Kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản đậu ngay lần đầu
Trước khi sang Nhật làm việc, người lao động sẽ trải qua buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng Nhật Bản. Để giúp người lao động tự tin, không trở nên quá lo lắng, Suleco sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản và những câu hỏi thường gặp giúp tăng khả năng đậu ngay lần đầu qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Các câu hỏi khi đi phỏng vấn XKLĐ Nhật Bản
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi trong quá trình phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật. Tuy nhiên có một vài câu hỏi sẽ thường được sử dụng như: Tại sao bạn muốn làm việc ở Nhật Bản? Bạn đã tìm hiểu gì về công ty hay về đất nước Nhật Bản chưa? Dưới đây Suleco sẽ chia sẻ cho bạn cách trả lời các câu hỏi khi đi phỏng vấn XKLĐ Nhật thường gặp.
Vì sao bạn muốn làm việc tại Nhật Bản?
日本に行く目的は何ですか? / Nihon ni iku mokuteku wa nan desuka? /: Mục đích đi Nhật Bản của bạn.
Đối với bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc tại Nhật Bản” sẽ luôn là câu hỏi được đề cập nhiều nhất. Vì vậy, bạn hãy tham khảo trước một số cách trả lời cho câu hỏi quan trọng này.
Khi trả lời câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc ở Nhật Bản, bạn không nên chỉ đưa ra những mục đích như kiếm thêm thu nhập mà hãy đề cập thêm đến việc mở rộng cơ hội phát triển khác. Câu trả lời cụ thể cho câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc ở Nhật Bản có thể là học hỏi cách làm việc của người Nhật, học tiếng Nhật, tự lập hơn…
Vì vậy, ”Tôi đi Nhật để học hỏi kinh nghiệm làm việc và kiếm tiền phụ giúp gia đình” là câu trả lời hợp lý nhất đối với các bạn.
Chú ý nhỏ: Với câu hỏi này thì các bạn đừng vội đưa ra cho mình câu trả lời nhanh chóng. Dù lý do có chính đáng thì chúng ta cũng khéo léo đưa thêm một chút lý do khác vào. Một số bạn thật quá lại trả lời ”đi Nhật để kiếm tiền” hay ”đi Nhật để khám phá” rất dễ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
>> Xem thêm: Sống và làm việc tại Nhật Bản <<
Giới thiệu về ưu điểm và nhược điểm của bản thân
短所と長所を教えて下さい。 /Tansho to choushou wo oshietekudasai/: Em hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình.
Nhà tuyển dụng thường để ý đến thái độ, gương mặt của bạn. Vì vậy, hãy tự tin, trả lời thật thoải mái. Cố gắng luôn mỉm cười, nhìn vào mắt hoặc tâm trán của họ. Trả lời rõ ràng, dứt khoát để thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà, luôn lắng nghe. Khi trả lời câu hỏi này, người lao động chỉ cần thoải mái nêu ra những ưu nhược điểm của bản thân. Tuy nhiên cần lưu ý như sau:
- Nên đưa ra 1 – 2 nhược điểm không hoặc rất ít gây ảnh hưởng tới công việc.
- Tránh nói những điều khiến người phỏng vấn nghĩ rằng bạn là người kém cỏi, không đủ khả năng hoặc thiếu sự cẩn thận.
- Không nên phủ nhận rằng mình không có điểm yếu.
- Sau khi nói ra điểm yếu của mình bạn nên nói thêm câu: いくら大変でも頑張ります。/Ikura taihen demo ganbarimasu. /: Dù có vất vả thế nào tôi cũng sẽ cố gắng.
