Kiến trúc đẹp tại Hải Dương được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Hải Dương là một trung tâm văn hóa và tâm linh của miền Bắc với nhiều di tích lịch sử bậc nhất ở Việt Nam vẫn còn được gìn giữ. Vùng đất này còn có rất nhiều các lễ hội trong năm hấp dẫn du khách.

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nước ta. Hải dương cách Hà Nội 57km về phía đông và cách thành phố Hải Phòng 45km về phía tây. Phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Đông giáp Hải Phòng, phía Tây giáp Bắc Ninh và phía Nam giáp Thái Bình. Hải Dương nổi tiếng với hàng trăm khu di tích văn hóa lịch sử cũng như hàng nghìn giai thoại về các danh nhân lịch sử văn hóa của dân tộc như Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh,…Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc Hải Dương bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Hồ Bạch Đằng nằm trong công viên Hải Dương. Mọi người thường đến đây để tận hưởng một không gian sinh thái khá lý tưởng.

Khí hậu tại Hải Dương mang đậm nét của khí hậu Bắc Bộ với 4 mùa trong năm. Nếu bạn muốn thưởng thức những trái cây tươi ngon được hái trực tiếp trên cành thì hãy tới đây vào mùa hè, còn không thời tiết mùa thu với nắng nhẹ dịu, không khí không quá oi nóng là thời điểm thích hợp nhất để du lịch Hải Dương.

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn (tên chữ là Tư Phúc tự hay Côn Sơn Tự), còn gọi là chùa Hun, là một ngôi chùa nằm trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ cộng hòa xếp hạng di tích quốc gia ngay trong đợt I năm 1962. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.

Tên chữ của chùa là Tư Phúc tự hay Thiên Tư Phúc Tự, trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hỏa công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun.

Sang thời Nguyễn, chùa còn khá tốt, cảnh quan vẫn tươi đẹp tuy quy mô đã nhỏ hơn nhiều. Chùa Côn Sơn ngày nay vẫn còn tầng tầng lớp lớp kiến trúc Hải Dương theo lối chùa cung đình gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước. gác chuông, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), tổ đường, điện Mẫu, nhà bia. Hai dãy tả hữu hâu hành lang dài 75,13m, rộng 3,86m, mỗi bên có 29 gian.

Chùa Côn Sơn sau đợt tôn tạo thời Lê trung hưng là một công trình kiến trúc hoàn thiện.

Trước sân tiền đường chùa Côn Sơn có những cây đại cổ, làm tăng cảnh đẹp và tôn nghiêm của chùa. Trong quần thể chùa có rất nhiều những cây thông lâu năm, đặc biệt là hai hàng thông cổ thụ trong sân chùa tạo thành con đường thông. Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp, lớn nhất là Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc. Người xưa cho rằng Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân. Giếng Ngọc cũng có thời gian bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc đã cho khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân xung quanh giếng. Đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.

Hệ thống tượng điêu khắc ở chùa Côn Sơn khá đặc sắc với nhiều pho tượng hiếm gặp ở các chùa khác. Bên trong gian chính điện, các ban thờ được sắp đặt đầy đủ theo truyền thống gồm: Ban Tam Bảo ở chính giữa, Nhị vị Hộ Pháp hai bên, ban thờ Đức Ông, ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Mẫu. Hai pho tượng hộ pháp tại chính điện được người dân làng Tân An, huyện Thanh Hà, Hải Dương gửi lên khi chạy giặc và hiện vẫn còn tại chùa, trong tình trạng rất tốt, ít bị hư hại.

Tương truyền ở ban thờ đầu hồi phía Đông nhà Tổ có 2 pho tượng nhỏ đắp đất, ngồi xếp bằng, một đàn ông, một đàn bà hướng về bàn thờ Phật. Tăng ni tu ở chùa Côn sơn không biết hai pho tượng đó là ai và có tự bao giờ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, các tăng ni Phật tử sợ quân Pháp đến chùa tàn phá, đã đem đồ thờ và các pho tượng nhỏ cất giấu ở trong núi. Vào một đêm mưa gió sấm sét to, sư ông trụ trì chùa ngủ không yên, đợi sáng hôm sau trời tạnh vào thăm lại các tượng. Sư ông đến nơi thì thấy hai pho tượng đắp bằng đất bị mưa làm vỡ, lộ hai dải yểm tâm ghi tên mới biết đó là tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Chùa Côn Sơn có hai dịp lễ hội. Hội xuân từ ngày 16 tháng giêng tới hết ngày 22 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Hội thu từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.

