Kinh nghiệm đi lễ đền Dâu – Lễ sao cho đúng? – Oản Cô Tâm

Đền Dâu là ngôi đền thiêng nằm ở vùng núi Tam Điệp được gắn liền với nhiều lời kể và nhiều câu chuyện linh thiêng. Hàng năm, trong dịp lễ hội đầu năm, đền là địa chỉ được đông đảo khách hành hương đến cúng lễ, dâng hương cầu một năm tốt lành, bình an, gia đình êm ấm, thuận hòa.

Do tình hình .dịch .bệnh phức tạp, nhiều thanh đồng đạo quan cùng các con nhang đệ tử không thể về bái yết cửa Cha cửa Mẹ khiến lòng bề bộn không yên. Hiểu được cảm giác đó, từ tháng 5/2021 Oản Cô Tâm nhận gửi đồ lễ về cửa đền và nhờ thủ nhang kêu cầu vái vọng theo ý nguyện của gia chủ. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi đến hotline 03 4545 5959 hoặc nhắn tin zalo đến Oản Cô Tâm.

Đền Dâu thờ ai?

Đền Dâu là nơi thờ Liễu Hạnh công chúa, tức mẫu Liễu Hạnh. Mẫu là một vị thánh trong “tứ bất tử” trong quan niệm của người Việt. Đền Dâu được gắn với truyền thuyết về bà chúa dạy dân trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, phụ giúp vua Lê đánh dẹp nhà Mãn Thanh. Sau mẫu lại hiển linh giúp vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng thành Thăng Long, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm Kỷ Dậu. Người dân ghi nhớ công ơn của Mẫu đã lập đền thờ hàng năm hương khói cúng lễ, và gọi tên đền này là đền Dâu.

Ngoài mẫu Liễu Hạnh, đền còn thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và hệ thống hoàng cô hoàng cậu theo tục thờ ở điện, phủ mẫu.

Xem thêm: Mẫu Liễu Hạnh và sự tích 3 lần giáng hiện trần thế.

Kiến trúc

Đền Dâu đã được nhân dân thành lập từ lâu đời và cũng trải qua nhiều lần tu sửa mới tới hiện trạng đền như ngày nay. Ở thời điểm hiện tại, đền vẫn giữ được những nét cơ bản của một ngôi đền đậm nét tín ngưỡng thờ Mẫu còn lại được cải tạo và xây theo các chất liệu hiện đại. Khiến cho đền trông mới mẻ hơn và cũng bề thế hơn. 

đền dâuđền dâu

Đền có cấu trúc 3 cung rõ ràng. Gồm cung đệ tam ở ngoài, giữa là cung đệ nhị và cuối cùng là cung đệ nhất hay còn gọi là cung cấm.

Cửa vào cung đệ tam được xây theo kiểu cửa truyền thống thường xuất hiện tại những ngôi nhà gỗ mái ngói xưa. Điểm đặc sắc là bậc thềm bước vào trong được làm cao hẳn khiến cho mỗi người bước vào đều phải nhìn xuống dưới chân mình để bước qua. Theo quan niệm, người ta cố tình làm bậc thềm cao để ai vào nhà cũng phải cúi đầu thể hiện sự tôn kính, lễ phép với chủ nhà. Cung đệ tam được trang trí với 4 hàng cột gỗ lim, kê trên các tảng đá cổ bồng cao 40cm. Tại cung này, có tới 16 cột gồm 8 cột quân và 8 cột cái. Tất cả đều được làm gỗ lim sơn son thếp vàng lộng lẫy. Tại đây có 3 bức đại tự được treo trên trần toát lên vẻ uy nghiêm gồm “Tang dã linh từ” (đền thiêng nương dâu), bên phải có bức đại tự “Tối Linh Từ” (đền rất thiêng) và bên trái là “Phúc Tý Ninh Bình” (Giáng phúc che chở Ninh Bình). Cung đệ tam đặt ban thờ Ngũ Vị Tiên Ông.

đền dâu

Tiến vào trong là cung đệ nhị với ban thờ Hội Đồng Tứ Phủ. Bên phải là ban thờ Cô Chín, Ông Hoàng Bảy và cậu bé. Bên trái thờ Chầu Đệ Tứ, Ông Hoàng Mười, Quan Hoàng và Hội Đồng nhà Trần.

đền dầu

 

đền dâu

 

đền trình

Cuối cùng là cung đệ nhất hay cung cấm. Cung cấm được làm theo kiểu chuôi vồ nối đuôi với cung đệ nhị. Nơi đây đặt tượng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu trong một long khảm lớn sơn son thiếc vàng uy nguy, lộng lẫy, tráng lệ. 3 tượng thờ với tượng Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên đặt ở giữa làm bằng đồng, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ bằng gỗ được đặt ở hai bên. Ba pho tượng này đều được tạc vào thời nhà Nguyễn.

đền thờ mẫu liễu hạnh

Kinh nghiệm hành hương cầu lộc đầu năm tại đền Dâu

Nên đến đền trình Quán Cháo trước khi lễ đền Dâu

Theo lệ đi lễ của con hương mỗi dịp đầu năm hay trong mùa lễ hội, thì trước khi đến đền Dâu cúng lễ, phải đến đền Quán Cháo và trình tên tuổi trước cửa cha, cửa mẹ. Cũng bởi vậy mà đền Quán Cháo được nhiều con hương gọi là đền trình Quán Cháo. Hai đền này không nằm trong cùng một khuôn viên mà cách nhau khoảng 1km. 

Tham khảo: Đền Quán Cháo – Dâng hương và cúng lễ

Trình tự dâng lễ

Khi bước vào đền, bạn nên khấn vái bát hương đặt bên ngoài đền trước. Lễ này để chứng xin các quan cai quản đền Dâu chứng giáng và tiếp độ cho gia tiên dòng họ được vào đền.  

