Kiến Trúc Sư Là Gì? Cơ Hội Việc Làm Với Ngành Kiến Trúc Sư
Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư là người lên ý tưởng thiết kế kiến trúc, mặt bằng, nội thất và cảnh quan cũng như cấu trúc của công trình,… trên cơ sở đó kiến trúc sư sẽ đưa ra những dự đoán sự phát triển của công trình hay làm thiết kế quy hoạch của khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới mẻ, độc đáo, thông minh, đẹp mắt,…
Đồng thời kiến trúc sư cũng là người thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm về qui trình xây dựng thực tế theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã đề ra.
Theo đó, kiến trúc sư sử dụng chất xám và sự sáng tạo của bộ não kết hợp cùng sự khéo léo của đôi tay để tạo nên bản vẽ cho dự án mới hoặc tái tạo, nâng cấp và sửa chữa những dự án cũ theo nhu cầu của khách hàng.
Nội Dung Chính
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp
1. Giao tiếp tốt
Bất kì công việc, ngành nghề nào cũng cần sự giao tiếp. Nếu không tiếp xúc với khách hàng thì sẽ giao tiếp hằng ngày, giao tiếp trong công ty. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết quyết định sự thành công của một người.
Đối với một kiến trúc sư, giao tiếp tạo nên sức mạnh, giups kiến trúc sư có khả năng trình bày về tầm nhìn, kế hoạch, dự án một cách tốt và hoàn thiện nhất. Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng vàng mà mỗi kiến trúc sư phải có.
2. Có kiến thức pháp luật
Là một kiến trúc sư, kiến thức chung về pháp luật sẽ là cơ sở quan trọng. Quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng sẽ ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc và cách thiết kế. Vì vậy, hãy nắm chắc các kiến thức pháp luật cơ bản để có thể thiết kế theo đúng quy chuẩn xây dựng pháp luật đã qui định.
3. Kiến thức toán học
Nếu kỹ sư và công nhân xây dựng là những người góp phần thực hiện nên một kiến trúc, công trình đẹp thì nhân vật chủ chốt để có thể vẽ lên bản thiết kế hoàn mỹ đó là kiến trúc sư. Những thiết kế này phải dựa trên sự đo lường chính xác, tỷ lệ thích hợp nếu bản thiết kế muốn áp dụng vào thực tế.
4. Kiến thức về kỹ thuật
Giống như vai trò của kiến thức về toán học, kiến thức về kỹ thuật cũng cần bạn phải am hiểu. Sẽ có những thiết kế với yêu cầu của khách hàng rất phức tạp, nên việc dùng kỹ thuật trong các thiết kế sẽ giúp kiến trúc sư làm việc hiệu quả hơn
5. Kiến thức về mỹ thuật
Ngoài việc phải tính toán, đo lường và chia tỷ lệ một cách chính xác, việc vẽ lên một bản thiết kế hoàn chỉnh đòi hỏi bạn phải có thêm kiến thức về mỹ thuật. Bạn không thể vẽ ra một bản thiết kế, một kế hoạch nếu chỉ dựa vào các con số toán học và kỹ thuật. Nên vì thế, khả năng về kiến thức mỹ thuật là điều rất cần và quan trọng cho bạn trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp
6. Kỹ năng lãnh đạo
Là một kiến trúc sư, bạn có thể là người dẫn dắt đội thiết kế và có thể là cầu nối giữa nhiều nhóm người khác nhau. Bạn có thể sẽ quản lý một số người trong thành viên nhóm khi chuyển từ kế hoạch sơ lược ban đầu sang bản thiết kế chi tiết để triển khai.
Nhiệm vụ của một kiến trúc sư
Nhiệm vụ của một kiến trúc sư thường là ở giai đoạn đầu của các dự án. Các kiến trúc sư thường sẽ là người chủ trì cho công trình họ phụ trách. Họ kết hợp với các chuyên gia khác trong các lĩnh vực khác nhau để xây dựng, đề ra thiết kế, bản vẽ hợp lý nhất
Lợi ích khi làm kiến trúc sư
Kiến trúc sư được đào tạo để có một trí tưởng tượng phong phú và có một tầm nhìn tổng thể nhất. Kiến trúc sư được thoải mái tưởng tượng và biểu đạt nó qua bản vẽ. Ngoài những điều đó, khi lựa chọn ngành nghề kiến trúc sư bạn còn được:
-
Kiểm tra và học hỏi bằng cách thử nghiệm rất nhiều thứ lặp đi lặp lại
-
Dựng lên những mô hình một cách nhanh chóng và thể hiện nó một cách tự nhiên
-
Thích nghi được với việc kế hoạch luôn thay đổi nhanh chóng và không chắc chắn
-
Được rèn luyện phải suy nghĩ về cả một hệ thống và tư duy theo từng giai đoạn
-
Rèn luyện được tính chọn lọc phản hồi và ý kiến.
Vị trí việc làm của kiến trúc sư
1. Kiến trúc sư thiết kế nội thất
Kiến trúc sư nội thất gặp gỡ, tìm hiểu và lấy ý kiến của khách hàng. Từ đó đưa ra các ý tưởng thiết kế phù hợp với nhu cầu và không gian. Chuẩn bị và trình bày các đề xuất thiết kế, bao gồm bản vẽ chi tiết tòa nhà, dự án sửa chữa hay khôi phục đã hoàn thành.
Việc làm Kiến trúc sư nội thất mới nhất
2. Kiến trúc sư thiết kế 3D
Thực hiện các bản vẽ 2D, phối cảnh 3D… bản vẽ khai triển ý tưởng phát triển, đầu tư dự án của Công ty. Đề xuất các giải pháp thiết kế, thi công… đảm bảo quá trình triển khai của các dự án trong từng giai đoạn
Việc làm Kiến trúc sư 3D mới nhất
3. Kiến trúc sư đô thị
Thiết kế đô thị là một trong những chức danh công việc khá mới. Họ chuyên về thiết kế công trình cho các môi trường đô thị cũng như phát triển tầm nhìn quy hoạch cho các dự án.
4. Kiến trúc sư cảnh quan
Kiến trúc sư thiết kế cảnh quan chuyên về thiết kế và cải tạo không gian ngoài trời, công trình công cộng như công viên, trung tâm mua sắm,… Những công trình mà họ thiết kế sẽ góp phần nâng cao giá trị cuộc sống cho những người xung quanh.
5. Kiến trúc sư dự án
Họ chủ yếu phụ trách liên hệ với khách hàng và các bên liên quan khác nên gần như không có chuyên môn về thiết kế. Ngược lại, họ chịu trách nhiệm quản lý dự án và liên quan chủ yếu đến công đoạn xây dựng.
Qua bài viết này hy vọng đã hiểu được kiến trúc sư là gì? Các kiến trúc sư đã cống hiến niềm đam mê của mình để làm cho những dự án thêm đa dạng và nhiều màu sắc như chính cuộc sống của họ vậy. Và nghề kiến trúc cũng được cho là một nghề khá khó và áp lực. Mong bạn sẽ tìm hiểu thật kỹ và sống hết mình với đam mê.