Các cổ vật giá trị còn lại ở chùa bao gồm: 16 văn bia nói về về quy mô, những giai đoạn trùng tu chùa; ba pho tượng tam thế có phong cách vào giữa thế kỷ XVII hiếm gặp ở chùa khác; một bức tượng Phật A Di Đà cao trên 3m. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Côn Sơn là tượng gỗ phủ sơn cao 97 cm, bệ 70 cm, ước đoán niên đại cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Tay tượng đã bị tháo hết, đùi bành rộng (như tượng Mạc Đăng Dung ở chùa Trà Phương), kết cấu thân tượng phong cách thời Mạc nhưng các chi tiết bề mặt rất kiểu cách. Đầu búi tóc làm hai u, các dải mũ chạy nổi tách trên lưng, nếp áo trườn qua tay cũng rời thân thành những đường đều, dài. Hình thức tách nổi các nếp y phục trên tượng chỉ đặc trưng ở thế kỷ XVI mà sau không phổ biến nữa. Ngoài ra còn một bệ gỗ kết cấu 6 mặt. Hai mặt trước, sau lớn, bốn mặt góc nhỏ, tạo thành các tổ hợp trang trí hình lá để trong ô chữ nhật hoặc vuông với các tổ hợp rồng, hoa văn dương xỉ, mây xoắn biến dạng đăng đối. Chạm khắc bệ tượng này cũng đặc trưng phong cách thời Mạc.

Trước đây, nghi lễ chính của lễ hội mùa xuân Côn Sơn là rước lễ và tế lễ của dân làng hai thôn Chi Ngại và Chúc Thôn (Chúc Thôn tổ chức vào ngày 16, Chi Ngại tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng).

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc).

Vào thế kỷ 13, đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn sinh 1231 (?), mất 1300 lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2. Sang thế kỷ 14, đền thờ ông được nhân dân địa phương xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niệm vị Anh hùng của dân tộc Việt Nam, người có công lớn với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.

Dưới sự lãnh đạo của các vua Trần và Hưng Đạo vương, quân đội Đại Việt đã vượt qua nhiều gian nan, chỉ với số đội quân ít thiện chiến, yếu hơn so với đối phương lại hai lần đánh tan hàng vạn quân Mông Nguyên hùng mạnh, giành thắng lợi mà “tiếng vang đến phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên”. Chiến lược của ông đã góp phần rất lớn đến thắng lợi này nên chiến công vĩ đại này thường gắn liền với tên tuổi của ông. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng “thiên tài quân sự có tầm chiến lược, và là một anh hùng dân tộc bậc nhất của nhà Trần”, một bậc thầy về chiến lược thực sự. Chiến thắng của ông và quân dân nước Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của quân Nguyên – Mông trong lịch sử.

Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Phía trước đền có cổng lớn có ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Trên trán cổng mặt ngoài có bốn chữ “Dữ thiên vô cực 與天無極”, dưới có 5 chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ 陳興道王祠”.

Qua cổng lớn, bên tay trái có một giếng gọi là Giếng Ngọc mắt rồng. Theo con đường đá đi đến khu vực để kiệu trong mùa lễ hội, phía trước có một án thờ. Trước đây người dân khi đến thăm Đền, đặc biệt trong các mùa lễ hội hay có tục thả tiền lẻ xuống Giếng để cầu may, tuy nhiên hiện nay với nỗ lực ngăn chặn của giới chức, hành vi này bị ngăn cấm và đến nay thì mất hẳn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp vi phạm do thiếu ý thức cộng động.

Tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Vương, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 hổ tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng. Khu Đền những năm gần đây được tu sửa, trang sắp rất nhiều, do vậy ngôi Đền vừa giữ được những nét cổ kính, vừa có nét khang trang.

Tuy nhiên, việc thay đổi nhiều khung cảnh xung quanh cũng khiến nhiều thực khách, nhà nghiên cứu không hài lòng, đặc biệt là việc Ban Quản lý tận dụng các khu vực sân xung quanh Đền để trồng hoa lan, góp phần phá vỡ nét cổ kính, nguyên vẹn của các khu vực xung quanh ngôi Đền.

Đền Kiếp Bạc cũng là nơi các hoạt động xem bói, xem tướng, sắp lễ theo phương thức “chặt chém”, đốt vàng mã thuộc hạng phổ biến nhất, tốn kém nhất và lãng phí nhất, thậm chí năm 2019 còn xảy ra một vụ cháy các hàng quán xung quanh Đền, gây thiệt hại nhiều tài sản và ảnh hưởng đến uy tín trong công tác quản lý đối với ngôi Đền cổ kính. Đến nay đã có một số kiến nghị cấm và xử lý nghiêm hiện trạng trên, đặc biệt việc cấm sắp lễ, cầu khấn thuê trong khu Đền, vì đây được cho là một hình thức biến tướng của tệ mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của ngôi Đền.

Đằng sau Đền khoảng 250 m là một quả núi và 1 thung lũng nhỏ (còn được người địa phương gọi là Viên lăng) cây cối mọc um tùm, một số người cho rằng đây là nơi an táng Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, công tác quản lý nhà nước lỏng lẻo đã để nhân dân xung quanh sử dụng máy móc đào bới, chuyển đất, chặt cây… ảnh hưởng rất nhiều đến phong cảnh tự nhiên chưa được bảo tồn.

Lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây. Do tính chất địa lý (gần chùa Côn Sơn) và lịch sử, lễ hội Côn Sơn (gắn liền với Nguyễn Trãi) và lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn liền với Trần Hưng Đạo) thường được tổ chức trùng nhau để nhân dân tưởng nhớ tới hai vị Anh hùng dân tộc.

Chùa Thanh Mai

Chùa Thanh Mai là một danh lam thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa được Thiền sư Pháp Loa tôn giả xây dựng vào khoảng năm 1329 gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa được xây dựng dưới thời Trần rồi trở thành đại danh lam dưới thời thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và người kế nhiệm là thiền sư Huyền Quang (1254-1334). Nghiên cứu cho thấy bản thân Pháp Loa, cho đến năm 1329 đã mở mang và xây dựng hai khu chùa lớn là chùa Báo Ân (phủ Siêu Loại, Bắc Ninh, nay là xã Dương Quang, Gia Lâm, Hà Nội) và chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh), riêng chùa Báo Ân đã cho xây 33 cơ sở gồm điện Phật, gác chứa kinh và tăng đường. Ông còn dựng các am như Hồ Thiên, Chân Lạc, Yên Mã, Vĩnh Khiêm. Hạc Lai, mở rộng các khu chùa Thanh Mai và chùa Côn Sơn. Như vậy chùa Thanh Mai không phải do Pháp Loa xây dựng mà chỉ mở rộng và phát triển thành một chốn Tổ của phái Trúc Lâm. Trải qua các biến cố lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh ngôi chùa cổ đã sụp đổ, các cổ vật bị mất và hư hại gần hết, di tích trở thành hoang phế và bị lãng quên.

Năm 1994, Đại Đức Thích Chí Trung được cử về trụ trì tại chùa. Lúc đó, các hạng mục kiến trúc tại Hải Dương đã xuống cấp nghiêm trọng. Để khôi phục lại di tích, nhà chùa đã vận động phật tử đóng góp công đức trùng tu, xây dựng lại chùa, tháp, dựng lại bia.

Năm 2002 sư thầy tiếp tục vận động các phật tử quyên góp xây dựng 10 gian nhà Tổ theo kiểu chữ “nhị” rộng 130 m2 trị giá 300 triệu và năm 2010 xây toàn bộ khu nhà bếp, công trình phụ cho nhà chùa trị giá 400 triệu đồng.

Hiện nay, chính điện chùa xây mới hoàn toàn, có kiến trúc Hải Dương kiểu chữ Đinh, với 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Kết cấu khung chùa bằng gỗ lim với 12 cột cái đường kính 50 cm, cao 7,2m và 16 cột quân đường kính 42 cm, cao 3,5m được nối theo kiểu “chồng rường bát đấu” là kiểu kiến trúc thời Trần. Mái chùa gồm 8 mái, 8 đầu đao, lợp ngói mũi hài, trên nóc đắp bờ, chính giữa đắp nổi bốn chữ Thanh Mai thiền tự. Hệ thống thờ tự hiện nay không còn giữ được pho tượng cổ nào, các tượng hoàn toàn được làm mới trong khi trùng tu. Đáng chú ý là các pho tượng đều được thếp vàng và 2 pho tượng hộ pháp uy nghi cao 3m được tạc hoàn toàn bằng gỗ mít. Cách bài trí, phối thờ tượng trong chùa theo dòng Lâm Tế tông với 6 bệ thờ.

Vết tích của chùa Thanh Mai cổ chỉ còn gạch, nền chân tảng và một số bức tường theo từng khu, có khoảng chín nền chùa cũ. Các hiện vật cổ còn lưu giữ tại chùa bao gồm:

  • Viên Thông Bảo Tháp xây dựng năm 1334 trên có bia đá
  • Tháp Phổ Quang được xây dựng năm Chính Hoà thứ 23 (1702)
  • Tháp Linh Quang xây dựng năm Chính Hoà thứ 24 (1703)
  • 5 ngôi tháp mộ khác chưa xác định niên đại.

Trong chùa cũng còn 4 tấm bia: hai bia đá bốn mặt thời Lê, một bia thời Mạc, và một bia thời Trần là Thanh Mai Viên Thông tháp bi đã được công nhận Bảo vật quốc gia đợt 5.

Năm 2005, ngôi chùa được Nhà nước đầu tư 3 tỷ đồng xây dựng 10 gian chính điện, diện tích 180m2 với kiến trúc kiểu chữ đinh, tiền đường chồng diêm 8 mái. Năm 2007, chùa tiếp tục được đầu tư 10 tỷ đồng hoàn thiện các hạng mục như tam quan, 2 gian nhà bia, 7 gian nhà khách, 7 gian nhà tăng.

