Kiến trúc, đặc điểm và vai trò của kiến trúc
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội và sản xuất công nghiệp là nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc cũng ngày càng cao hơn. Vì vậy, kiến trúc nhanh chóng trở thành một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, cùng với đó ngành Kiến trúc được đa số bạn trẻ theo đuổi với nhiều tiềm năng phát triển. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể hơn đến các bạn những thông tin cần biết về kiến trúc.
Nội Dung Chính
Kiến trúc là gì?
1. Khái niệm về kiến trúc
Về thuật ngữ khoa học thì kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng. Kiến trúc thường liên quan đến một số lĩnh vực ngành nghề khác như: quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế cảnh quan, quản lý đô thị, quản lý giám sát dự án…
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng kiến trúc được tạo thành từ những yếu tố sau đây:
– Công năng: Chính là mục đích sử dụng và sử dụng như thế nào của một công trình kiến trúc.
– Vật chất-kỹ thuật: Yếu tố vật chất kỹ thuật trong kiến trúc chính là việc tính toán sử dụng nguyên vật liệu sao cho thật hợp lý, kết cấu và cấu tạo hình khối không gian, phương pháp thi công mà người kiến trúc sư triển khai.
– Nghệ thuật: Yếu tố này được thể hiện ở việc một công trình kiến trúc phải đảm bảo mỹ quan, có tác động tốt đến tâm lý và nhận thức thẩm mỹ của con người.
Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian
Những yếu tố trên được liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời tùy theo mục đích, tính chất đặc điểm của công trình mà có những yêu cầu cao thấp khác nhau.
Trong ngành kiến trúc, người kiến trúc sư có thể được thỏa sức sáng tạo với mọi ý tưởng của mình. Họ xem xét trên nhu cầu thực tế của người dùng và các giá trị thẩm mỹ của thời đại để sáng tạo ra những công trình mang phong cách kiến trúc đương đại có bản sắc riêng.
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau với ý thức hệ khác biệt, vậy nên một công trình kiến trúc phải có những đặc điểm hình tượng mang giá trị tư tưởng xã hội của từng thời kỳ, cho thấy sự thích nghi với tự nhiên mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Kiến trúc đang giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Ảnh: Internet.
2. Khái niệm về ngành kiến trúc
Trong những năm trở lại đây khi nói đến kiến trúc, rất nhiều gia đình hướng con mình theo đuổi ngành nghề này. Còn trước đây, khi nhắc đến kiến trúc thì ai cũng đều gạt bỏ vì cho rằng nó không thực tế. Vậy ngành kiến trúc là gì và bạn sẽ được học hỏi những gì?
Ngành Kiến trúc (tiếng Anh là Architecture) là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc.
Vậy ngành kiến trúc thi khối nào? là câu hỏi được đông đảo các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Được biết, ngành Kiến trúc thi 2 khối chính là V và H. Tùy vào mỗi trường quy định mà các bạn sẽ lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp như sau: V00(Toán, Lý, Vẽ),V02(Toán, Anh, Vẽ),H01(Toán, Văn, Vẽ),H02 (Văn, Anh, Vẽ). Những năm gần đây một số trường còn tổ chức xét tuyển mở rộng ở các tổ hợp môn bao gồm: Toán, Lý, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Lý, Vẽ (Hình họa); Toán, Văn, Vẽ (Mỹ thuật) hoặc Toán, Văn, Vẽ(Hình họa).
Hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc
Để trở thành kiến trúc sư giỏi thì sinh viên cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo… Đặc biệt, nếu có cơ hội tham gia vào Hội Kiến trúc sư Việt Nam thì bạn sẽ được trải nghiệm thực tế cũng như thực hành rất nhiều để thuần thục tay nghề cũng như các kỹ năng lý thuyết của mình hơn.
Kiến trúc sư lương tháng bao nhiêu? cũng là câu hỏi được nhiều người có ý định theo học ngành nghề này quan tâm. Theo kết quả tra cứu đơn giản trên các trang tìm việc hiện nay thì lương kiến trúc sư ở Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng từ 4 – 19 triệu đồng và mức lương còn có thể thay đổi tùy thuộc vào năng lực làm việc cũng như kinh nghiệm của bản thân.
Đặc điểm của kiến trúc
Một trong những đặc điểm của kiến trúc mà bạn cần nắm rõ chính là thiết kế kiến trúc. Thiết kế kiến trúc chính là việc bố trí, sắp đặt không gian bao gồm kiến trúc, kết cấu, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa, thông gió,… để tạo nên một không gian sinh sống đẹp, chất lượng, tiện ích, thoải mái cho chủ nhân cùng các thành viên trong gia đình. Do vậy, thiết kế kiến trúc là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật, và khoa học kỹ thuật.
