Kiến thức trong SGK nặng so với khả năng của học sinh

Đưa kiến thức đại học vào phổ thông

Vừa qua, sau sự kiện hàng trăm học sinh trường THPT Nguyễn Hiền (TP.HCM) xé giấy nháp, đề cương Sử tung xuống sân trường sau khi biết thông tin không phải thi tốt nghiệp môn Lịch sử đã xôn xao dư luận.

Dù nhìn nhận dưới bất kỳ góc độ nào cũng thấy rằng rất nhiều học sinh phổ thông hiện nay cảm thấy quá tải đối với chương trình sách giáo khoa hiện hành cùng cách đánh giá và thi cử nặng về kiến thức.

Xã hội - Kiến thức trong SGK nặng so với khả năng của học sinh

GS Đào Trọng Thi cho rằng kiến thức trong sách giáo khoa hiện nay là thiếu thực tế

Cũng có cùng cách nhìn nhận này, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng chương trình SGK hiện nay ở Việt nam hiện vẫn còn nặng về nội dung, kiến thức.

Chia sẻ về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi – chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội thẳng thắn nhận định: Chương trình và khối lượng kiến thức thể hiện trong SGK còn nặng so với khả năng tiếp thu của đông đảo học sinh.

Bên cạnh đó, kiến thức mang nặng lý thuyết, không sát thực tế; nặng về truyền thụ kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến rèn luyện kỹ năng, nhân cách học sinh.

Chương trình sách giáo khoa hiện nay còn đặt nặng về nội dung chứ cọi trọng việc hình thành năng lực người học.

Nhiều ý kiến cũng đồng tình cho rằng, sách giáo khoa có nội dung nặng với phần đông học sinh, nhiều thuật ngữ trừu tượng, tình huống gượng ép; kiến thức ở một số cuốn chưa cập nhật, bài tập còn yêu cầu cao hơn .

Có cùng nhận định này, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo đổi mới chương trình – sách giáo khoa nhận định: “Chương trình, sách giáo khoa không quá tải cho người học mà chỉ là có cái quá sâu, không thiết thực và ngược lại có cái thiết thực mà lại quá nhẹ”.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra ý kiến cho rằng chương trình SGK hiện nay quá tải có thể do phương pháp của giáo viên và áp lực thi cử của xã hội.

Trong khi đó, GS Nguyễn Lân Dũng nhận định, chương trình phổ thông như môn Sinh học hiện nay đưa ra những kiến thức học sinh không thể nhớ. Thậm chí, sách giáo khoa còn đưa toàn bộ chương trình của bậc đại học vào phổ thông, bắt học sinh nhớ những cái không đáng nhớ.

Cũng cùng quan điểm này, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng chương trình sách giáo khoa hiện nay nặng tính hàn lâm, nhẹ về thực tiễn, kỹ năng thực hành.

Thầy Cương lấy ra ví dụ: Đơn cử trong môn Toán ở bậc phổ thông, nếu không là giáo viên dạy toán thì không cần đến kiến thức về số phức. Tuy nhiên, kiến thức trên vẫn phải dạy, học, thậm chí năm nào cũng có trong đề thi tốt nghiệp THPT.

“Có thể nói, một phần ba kiến thức môn Toán ở bậc THPT là vô bổ đối với học sinh khi học xong bậc học này”, vị hiệu trưởng THPT Dân lập Lương Thế Vinh nhấn mạnh.

Đổi mới sách giáo khoa thế nào?

Vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã trở thành điều nhức nhối đối với tất cả những người quan tâm đến giáo dục nước nhà.

Trong khi đó, GS Nguyễn Đức Chính (Trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội) lại cho rằng cần đổi mới hoàn toàn cách kiểm tra, đánh giá. Theo GS Chính, cách kiểm tra, đánh giá như hiện nay đang trở thành gánh nặng với người học, xã hội.

Đồng tình với quan điểm của các nhà khoa học, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần đồng bộ các yếu tố như: Đào tạo của các trường sư phạm, giảng dạy ở trường phổ thông, tăng cường cơ sở vật chất cũng như phương pháp quản lý…

GS.Đào Trọng Thi nhấn mạnh cần phải chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, độ ngũ giáo viên để có thể thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa mới.

> Muốn nhận máy tính bảng Google Nexus 7 không mất một xu nào, hãy vào đây!

Quy trình biên soạn SGK ở các nước như Mỹ, Úc đều có nghiên cứu rất kỹ về số lượng học sinh, sức mua của phụ huynh, tình hình kinh tế – xã hội, thậm chí nghiên cứu

h

ọc sinh

cấp nào thì quan sát SGK ra sao, khi mở sách thì dừng lại ở đâu lâu nhất… Chuyện này ở nước ta chưa thực hiện được.

Đội ngũ biên soạn sách rất giỏi nhưng lại ít gần gũi, am hiểu về giáo dục phổ thông. Cần phải có giáo viên phổ thông tham gia biên soạn bởi họ sống, làm việc với học sinh, nắm rõ chương trình.

Ở Úc, SGK viết xong bảo vệ bản quyền, được thiết kế rất chuyên nghiệp, từ 6 màu trở lên, nhiều hình ảnh. Nhiều trường tự soạn chương trình riêng cho mình dựa trên định hướng của Bộ GD-ĐT, kết hợp nhiều loại sách khác nhau.

Ở Úc, nếu người dân phát hiện lỗi sai trong SGK, tác giả và nhà xuất bản phải trả cho họ 5 đôla/lỗi. Chương trình của họ chỉ từ 5-7 môn. Số tiết của tất cả các môn bằng nhau nên không phân biệt môn chính, môn phụ như ở Việt Nam.

PGS.TS Ngô Minh Oanh (viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục) / Tuổi trẻ

Theo Vtc.vn