Bao quanh chùa Thanh Mai là một khu rừng phong tạo nên một cảnh quan đặc trưng riêng cho phong cảnh chùa. Vào mùa đông – xuân, khi rừng phong chuyển màu lá sẽ tạo ra con đường dẫn lên chùa rải lá phong nhiều màu: đỏ, cam, vàng, nâu. Nếu con đường lên chùa chỉ rải rác lá phong đỏ thì từ chùa đi lên phía trên núi lá phong càng dày đặc. Vào sâu trong rừng, có những cây phong cổ thụ vươn mình cao lớn, những cây phong con lớp nọ, lớp kia đỏ vàng đặc biệt.

Ngày mất của Đệ nhị tổ Pháp Loa (ngày 3 tháng 3 âm lịch) được chọn làm ngày lễ hội của chùa. Hội chùa Thanh Mai diễn ra vào ngày mùng một đến mùng ba tháng Ba âm lịch hằng năm. Lễ hội được nhân dân địa phương và các tăng ni phật tử tổ chức trọng thể với nhiều nghi lễ như giảng kinh, chay đàn, mộc dục.

Động Kính Chủ

Động Kính Chủ hay động Dương Nham là hang động nằm ở vùng đất làng Dương Nham, phường Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Động Kính Chủ được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động (tức là hang động đẹp thứ sáu của trời Nam). Động gồm rất nhiều ngọn núi nối liền với nhau. Khi đứng trên đỉnh ngọn núi nhìn ra phía sau ta sẽ nhìn thấy dòng sông Kinh Thầy nằm sát dưới chân núi. Động được mở quanh năm cho khách thập phương đến tham quan, khám phá, cầu nguyện.

Kính Chủ là một trong những di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương mà trung tâm là động Kính Chủ. Đây là danh thắng thuộc quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Kính Chủ được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ. Chùa thờ Phật, thiền sư Minh Không, vua Lý Thần Tông, Huyền Quang. Các tượng trong chùa đều được tạc bằng đá. Cửa chùa về phía trái có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề vịnh khi ngài tới vãn cảnh chùa. Gần chùa có núi Yên Phụ, thờ đức An Sinh Vương Trần Liễu là thân phụ của Hưng Đạo Vương.

Nhiều vua, chúa, trí giả, sư sãi, quan lại cũng đến thăm động Kính Chủ đều cảm xúc trước cảnh kỳ vĩ và tươi đẹp của núi sông, để lại dòng suy nghĩ riêng tư, biểu hiện niềm ưu ái với đất nước và thời cuộc. Những cảm xúc đó đã được những người thợ đá ở đây ghi lại trên 40 tấm bia trên vách động. Động Kính Chủ luôn là một cảnh đẹp, một bảo tàng nhỏ lưu giữ các văn bia và các tác phẩm điêu khắc của thợ đá ở đây đã 7 thế kỷ qua. Đây là một di sản không phải hang động nào cũng có.

Động Kính Chủ là một trong những hang động đẹp nhất ở Việt Nam. Lê Thánh Tông khi tham quan động đã ban tặng nơi đây là Nam thiên đệ lục động. Tương tự, vua Tự Đức ban tặng động Hương Tích là Nam thiên đệ nhất động, chúa Trịnh Sâm ban tặng động Bích Động là “Nam thiên đệ nhị động”, Vua Minh Mạng ban tặng động Địch Lộng là “Nam thiên đệ tam động”, động Thiên Cung là “Nam thiên đệ tứ động”, động Phong Nha là “Nam thiên đệ ngũ động”, động Kính Chủ là “Nam thiên đệ lục động”, động Từ Thức là “Nam thiên đệ thất động”, động Hua Mạ là “Nam thiên đệ bát động”, động Thiên Sơn là “Nam thiên đệ cửu động”, động Tiên Sơn là “Nam thiên đệ thập động” là 10 hang động đẹp nhất ở Việt Nam theo quan niệm của người xưa.

Nhà thờ Giáo xứ Hải Dương

Niềm vui của ngày đón tiếp vị chủ chăn giáo phận dường như được tăng lên gấp bội khi giáo xứ vừa hoàn thành việc nâng cấp cung thánh với nền gỗ và tòa sơn thếp bạc. Đồng thời, hôm nay cũng là ngày ghi dấu ấn Ban giáo lý giáo xứ chính thức ra mắt. Các thành viên trong ban này đã tham dự các khóa giáo lý vào dịp hè trong 5 năm qua, và giờ đây được cha xứ tiếp tục huấn luyện vào thứ hai hàng tuần. Họ được trao nhiệm vụ thay phiên nhau hướng dẫn các lớp giáo lý Dự tòng và Hôn phối.

Trong tâm tình mục tử, chiều ngày 29 tháng 10 năm 2017, Đức cha Giuse đã đến thăm mục vụ giáo xứ Hải Dương và dâng lễ cầu nguyện cho cộng đoàn nơi đây. Chuyến viếng thăm diễn ra trong khung cảnh nhẹ nhàng, nhưng chan chứa niềm vui và tràn đầy tình thân ái.