Thiết kế kiến trúc chính là việc bạn bố trí, sắp đặt không gian. Ảnh: Internet.
Cụ thể, bản vẽ thiết kế kiến trúc là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về tổng thể công trình. Bản sẽ bao gồm các tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của công trình xây dựng. Từ bản vẽ kiến trúc mà kiến trúc sư, đội ngũ thi công sẽ biết được mặt bằng bố trí, kích thước, diện tích các không gian, các tầng lầu, quy cách xây nên công trình.
Trong đó, bản vẽ thiết kế kiến trúc bao gồm:
– Phần kiến trúc: Phần kiến trúc trong bản vẽ thiết kế sẽ gồm mặt bằng từng tầng, phối cảnh thiết kế kiến trúc mặt tiền, cách phối màu sắc, tạo điểm nhấn không gian, những nguyên vật liệu được sử dụng khi thiết kế thi công để khách hàng, chủ đầu tư có thể hình dung được hình dáng công trình sau khi hoàn thiện.
– Phần kết cấu: Mở đầu phần kết cấu trong bản vẽ thiết kế kiến trúc là ghi chú trong xây dựng, mặt bằng định vị và chi tiết cột, kết cấu sàn tầng, thống kê vật liệu sắt thép, dầm cột nhằm đảm bảo tính vững chắc, an toàn cho toàn bộ công trình.
– Phần điện, nước: Đó chính là sơ đồ bó trí điện của các tầng lầu, hệ thống chiếu sáng, thông gió, cột chống sét tầng mái, chi tiết các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, internet,… Hệ thống đường cấp thoát nước tại các phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh…
Vai trò của kiến trúc hiện nay
Trong thời buổi xã hội phát triển theo công nghệ 4.0 hiện nay thì không chỉ ngành y học, khoa học, kinh tế, giáo dục phát triển mà ngay cả ngành kiến trúc – xây dựng cũng dần được nâng lên một tầm cao mới và có vai trò không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
1. Tầm quan trọng với đất nước và xã hội
Chúng ta có thể thấy được rằng kiến trúc gắn liền với chiều dài lịch sử của nhân loại. Ngay từ khi chúng ta sống trong những túp lều thì vấn đề kiến trúc đã được quan tâm. Ngày nay, khi xã hội ngày càng chuyển biến phát triển mạnh mẽ và vươn lên trong thời đại công nghiệp thì kiến trúc mới có nhiều thay đổi và tiến bộ không ngừng.
Một câu nói rất nổi tiếng cho rằng: “Âm nhạc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng lặng. Còn kiến trúc là nghệ thuật sắp xếp những khoảng trống”. Chính vì thế, trước đó, kiến trúc đã được xem như một tấm gương phản ánh trung thực nhất về thời đại.
Đặc biệt, một công trình kiến trúc phát triển ra sao cũng sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước. Nó là thước đo cho thấy được sự tư duy, nhạy bén cũng như mắt thẩm mỹ của con người đất nước đó.
Nhờ có kiến trúc mà nhu cầu của con người về không gian làm việc, sinh hoạt mới được đáp ứng một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất. Vậy nên, có thể khẳng định tầm quan trọng của kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn.
Kiến trúc có tầm quan trọng không chỉ với cá nhân mà với cả đất nước, xã hội.
2. Tầm quan trọng với cá nhân
Đối với cá nhân người học thì ngành kiến trúc có thể nói vừa là một ngành nghệ thuật, vừa là một ngành khoa học giúp cho họ học được nhiều điều. Đa số những cá nhân theo đuổi ngành nghề này đều có niềm yêu thích và đam mê sâu sắc với nghệ thuật.
Những bạn có năng khiếu và đam mê với nghệ thuật, sự khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo mới có thể đem đến những mẫu thiết kế hoàn hảo. Đồng thời, người học kiến trúc cần phải có mắt quan sát nhanh nhẹn và tư duy nhạy bén, nắm bắt tâm lý khách hàng. Vậy nên, bạn sẽ được rèn luyện năng lực bản thân rất nhiều nếu theo đuổi ngành kiến trúc.
Bên cạnh đó, sự gọn gàng, ngăn nắp và khoa học cũng là một điều mà ai cũng mong muốn được nâng cao mỗi ngày. Chính khả năng bố trí, sắp xếp hài hòa, hợp lý và khoa học không gian trong bản thiết kế sẽ là tiền đề đầu tiên giúp bạn tạo được thiện cảm và gây ấn tượng, sự tin tưởng đối với khách hàng.
Liên hệ hotline: 0866906234 để được tư vấn về thiết kế cho ngôi nhà của bạn!