ổn định.
Am hiểu pháp luật, nắm vững thị trường với ngành hàng mà bạn kinh doanh:
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa, nước ta đã gia nhập WTO và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, là cơ hội làm ăn rộng mở song hành cùng nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt Việt Nam sắp ký kết hiệp định TPP ( Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ). Do đó, dĩ nhiên, bạn phải am hiểu pháp luật để tránh những tình trạng rủi ro, thiếu hiểu biết có thể xảy ra với công ty của bạn.
Bên cạnh đó việc am hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng cũng luôn có lợi bởi chúng sẽ giúp bạn giải quyết bài toán về nguồn cung, cầu, từ đó giải pháp về vấn đề tồn kho sẽ được đưa ra giải quyết sớm. Am hiểu pháp luật đầu tiên sẽ giúp bạn nhanh chóng làm thủ tục thành lập công ty nhanh chóng, gọn lẹ để đi vào kinh doanh.
Huy động vốn cho công ty xây dựng:
Vốn luôn là phần quan trọng của công ty, dù mục đích sử dụng vốn của bạn muốn xoay vòng hay sản xuất. Chúng quyết định sự tiếp tục hoạt động hay ngừng hoạt động của công ty bạn. Huy động vốn với việc thành lập công ty xây dựng có chút khó khăn là bạn phải chứng minh cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ sinh lời. Từ đó họ mới đầu tư, Bạn muốn biến ý tưởng trên giấy của mình thành hiện thực, hãy lưu tâm huy động vốn.
Lên kế hoạch chi tiết các chiến lược kinh doanh lâu dài cho công ty xây dựng:
Hoạch định tài chính, địa điểm kinh doanh, phân bố nhân công hợp lý là những vấn đề không bao giờ cũ cả. Bạn cũng nên có kế hoạch dự phòng và tính toán tỉ mỉ phương án rủi ro để tìm cách khắc phục, tháo gỡ nếu không may vấp phải. Đồng thời xác định hướng đi lâu dài cho công ty bạn là gì? bỏ qua cái lợi trước mắt, bạn cần lập kế hoạch tác chiến lâu dài, vừa để quay vòng vốn vừa để ổn định nhân công, mặt bằng.
Trong thời gian hoạt động công ty có rất nhiều chuyện sảy ra, có thể công ty bạn đang hoạt động nhưng có hướng kinh doanh mặt hàng khác bạn cũng có thể thay đổi giấy phép kinh doanh để có thể kinh doanh bình thường, công ty có thành công hay không tất cả phụ thuộc vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn.
Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Thành lập công ty xây dựng cần những gì? Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, xác định địa chỉ đặt trụ sở chính, xác định ngành nghề kinh doanh, xác định vốn điều lệ khi đưa ra kinh doanh, xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty…Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin bạn sẽ tiến hành các bước mở công ty xây dựng như sau:
Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Điều lệ hoạt động công ty
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực: Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân; Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nhận giấy chứng nhân đăng ký thành lập công ty xây dựng và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 3: Làm dấu pháp nhân và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Liên hệ công ty có chức năng làm con dấu để tiến hành làm con dấu, sau đó thông báo mẫu dấu lên sở kế hoạch đầu tư để con dấu có giá trị pháp lý và bắt đầu sử dụng
Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau khi nhận giấy phép mở công ty xây dựng
Treo biển tại trụ sở công ty;
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;
Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
Kê khai và nộp thuế môn bài của doanh nghiệp
In và đặt in hóa đơn.
Như vậy, thủ tục mở công ty xây dựng cũng giống như cách thành lập công ty của nhiều ngành nghề khác. Mọi doanh nghiệp đều cần phải nắm rõ và tuân thủ không sai xót tránh gây vi phạm quy định của pháp luật. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian trong việc soạn hồ sơ thành lập công ty, hãy tham khảo dịch vụ thành lập công ty của Nam Việt Luật. Là một đơn vị có uy tín trong việc tư vấn thành lập công ty, chúng tôi sẽ thay quý khách hoàn tất các thủ tục pháp lý đúng theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dịch vụ thành lập công ty xây dựng uy tín- Nam Việt Luật
Nam Việt Luật là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty xây dựng trọn gói uy tín nhất TPHCM. Chỉ cần bạn liên hệ, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ miễn phí từ khâu lựa chọn ngành nghề về xây dựng theo đúng quy định pháp luật, cách đặt tên, địa điểm đăng ký tru sở kinh doanh, soạn thảo giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu, đề án kế hoạch phát triển công ty xây dựng, cách mở công ty xây dựng tiết kiệm chi phí,… Với kinh nghiệm phục vụ cho nhiều doanh nghiệp thành lập công ty trong suốt hơn 10 năm qua, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một gói dịch vụ thành lập doanh nghiệp tiện lợi và đúng luật.
Nếu bạn có thắc mắc chưa giải quyết được liên quan tới việc thành lập công ty xây dựng, hãy liên hệ với chúng tôi. Nam Việt Luật sẵn sàng tư vấn cho bạn một cách chi tiết nhất để công ty bạn có thể hoạt động được tốt nhất.
Những câu hỏi và câu trả lời liên quan thành lập công ty xây dựng bạn nên tham khảo:
1. Điều kiện mở công ty xây dựng
Về chủ thể doanh nghiệp: Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu về tư cách pháp nhân; không thuộc các trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
Về bằng cấp chuyên môn: Theo quy định tại Điều 157 Luật xây dựng 2014 thì tổ chức được hành nghề thi công xây dựng công trình khi đáp ứng đủ ba điều kiện sau:
-
Có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình tương ứng với loại, cấp công trình xây dựng;
-
Chỉ huy trưởng công trình có năng lực hành nghề thi công xây dựng công trình và chứng chỉ hành nghề phù hợp;
-
Có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu về an toàn và chất lượng xây dựng công trình.
**Nếu chủ thể mở công ty xây dựng liên quan đến ngành nghề dân dụng, công nghiệp thì không cần hạn chế về vốn, bằng cấp và kinh nghiệm của doanh nghiệp.
2. Thành lập công ty xây dựng cần những gì?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn vốn, tên công ty, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh và loại hình công ty theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những loại hồ sơ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
3. Mở công ty xây dựng cần bao nhiêu vốn
Theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan không quy định mức vốn pháp định (mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập) đối với các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, thành lập công ty xây dựng là ngành nghề yêu cầu vốn kinh doanh lớn hơn so với các ngành nghề dịch vụ khác.
4. Giám đốc công ty xây dựng có cần bằng cấp không?
Có, theo Khoản 2 Điều 65 Luật doanh nghiệp 2014 về Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc quy định: “Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác”.
5. Có nên thành lập công ty xây dựng?
Tham khảo những lợi ích từ việc mở công ty xây dựng dưới đây sẽ giúp bạn quyết định việc thành lập hay không:
- Là một ngành có tiềm năng bởi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng ngày càng cao.
- Phát triển thương hiệu của công ty mình, vì mọi người sẽ thích lựa chọn thương hiệu nổi tiếng, uy tín.
- Để phát triển dịch vụ xây dựng trên quy mô lớn hơn, lợi nhuận cao hơn.