Đại diện cho cộng đoàn giáo xứ, cha Giuse Dương Hữu Tình đã bày tỏ “lòng trung thành với Chúa, sự gắn bó với Giáo phận và lòng thảo hiếu với người cha chung giáo phận – vị mục tử đích thực của đoàn chiên Hải Dương”; đồng thời cha Giuse cũng nói lên các hoạt động mục vụ và tiến trình tái thiết Đền Thánh mà giáo xứ được cộng tác, luôn theo đường hướng chung của giáo phận mà Đức cha đã đề ra. Cùng với những lời chúc mừng, những đóa hoa muôn màu sắc dâng tặng vị mục tử, để bày tỏ lòng yêu mến và kính trọng với vị chủ chăn của mình.

Đáp từ, Đức cha đã thể hiện sự xúc động, bởi qua rất nhiều lãng hoa tươi thắm ấy, là tấm lòng thơm thảo và đẹp tươi mà cộng đoàn Hải Dương dành tặng cho ngài với tư cách là chủ chăn giáo phận. Ngài cũng vui mừng vì những tiến triển của giáo xứ Hải Dương, được thể hiện cách cụ thể qua công trình vật chất cũng như những hoạt động rất sinh động và hữu hiệu của các hội đoàn trong lĩnh vực đạo đức cũng như các việc tông đồ bác ái.

Cùng với đà tiến đó, qua bài giảng trong thánh lễ, người cha chung mời gọi cộng đoàn tín hữu Hải Dương hãy phản chiếu đời sống làm sao để người lương dân nhận ra Đạo mình đang theo là “Đạo yêu thương” – Một tên gọi xuất hiện khi Tin mừng bắt đầu được rao giảng tại Việt Nam. Đồng thời, khi sống như vậy, người tín hữu đang thực hành giới răn hàng đầu “Mến Chúa và yêu người” – giúp cho mỗi người nên hoàn thiện và làm tỏa sáng Tin mừng yêu thương của Chúa giữa cuộc đời này.

Thánh lễ kết thúc cũng là lúc Đức cha chia tay giáo xứ Hải Dương trở về Tòa Giám mục. Chuyến viếng thăm ngắn ngủi và đơn sơ, nhưng đọng lại trong tâm hồn vị mục tử giáo phận cũng như đoàn chiên nơi đây những tâm tình ấm áp và tình cảm thân thương.

Đền thờ Chu Văn An

Đền thờ Chu Văn An là nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời.

Không xa Hà Nội có một khu di tích, hàng năm vào những ngày này, người dân khắp nơi đến thăm viếng với sự kính cẩn tôn nghiêm. Đó là đền thờ Chu Văn An, nơi thờ phụng người thầy giáo với tấm gương mẫu mực về tâm đức sáng ngời, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Chu Văn An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà mở trường Huỳnh Cung bên kia sông Tô Lịch để dạy học. Sau này, ông được Vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, dạy cho các Thái tử và phò giúp nhà vua. Đến thời Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, Chu Văn An khuyên can giúp nhà vua vững con thuyền an dân, còn dâng “thất trảm sớ” nhưng đều bất thành. Ông cáo quan về núi Phượng Hoàng ở ẩn, dạy học, viết sách, tìm thuốc chữa bệnh cho dân cho tới khi mất. Khi qua đời ông được Vua Trần Nghệ Tông phong tước Văn Trinh Công, tước phẩm cao nhất trong hạng tước và được thờ tự ở Văn Miếu.

Ngay trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc đẹp tại Hải Dương thời Trần được chạm khắc tỉ mỉ, uy nghi.

Khu di tích danh thắng Phượng Hoàng – nơi thầy Chu Văn An về ở ẩn và dạy học, trải qua các triều đại được trùng tu, tôn tạo, xây dựng gồm nhiều hạng mục công trình nhưng qua thời gian và chiến tranh tàn phá đều bị hư hại. Từ năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu từng bước khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo, xây mới. Hiện nay, khu di tích tưởng niệm gồm 3 khu chính là Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang – nơi thầy Chu Văn An dạy học thuở xưa.

Toàn bộ công trình được trùng tu xây dựng đồng bộ, kiên cố theo đúng lối kiến trúc Hải Dương cổ. Bước lên hơn 100 bậc đá là ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An. Đền thờ gồm tiền tế và hậu cung, có kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái.

Vẻ đẹp thiên nhiên của vùng này đã đi vào thơ ca: “Kiệt sơn thất thập nhị phong. Phượng Hoàng bậc nhất trong vùng Chí Linh”. Đường lên lăng mộ thầy giáo Chu Văn An nay đã được làm toàn bộ bậc đá, có lan can, hoà vào phong cảnh hai bên bạt ngàn rừng thông vi vu reo hát.

Khu di tích danh thắng này không chỉ là nơi giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà còn trở thành điểm tham quan hấp dẫn du khách cả nước.

Cách khu lăng mộ khoảng 50m về phía tây có giếng Ngọc. Tương truyền, khi thầy giáo Chu Văn An mất, suốt cả năm trời hương khói bên mộ thầy trên đỉnh núi, các học trò đã tìm ra mạch nước và khơi thành giếng để giữ nguồn nước phục vụ cho việc thờ phụng thầy.