CHỮ HÁN
HIRAGANA
DỊCH NGHĨA
真面目まじめNghiêm túc, chăm chỉ, cần mẫn.勤勉きんべんCần cù, chăm chỉ熱心ねっしんNhiệt tình.優しいやさしいDễ tính, hiền lành, tốt bụng.賢いかしこいThông minh, khôn ngoan, khôn khéo.リーダーシップがあるCó khả năng lãnh đạo豊かな発想力ゆたかなはっそうりょくCó tính sáng tạo大胆だいたんQuyết đoán集中力しゅうちゅうりょくCó khả năng tập trung cao素直すなおThẳng thắn, thật thà忘れっぽいわすれっぽいHay quên.内気うちきNhút nhát
Bạn hiểu gì về Nhật Bản?
日本のことについて、何を知っていますか?/Nihon no koto ni tsuite nani ga shitteimasuka?/: Bạn có hiểu biết gì về Nhật Bản
Bạn có thể trả lời câu hỏi này bằng cách nói đến những địa điểm, đặc trưng của Nhật thông qua tivi, sách báo. Bạn cũng có thể đề cập một vài văn hoá khi làm việc và ứng xử của người Nhật mà bạn đã tìm hiểu qua.
>> Tìm hiểu thêm: Các ngày lễ của Nhật Bản <<
Nếu đi Nhật suốt 3 năm, bạn không được về Việt Nam thăm gia đình, vậy bạn có chấp nhận không?
もし、日本へ行ったらずっと三年間ベトナムへ帰れないですが大丈夫ですか。
Moshi nihon he ittara zutto sannenkan betonamu he kaerenai desuga daijobu desuka?
Đương nhiên là trước khi quyết định đi nhật thì bạn đã suy nghĩ, lên kế hoạch và bàn bạc kỹ với gia đình. Vì vậy, việc không về nước trong quá trình thực tập 3 năm bên Nhật là không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu có lo lắng hay thắc mắc gì chưa hiểu thì nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Ví dụ như trong gia đình có bố mẹ hay anh chị em bị ốm nặng, tai nạn nguy kịch… thì sẽ được giải quyết như thế nào.
Công việc hiện tại của bạn là gì?
現在の仕事は何ですか? /Genzai noshigoto ha nandesuka./: Công việc hiện tại của bạn là gì?
Nếu bạn đang đi làm thì trả lời đúng công việc mình đang làm, nếu bạn chưa có việc làm thì nên trả lời là đang phụ giúp công việc cho bố mẹ ví dụ như làm nông nghiệp. Tuyệt đối không nên thêu dệt thêm thông tin không đúng sự thật.
Một vài từ vựng về nghề nghiệp:
Nghề nghiệp
ViếtPhiên âmNông nghiệp農業nougyouCơ khí機械kikaiHàn溶接yousetsuMay縫製houseiĐiện電気denkiĐiện tử電子denshiXây dựng建設kensetsuNấu ăn料理ryouriKế toán経理keiri
Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?
一ヶ月の給料はいくら貰いますか?/ikkagetsu no kyuryo ha ikura moraimasuka/: Lương tháng của bạn?
Bạn nên trả lời câu hỏi này với đúng mức thu nhập hàng tháng của bạn. Nếu có tăng ca hoặc làm thêm bạn cũng nên đề cập đến.
Số tiền tiết kiệm 3 năm bên Nhật, sau khi về Việt Nam bạn sẽ dự định làm gì?
Nhiều nhà tuyển dụng luôn muốn biết bạn sẽ sử dụng số tiền kiếm được như thế nào sau khi về nước. Qua câu trả lời của bạn phía nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi trả lời. Bạn có thể trả lời theo một số cách như sau:
- Đầu tư để kiếm thêm thu nhập
- Phát triển ngành nghề mình đã được học.
- Lo cho gia đình, con cái…
Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?
Hãy trả lời những hiểu biết của bạn về đơn hàng tại Nhật đang ứng tuyển, ví dụ như: “Tôi tham gia đơn hàng may mặc này vì tôi đã có kinh nghiệm may 2 năm” hay “Tôi chọn công việc làm cơm hộp này vì tôi giỏi nấu ăn”…
Bạn hãy nói sự hiểu biết của bản thân về công việc mà bạn tham gia ứng tuyển. Nếu trúng tuyển, làm việc tại đây thì bạn chắc chắn sẽ gắn bó lâu dài. Hãy cho họ biết dự định của bạn làm việc này vì bạn muốn sau này về Việt Nam bạn muốn làm tốt công việc này.