đền dâu

Tiến bước vào đền, bạn đặt mâm lễ đã chuẩn bị vào ban thờ tại cung chính giữa hoặc cung trong rồi rồi đọc văn khấn.

Sau đó, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Trong lúc chờ đợi bạn có thể đi dạo tản mát trong đền. Khi hạ lễ, hoa quả, bánh kẹo có thể mang về, còn giấy sớ, tiền vàng thì đem đi hóa tại lò hóa sớ của đền.

Cần chú ý gì khi dâng lễ đền Dâu?

Đền Dâu linh thiêng nên hàng năm cứ đến dịp lễ hội đền, khách hành hương thập phương lại đổ về nơi đây dâng lễ chúa bà, xin lộc, cầu tài, cầu bình an cho gia quyến. Để tỏ lòng thành kính, trọng vọng, các con hương đều dâng lên thánh mẫu những lễ vật đẹp nhất, ý nghĩa nhất.

Ngoài những lễ vật nên sắm như đĩa hoa, đĩa quả với nhiều loại quả khác nhau, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ thì con hương còn dâng lên chúa bà quanh oản nghệ thuật vô cùng lộng lẫy, bắt mắt và mang nhiều ý nghĩa tốt lành để có thể bày biện trên ban thờ được đẹp và lâu dài.

Vì đền Dâu thờ mẫu Liễu Hạn nên quanh oản bạn nên sắm có màu đỏ là đẹp nhất. Ví dụ một trong 3 quanh oản sau đây từ đơn vị Oản Cô Tâm. Bạn có thể xem thêm tại Oản Tứ Phủ lễ Thánh Mẫu.

 

Nếu xưa kia, người ta chỉ dâng quanh oản hình trụ chóp bọc giấy bóng kiếng đơn giản thì nay, người ta dâng lễ oản nghệ thuật với nhiều hình hài chi tiết trang trí độc đáo, đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn. Với những quanh oản nghệ thuật đẹp chuyên để dâng tiến đền Dâu, bạn nên tìm đến Oản Cô Tâm – đơn vị chuyên cung cấp oản nghệ thuật đẹp dâng Tứ Phủ. Mỗi quanh oản được tạo nên đều chất chứa tâm huyết, chất xám của các nghệ nhân đến từ Oản Cô Tâm. Nên khách hàng hoàn toàn an tâm về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Oản dâng tiến đền Dâu sẽ luôn là quanh oản đẹp nhất, ý nghĩa nhất.

Xem thêm: Những điều bạn cần lưu ý khi dâng Oản Tài Lộc trên mâm lễ Phật – Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài vào các ngày lễ tiết trong tháng.

Văn khấn

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa 

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là ……………..

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:………………..

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. 

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Vị trí đền Dâu và kinh nghiệm di chuyển tới đền

Vị trí: nằm phía bên phải mặt đường quốc lộ 1A theo hướng đi từ Hà Nội về Tam Điệp. Đền thuộc địa phận Phường Nam Sơn, Thành Phố Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình.

Phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy, xe khách.

Phí gửi xe: 

  • Xe máy: 5.000đ-10.000đ

  • Ô tô: 30.000đ

Dịch vụ: gửi xe, ăn uống, sắm lễ được đặt ở hai bên, ngay cạnh đền Dâu.

Lộ trình di chuyển:

Nếu đi bằng ô tô, quãng đường tốt nhất là bạn đi qua cao tốc Hà Nội – Ninh Bình – 112km – khoảng 2h – có trạm thu phí: bạn đi từ thành phố Hà Nội vào đường cao tốc Ninh Bình – Hà Nội, rẽ phải khi đi qua cầu nối giữa Nam Định và Ninh Bình rẽ vào QL1A, đi thẳng là đến đền Dâu.

đền dâu

Nếu đi bằng xe máy hoặc đi bằng ô tô nhưng không muốn mất phí cầu đường bạn có thể đi theo đường quốc lộ 1A – 116km – khoảng 3h: từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo đường QL1A đi thẳng vào đền Dâu.

đền dâu

Nếu đi bằng xe khách, bạn bắt xe từ Hà Nội đi về Thành phố Tam Điệp, giá vé khoảng 70.000đ – 100.000đ. Bất cứ xe khách nào về thành phố Tam Điệp đều đi qua đền Dâu.

Lễ hội Đền Dâu

Lễ hội đền Dâu tại Tam Điệp, Ninh Bình được diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch cho đến hết ngày mùng 3 tháng 3. Theo người dân tại đây cho biết thì ngày 15 được cho là ngày đặt hom dâu và cũng là ngày mừng vua Quang Trung chiến thắng khải hoàn. Dù vậy từ trước đó nửa tháng, tức ngày đầu tiên của năm mới thì đền đã nô nức con hương, đệ tử đến nhất tâm cúng lễ chật kín cả sân đền.

Theo lệ tổ chức hội đền Dâu thì trước ngày 15, người ta sẽ tế lễ ở đền Quán Cháo trước rồi mới rước ngai thờ cùng tượng Thánh Mẫu về đền Dâu.  

Hiện nay, tại phần lễ người ta chỉ tế lễ và tế nữ quan chứ không rước tượng và kéo chữ “Mẫu Nghi Thiên Hạ”, “Thiên Hạ Thái Bình” và “Lý Nhân vi mỹ” như trước kia. Tuy nhiên, hiện nay, nhân dân vẫn đang cố gắng khôi phục hai tục lễ vô cùng đặc sắc này. 

Cũng như bao đền khác, tại đền Dâu trong mùa lễ hội cũng tổ chức hầu đồng, tôn lô nhang cầu bình yên, tốt lành cho muôn dân, trăm họ.