Giếng Ngọc đặc biệt ở chỗ lúc nào cũng đầy nước. Thành giếng được ốp đá cao hơn 1m, chạm trổ hình “lưỡng long chầu nguyệt”. Nhiều người dân đến thăm viếng đều xin một gáo nước ở nguồn nước thiêng để rửa mặt.

Đền Cao An Phụ

Quần thể di tích Đền Cao An Phụ, tục được gọi là Đền Cao, nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.

Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh là “Nam Thiên đệ lục động” có dòng sông Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi, phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Nơi đây phong thủy hữu tình, là một cảnh đẹp đáng du ngoạn.

Trần Liễu sinh năm Kiến Gia thứ nhất (1211) là anh ruột của Trần Cảnh – vị vua đầu tiên triều Trần. Năm 1237 triều đình cắt đất An Phụ, An Sinh, An Dưỡng, An Hưng, An Bang cho Trần Liễu làm thái ấp và lấy tên đất phong vương cho ông là: An Sinh Vương Trần Liễu.

Tại Quần thể di tích An Phụ còn có chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là Chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới triều Trần. Trước chùa có 2 cây đại trên 700 năm tuổi như một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến thiên trên đỉnh núi này.

Ông cùng phu nhân Thiên Đạo Quốc Mẫu đã góp phần tạo nên thiên tài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người con trung hiếu, người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn có công lao to lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.

An Sinh Vương Trần Liễu mất vào mồng 1 tháng 4 năm 1251. Sau khi ông mất, người dân lập đền thờ trên đỉnh núi An Phụ, từ đó ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành ngày hội đền cao An Phụ, nhân dân khắp nơi về làm lễ dâng hương tri ân công đức.

Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc Hải Dương tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và 2 cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô là 2 con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nổi tiếng linh thiêng.

Trải qua những biến cố thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã bị tàn phá nặng nề và được trùng tu nhiều lần. Ngày nay, chùa Tường Vân cùng với nhà mẫu, lầu cô và một số hạng mục khác tại An Phụ đã được tôn tạo khang trang.

Tượng Đức Thánh Trần được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hóa, cao 9,7m. Bức tượng thể hiện một vị tướng văn võ song toàn, chân dung quắc thước nhưng nhân hậu. Bên cạnh bức tượng Trần Hưng Đạo là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m do các nghệ nhân Long Xuyên – Bình Giang – Hải Dương thực hiện. Đây là bức phù điêu bằng đất nung lớn nhất nước ta, tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần. Trong ảnh là phù điêu tái hiện Hội nghị Bình Than.

Năm 1992, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh Đền Cao An Phụ đã được xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. Ngày 22/12/2016, khu di tích An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương của huyện Kinh Môn đã được nhà nước xếp hạng quần thể di tích quốc gia đặc biệt, là di tích thứ 2 của Hải Dương được công nhận sau Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, lãnh đạo huyện Kinh Môn cho biết sắp tới sẽ tăng cường quảng bá khu di tích này để ngày càng nhiều người dân biết đến, ghé thăm, qua đó phát triển du lịch địa phương.

Văn miếu Mao Điền

Văn miếu Mao Điền thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng[1] là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa[1] nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.[1] Văn miếu Mao Điền nằm tại làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; ngay cạnh đường quốc lộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía tây.

Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An), (nay là xã Vĩnh Tuy huyện Bình Giang).

Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc Hải Dương xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng. Phía trước là hai hồ nước trong xanh in bóng cây gạo già hàng trăm năm tuổi. Xung quanh là các loại cây cảnh, cây ăn quả.[3]

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước.

Trước kia hàng năm vào ngày “Đinh” (T) đầu tháng “trọng xuân” (tháng hai) và “Trọng thu” (tháng tám), trấn Hải Dương tổ chức lễ tế Khổng Tử, các quan đầu trấn, đầu phủ cùng cử nhân, tiến sỹ về làm lễ trọng thể, nêu cao truyền thống “Hiếu học và tôn sư, trọng đạo” của người tỉnh Đông. Việc tế lễ diễn ra trang nghiêm, long trọng và rất đông vui.[3]

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước.

Văn miếu Mao Điền là trường quốc lập lớn thứ hai miền Bắc sau Quốc Tử Giám Hà Nội, văn miếu Mao Điền (Hải Dương) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.[4] Nhiều đoàn khách du lịch và học sinh, giáo viên các trường đến đây tham quan, chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, việc tổ chức hiện nay (cho đến đầu năm 2007) chưa thực sự xứng tầm là một điểm tham quan du lịch cấp quốc gia.

Đền Tranh

Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

Nổi tiếng linh ứng nhiệm màu, cầu gì được nấy nên Đền Tranh trở thành Khu di tích tâm linh được người dân khắp nơi tìm đến cúng lễ. Năm 2009, Đền Tranh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh.

Đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc đẹp tại Hải Dương theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Năm 1946, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ.