>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn thực tập sinh Nhật Bản <<
2. Trình tự một buổi phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản
Một buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ diễn ra với 4 bước như sau:
- Vào phòng phỏng vấn
- Chào hỏi và giới thiệu bản thân
- Phỏng vấn với nhà tuyển dụng
- Câu hỏi của bạn cho nhà tuyển dụng
Các cách kiểm tra kỹ năng/tính cách của nhà tuyển dụng Nhật Bản
- Phần phỏng vấn yêu cầu sự tập trung
Họ đưa ra một hỗn hợp đậu đen và đậu tương trộn lẫn nhau, sau đó cung cấp cho các thí sinh mỗi người một đôi đũa, việc của các thí sinh là gắp các hạt bỏ riêng ra ngoài, ai gắp nhiều sẽ được đánh giá tốt hơn. Tuy đơn giản nhưng nhìn vào đó, người Nhật sẽ thấy bạn làm việc thế nào, có tập trung vào trong công việc hay không.
- Phần phỏng vấn yêu cầu nhanh và chính xác
Đưa cho mỗi thí sinh một bộ bài lơ khơ, nhiệm vụ của các thí sinh là chia bài vào 4 ô đã có sẵn trên mặt bàn, quân bài phải ngửa phần bài ở mỗi ô đều không lấn sang ô khác và càng gọn gàng càng tốt. Yêu cầu là nhanh và chính xác.
- Phỏng vấn yêu cầu sức khỏe
Với một số đơn hàng về nông nghiệp, xây dựng, yêu cầu bạn đủ sức khỏe đi làm việc, ngoài việc khám sức khỏe, họ vẫn đưa ra một phần thử thách yêu cầu thí sinh phải vác một bao cát nặng 20kg lên vai và đi khoảng 5 bước chân là đạt.
- Phỏng vấn về logic
Sẽ có một bài test IQ cho bạn làm trong khoảng 15 phút bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia cơ bản. Ai làm được nhiều và chính xác nhất sẽ được đánh giá cao hơn.
> Xem thêm: Hồ sơ thực tập sinh Nhật Bản <<
>> Tìm hiểu thêm: Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản <<
3. Tạo ấn tượng đầu tiên cho nhà tuyển dụng
Bạn cần thể hiện một thái độ tích cực, lịch sự trong suốt quá trình tuyển dụng. Một số kinh nghiệm giúp bạn tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng Nhật bản như sau:
- Gõ cửa phòng 3 lần: Đây là phép lịch sự tối thiểu khi vào phòng.
- Sau khi nhận được sự cho phép: Chào hỏi và mở cửa, đóng cửa nhẹ nhàng.
- Cúi người chào bàn phỏng vấn
- Trước khi ngồi xuống ghế bạn nên nói lại “Tôi xin phép ạ”
- Luôn giữ khuôn mặt tươi sáng và luôn nở nụ cười tự nhiên
4. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
Việc chào hỏi và giới thiệu khi phỏng vấn cũng cần có kỹ năng và cách thể hiện tốt. Suleco sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản đậu ngay lần đầu:
-
Cúi người và chào bàn phỏng vấn
“はじめまして” “hajimemashite” Có nghĩa là “ rất vui được gặp bạn”.
Đối với người đi phỏng vấn và lại là lần đầu gặp gỡ bạn nên chọn cách chào hỏi ở mức độ lịch sự nhất là cúi chào 45 độ (giải thích về 3 mức độ cúi chào của người Nhật)
Tuy từng thời điểm và hoàn cảnh giao tiếp mà người Nhật sẽ sử dụng những góc độ cúi chào khác nhau:
- Chào hỏi xã giao hàng ngày, cúi người khoảng 15 độ.
- Chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ.
- Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó, cúi người khoảng 45 độ.
Việc cúi chào 45 độ trong buổi phỏng vấn như thay cho lời cảm tạ, cảm ơn, thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới nhà tuyển dụng đã dành cơ hội và thời gian để phỏng vấn mình.
-
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đi Nhật
Khi giới thiệu bản thân, bạn cần trình bày cùng với khuôn mặt tươi tắn, nhìn thẳng vào đối phương với thái độ và ánh mắt chân thành.
– Giới thiệu tên
“わたしは NGUYEN VAN A です。” “watashi wa NGUYEN VAN A desu” “Tôi tên là NGUYỄN VĂN A”
– Giới thiệu tuổi
“23歳です。” “nijuusan sai desu” “Tôi 23 tuổi”
– Giới thiệu quê quán, gia đình
Phần này bạn giới thiệu ngắn gọn về quê quán và gia đình hiện tại
Dưới đây là ví dụ về một vài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhậtはじめまして。Rất vui được làm quen23さいです。Tôi 23 tuổiハノイからきました。Tôi đến từ Hà Nộiかぞくは5にんです。Gia đình tôi có 5 ngườiわたしの趣味はサッカーです。Sở thích của tôi là bóng đá
-
Nêu lên nguyện vọng
– Nói lên nguyện vọng muốn đi Nhật Bản làm việc
きぼうはにほんではたらくことです。チャンスをください。/ kibou wa nihon de hataraku koto desu. chansu wo kudasai/ : Nguyện vọng của tôi là muốn đến nhật làm việc.
– Cuối cùng, kết thúc màn chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng câu:
どうぞ、よろしくおねがいします。/douzo, yoroshiku onegaishimasu / : Xin cảm ơn và rất mong nhận được sự giúp đỡ
きぼうはにほんではたらくことです。Nguyện vọng của tôi là muốn đi Nhật Bản làm việcチャンスをください。Hãy cho tôi cơ hộiどうぞ、よろしくおねがいします。Xin cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ
5. Kinh nghiệm phỏng vấn với người Nhật
Bạn cần chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào phòng phỏng vấn. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn Thực tập sinh Nhật Bản. Suleco sẽ tóm tắt cho bạn những yêu cầu, lưu ý khi phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản như sau:
Trang phục
- Ăn mặc gọn gàng, không được nhuộm tóc
- Không nên đeo đồ trang sức và nên để mặt mộc.
Tác phong
- Luôn thể hiện vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, thái độ tích cực và hòa đồng
- Hãy tự tin, bình tĩnh nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng
- Chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Không cần thiết bộc lộ khả năng và thành tích của bản thân. Bởi người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần sẵn sàng học hỏi hơn những thành tích cá nhân.
Thái độ
- Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, nói to, rõ ràng.
- Sử dụng kính ngữ, tôn trọng người đối diện
- Bày tỏ được thái độ khiêm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp, khi chào tạm biệt, cũng như thái độ biết ơn vì người ta đã dành thời gian để tiếp xúc với mình.
- Trả lời ngắn gọn, xúc tích vào đúng trọng tâm của câu hỏi.
Trung thực
- Đừng ngại để nói ra một việc bạn chưa rõ hay chưa biết.
- Trả lời theo thông tin đã có trên CV ban đầu
- Không nên thêu dệt thêm thông tin
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm phỏng vấn xuất khẩu Nhật Bản. Nếu người lao động còn bất kỳ thắc mắc nào về quy định lao động cũng như quy định thanh toán, tính lương thì hãy nhắn tin ngay cho Suleco để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất. Để cập nhật những tin tức mới nhất về quy định lao động tại Nhật, bạn hãy theo dõi Website hoặc Fanpage nhé.