Đến những năm 60 của thế kỷ XX, đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang cách đền cũ khoảng 300m, nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Đền Tranh qua ba lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho biết, vào năm Tự Đức thứ 5 (1852) đền đã có nhiều người công đức để tu tạo.

Khi thực dân Pháp chiếm tỉnh Hải Dương và Ninh Giang, xây đồn bốt gần khu vực đền nên nhân dân chuyển đền về phía Bắc đền cũ (hiện nay là doanh trại Lữ đoàn 513 Quân khu 3). Từ năm 1941 đến 1945, đền Tranh được tôn tạo rộng lớn, kiến trúc theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”, 5 nếp nhà nối liền nhau.

Năm 1946, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” các nếp nhà của đền lần lượt được tháo dỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự.

Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Năm 1966, do nhu cầu mở rộng doanh trại của quân đội, nên nhân dân địa phương cùng Lữ đoàn 513 chuyển 3 gian hậu cung về dựng tại địa điểm mới, cách đền cũ 300 m về phía Bắc (vị trí hiện nay).

Năm 1996, được phép của UBND tỉnh Hải Hưng, đền được xây dựng 7 gian tiền tế; Ngày 3 tháng 6 năm 1999, khởi công xây dựng nhà trung từ; năm 2004 hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung; năm 2006 xây dựng đông vu và nhà hóa sớ.

Công trình hiện nay khá hoành tráng với kinh phí xây dựng do nhân dân công đức. Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian mà điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh.

Một công trình làm nổi bật diện mạo thị trấn Ninh Giang trước năm 1947 đó là ngôi đền uy nghi nằm ở phía Tây Bắc, nay nằm ở khuôn viên đơn vị công trình. Đền Tranh thờ thần và đặt trong khám và đây đó trên xà trên khung cửa được gắn những rắn thần bằng vải nhồi bong màu sặc sỡ, ban đêm được ánh điện soi sang lấp lánh cửa đồ thờ, hương án làm tăng thêm vẻ uy nghi vốn có của nơi thờ tự.

Trong dân gian truyền tụng là” đền thiêng lắm, linh ứng lắm, cầu gì được lấy”nên hang năm kỳ mở hội, khách thập phương từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định vv… về trẩy hội khá đông. Lễ hội được mở từ ngày 25/2 âm lịch(hiện nay là 14/2 ÂL). Ngày rước thần có những ông đồng bà đồng “xiên lình” qua má để tỏ phép lạ của con người khi linh ứng nhập. Thanh đồng Nguyễn Thanh Tâm(ông đồng hay xuất hiện trong các cuộc hầu đồng biểu diễn ở Kiếp Bạc, Lãnh Giang) người Kim Thành, Hải Dương là người có rất nhiều canh hầu ở đền.

Đền Tranh một năm có ba mùa lễ hội. Hội tháng 2, từ ngày 10-20 / 2, trọng hội vào 14 – ngày sinh của quan lớn Tuần Tranh, đây là hội chính hàng năm. Hội tháng 5, từ ngày 20-26 / 5, trọng hội vào 25 – ngày hoá của Đức thánh. Lễ hội đền Tranh có quy mô rộng lớn, thu hút khách nhiều tỉnh phía Bắc, một trong những hội lớn của Hải Dương, có sức hấp dẫn lạ thường, đặc biệt với các bà các cô ở các thành phố, bởi thế khách thập phương đến đây rất đông. Không chỉ trong những ngày hội (thường kéo dài tới 7 ngày) mà những ngày thường cũng không ít khách đến lễ và không thể thiếu tiết mục hát chầu văn.

Nửa thế kỳ trôi qua, thị trấn đã trải qua những thăng trầm qua hai cuộc chiến tranh, đền Tranh được dựng lại và tôn tạo trên địa phận thôn Tranh Xuyên xã Đồng Tâm. Không những đền được tôn tạo lại rất bề thế uy nghiêm mà còn được mở rộng rất nhiều, bên cạnh còn có chùa Tranh mới được xây dựng thêm. Không chỉ ngày hội mà ngày thường khách đến lễ cũng rất đông.

Nhà thờ Giáo xứ Kẻ Sặt

Năm 1627, một Cha Thừa Sai Dòng Tên, không rõ thuộc quốc tịch nào, chỉ biết Ngài được một số giáo hữu gọi là Cha Năng. Chính Ngài đã mang hạt giống Phúc Âm tới gieo vãi tại làng Tráng Liệt. Đồng thời nhờ tác động mạnh mẽ của Chúa Thánh Linh, toàn dân hớn hở đón nhận Tin mừng cứu độ và xin chịu phép Thánh Tấy để tái sinh thành công dân nước trời.

Gặp được thửa ruộng màu mỡ, hạt giống Phúc Âm tiếp tục nảy nở và bành trướng. Trong cuộc di dân vào phía trong tức Khu Thượng hiện nay, Cha ông chúng ta đã xây dựng một Thánh đường tại khu nhà Phước bây giờ. Vị linh mục chịu trách nhiệm trong việc kiến thiết ngôi Nguyện đường này không rõ là ai.

Năm 1885, Kẻ Sặt lại được thêm một danh dự nữa là được hàng Giáo phẩm chọn làm nơi Hôi Công Đồng Bắc Việt, mệnh danh là Công Đồng Kẻ Sặt. Và cũng kể từ đây danh hiệu Kẻ Sặt bắt đầu được phổ biến rộng rãi.

Số dân mỗi ngày một tăng thêm, ngôi Thánh đường này không còn dung nạp đủ, hơn nữa nó thiếu địa thế trung tâm, nhất là lại bị trận bão ngày 3 tháng 8 Âm lịch (không rõ năm nào) làm hư hại, nên Cha Chính Bắc quyết định di nhà thờ về trung tâm làng. Năm 1872, một Thánh đường đúc bằng sắt được dựng lên, và ngôi Thánh đường cũ biến thành nhà Phước.

Năm 1883, Đức Cha Hiến khởi công xây Đại Chủng Viện (Trường lý Đoán) tại Kẻ Sặt. Còn Tiểu Chủng Viện và Trường Thày giảng không rõ được kiến thiết năm nào. Tất cả những sự kiện nâu trên đã mang lại cho Kẻ Sặt một danh dự người con đầu lòng của địa phận, một xứ họ toàn tong Công giáo và thấm nhiễm sâu đậm niềm tin vào một Thiên Chúa. Nhất nữa lại được các Bề trên lựa chọn làm nơi ươm trồng những mầm non Ơn Thiên Triệu và thao luyện những thợ gặt lành nghề cho cánh đồng truyền giáo đang vàng ối những bông lúa nặng hạt.

Năm 1902, Thánh đường được kiến thiết thêm hai ngọn tháp con và năm 1914 ngọn tháp giữa cũng được xây lên. Cả ba ngọn tháp vươn cao trên vòm trời như niềm tin của người Kẻ Sặt loé lên giữa một vùng tối âm u nặng mùi thần giáo. Vẻ uy hung lộng lẫy của nó như một bảo chứng kiên vững cho lòng mến của người Kẻ Sặt đối với Thiên Chúa không gì lay chuyển được. Đồng thời mãi mãi nó sẽ là một ngôn từ tuy âm thầm nhưng đầy mãnh lực cảm hoá lòng người để anh em lương dân nhờ đó biết tin vào một quyền năng siêu nhiên hằng ôm ấp và bảo trì vũ trụ.

Năm 1927, Thánh đường lại được tu sửa một lần nữa với kích thước rộng rãi hơn để có thể dung nạp được số tín hữu mỗi ngày một tăng tiến thêm. Công việc tu sửa này do Cha Chính Y và Cha Tuyển lãnh trách nhiệm. Chu vi ngôi Thánh đường và Nhà xứ phỏng độ 4 mẫu 5 sào ta.

Tới năm 1942 khu nhà Phước cũng được chỉnh trang lại. Bà Huệ giữ chức vụ Bà nhất và Bà Khiêm – Bà nhì đều là người xuất thân tại Kẻ Sặt.

Dưới triều Vua Tự Đức, năm Canh Thân Thập Nhì, cuộc cấm Đạo đã tới hồi cực kỳ khủng khiếp, tất cả mọi người Công giáo đều bị lung bắt ráo riết, các làng Công giáo bị phân sáp vào các làng bên lương. Mọi tài sản của người Công giáo đều bị trưng dụng tịch thu hết thảy. Sống trong hoả lò sôi sục sự căm hờn của Satan này, làng xứ chúng ta cũng đã cống hiến cho Thiên Chúa 26 Đấng Tử đạo. Máu của các vị đó đổ ra hợp thành máu đào của hơn 100 ngàn các Đấng Tử đạo khác thấm ướt quê hương này và làm cho hạt giống Đức tin được triển nở huy hoàng như chúng ta đang thấy ngày nay. Nơi xử 26 vị Tử đạo Kẻ Sặt là khu 5 mẫu Hải Dương. Hiện nay một ngôi Thánh đường nguy nga đã mọc lên để hàng năm giáo hữu qua lại hành hương và tưởng niệm gương anh hùng cao cả của các Ngài.

Cha Phêrô Nguyễn Văn Nguyên – Quản hạt giáo hạt Kẻ Sặt, nguyên chính xứ Thánh Antôn, qua văn thư bổ nhiệm của Đức Giám mục giáo phận và với nghi thức nhận xứ, đã chính thức trở thành linh mục chính xứ Kẻ Sặt. Biến cố ghi dấu ấn trong lịch sử nơi giáo xứ Kẻ Sặt, cách riêng là đối với cha Phêrô, diễn ra vào lúc 16h00 ngày 29 tháng 03 năm 2017, tại thánh đường Kẻ Sặt.

Blog’s Nguyễn Kiều Việt Như, tổng hợp