Kiến thức Hòa âm cơ bản – Tài liệu text
Kiến thức Hòa âm cơ bản
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.73 KB, 23 trang )
Kiến thức hòa âm
KIẾN THỨC HÒA ÂM
(Biên soạn:NS Đắc Tâm)
HỢP ÂM
Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc
lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự
nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là “nhân
tạo”).
Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt
đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm
này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát
thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này
thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như
guitar và piano.
I. CÁCH GHI HỢP ÂM
Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp
cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.
2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó
sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh
của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp.
3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác
theo 2 cách:
a) theo vòng quảng 4:
C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E)
=> A => D => G => và quay về C
hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên):
C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) =>
A# (Bb) => F => và quay về C
b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế
nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống
nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống
nhau: C), v.v
4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe
“mượt mà”, du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và
các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau
theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.
Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA
– nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)
– nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm
Dm)
– nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)
Các bạn hãy thử ghi hợp âm cho bài nhạc “Bay Đi Cách Chim Biển” của nhạc
sĩ Đức Huy đính kèm xem sao?
II. CÁC HỢP ÂM TRONG ÂM GIAI
1. Hợp âm trong âm giai trưởng:
Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ
được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.
Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:
Quảng ba thứ 2: G A B C D E F
Quảng ba thứ 1: E F G A B C D
nốt âm giai: C D E F G A B
Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim
Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii
Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được
sử dụng gồm có:
+ 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V
+ 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi
+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii
Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm
và C#dim
và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim
v.v
2. Hợp âm trong âm giai thứ:
Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ
tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài
các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp
âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.
Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm
giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;
và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E
(gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;
và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:
D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và
E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.
Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các
hợp âm sau:
+ 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII
+ 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v
+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii
III. GIẢI KẾT
Một bài hát thường có cấu trúc như sau:
Phiên khúc > Phiên khúc lặp lại > Điệp khúc > Điệp khúc lặp lại >
Phiên khúc
(hoặc Đoạn A > Đoạn A’ > Đoạn B > Đoạn B’ > Đoạn A’)
Do đó, trước khi ghi hợp âm cho bài hát, các bạn phải xem cấu trúc của bài
hát: bài hát gồm mấy đoạn. Khi tuyến giai điệu dừng nghỉ – ở nốt kéo dài
trường độ, tức là đã xong một đoạn. Theo thí dụ cấu trúc bài hát nêu trên thì
các đoạn dừng nghỉ sẽ xảy ra ở cuối các đoạn A, A’, B và B’. Cách thức mà
các nốt xuất hiện để chuẩn bị cho đoạn dừng nghỉ được gọi là cadence (tạm
dịch là giải kết).Có 3 loại giải kết thông dụng:1.Giải kết hoàn toàn (trọn
vẹn): các nốt của tuyến giai điệu chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để
dừng nghỉ ở nốt chủ âm với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần
trầm). Giải kết này tạo hiệu quả trọn vẹn cho giai điệu.Thí dụ, đoạn dừng
nghỉ kết thúc bài hát “Mùa Thu Cho Em” của Ngô Thụy Miên, giai điệu dừng
nghỉ ở nốt chủ âm của âm giai C – nốt C:
2. Giải kết không hoàn toàn: các nốt của tuyến giai điệu cũng di chuyển về
các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc III hoặc bậc V của âm
giai với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm), tạo hiệu quả là
giai điệu chưa kết thúc hẳn mà còn phải tiếp tục sau đó nữa.Thí dụ, đoạn
dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Mùa Thu Cho Em”, giai điệu dừng
nghỉ ở nốt bậc III của âm giai C – nốt E:
3. Giải kết nửa: các nốt của tuyến giai điệu di chuyển về các nốt trong hợp
âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc II, V hoặc VII với hợp âm bậc V ở thế gốc
(nốt bậc V ở phần trầm). Cách kết này tạo hiệu quả là giai điệu tạm dừng
nghỉ để rồi sẽ tiếp tục trở lại.
Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Gửi Gió Cho Mây Ngàn
Bay” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc V của âm giai C
– nốt G:
Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng:+ Giải kết kiểu thánh ca (plagal cadence):
còn được gọi là giải kết kiểu Amen. Thường được dùng để kết thúc trong các
bài thánh ca nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã. Xuất hiện trong các bài hát ở
cung trưởng, để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm trưởng bậc IV
rồi về hợp âm trưởng bậc I. Loại giải kết này tạo hiệu quả khẳng định, không
gì thay đổi được.Thí dụ: đoạn kết bài “Mắt Biếc” của Ngô Thụy Miên trước khi
qua Coda:
+ Giải kết gãy (interrupted cadence): còn được gọi là giải kết lạc hướng
(deceptive cadence). Để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm bậc V
rồi về hợp âm bậc khác thay vì bậc I (cụ thể là hợp âm bậc VI). Loại giải kết
này thuộc loại giải kết không vững vì gây hiệu quả bất ngờ, ngạc nhiên, lững
lờ cho người nghe.Thí dụ: đoạn kết bài “Niệm Khúc Cuối” của Ngô Thụy Miên
được hòa âm kết gãy như sau:
Đến đây thì các bạn đã biết cách ghi hợp âm tự nhiên và đơn giản cho một
bài hát. Tôi xin tóm tắt lại cách ghi hợp âm như sau:– Hợp âm xuất hiện ở
phách mạnh của nhịp: nguyên tắc thứ 1.– Xác định các nốt nào là nốt chánh
của hợp âm trong ô nhịp: nguyên tắc thứ 2.– Chuyển hợp âm theo vòng
quảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 3.– Thay thế hợp âm để cho hợp âm tiến
hành theo vòng quảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 4.– Xác định các đoạn
dừng nghỉ trong bài hát để chọn hợp âm giải kết.Xin lưu ý thêm: + Trước khi
ghi hợp âm cho một ô nhịp, các bạn nên tính toán hợp âm trong ô nhịp trước
đó và hợp âm sẽ đến trong ô nhịp ngay sau đó theo nguyên tắc thứ 3 vòng
quảng 4/quảng 5.+ Giữ tuyến hợp âm thống nhất trong các đoạn lặp lại trừ
trường hợp giai điệu trong đoạn lặp lại có thay đổi nốt khác không đúng hợp
âm trong đoạn trước.
PHỐI KHÍ CHO CA KHÚC
I. HỢP ÂM 7Qua bài 1, các bạn đã biết cách ghi hợp âm tự nhiên (hợp âm
trưởng và thứ) cho một bài hát. Ngoài các hợp âm tự nhiên, các bạn còn có
thể sử dụng thêm hợp âm 7 để thêm màu sắc hòa âm.1. Hợp âm 7 là hợp
âm 4 nốt, được thành lập như sau:Chồng lên hợp âm (cả trưởng và thứ)
thêm một quảng 3 thứ tính từ nốt quảng 5 của hợp âm (hoặc quảng 7 thứ
tính từ nốt gốc hợp âm). Nếu là hợp âm trưởng thì tên gọi của hợp âm sẽ là:
hợp âm trưởng 7, và nếu là hợp âm thứ thì tên gọi là hợp âm thứ 7.
Đừng lầm lẫn hợp âm trưởng 7 – thí dụ, C7 với hợp âm 7 trưởng – Cmaj7.
Hợp âm trưởng 7 là hợp âm trưởng có thêm nốt quảng 7 thứ tính từ nốt gốc
hợp âm trưởng. còn hợp âm 7 trưởng (cũng là hợp âm có 4 nốt) có thêm nốt
quảng 7 trưởng tính từ nốt gốc hợp âm.
2. Theo luật hòa âm ở phần giải kết mà ta đã biết, trước khi trở về hợp âm
chủ – kết hoàn toàn hoặc kết không hoàn toàn, tuyến hợp âm sẽ tiến hành
đến hợp âm bậc 5.
Để tạo hiệu quả “réo gọi” hợp âm chủ hơn, hợp âm bậc 5 này được nhận
thêm một nốt để trở thành hợp âm 7. 4 nốt trong hợp âm 7 này sẽ chuyển
về 3 nốt trong hợp âm chủ theo bậc 1/2 cung hoặc 1 cung lên xuống. Nốt
gốc của hợp âm bậc 5 có thể không chuyển và trở thành nốt quảng 5 trong
hợp âm chủ hoặc có thể nhảy theo quảng 5 xuống hoặc quảng 4 lên để về
nốt chủ âm trong hợp âm chủ.
Thí dụ về cách chuyển nốt từ hợp âm G7 sang hợp âm C trong cung C
II. CẤU TRÚC CỦA PHẦN HÒA ÂM CHO CA KHÚC
Phần hòa âm cho ca khúc thông thường có cấu trúc như sau:Khúc dạo đầu
(Introduction, gọi tắt là Intro) => dừng nghỉ 1 => Đệm cho phiên khúc 1 =>
dừng nghỉ 2 => Đệm cho phiên khúc 2 => dừng nghỉ 3 => Đệm cho điệp
khúc => dừng nghỉ 4 => Đệm cho phiên khúc 1 lặp lại => dừng nghỉ 5 =>
Đệm cho phiên khúc 2 lặp lại => dừng nghỉ 6 (để kết hoặc để lặp lại ca khúc
từ đầu hoặc lặp lại từ điệp khúc trở đi).A. Soạn tiết điệu đệm:1. Đối với ca
khúc được hòa âm theo phong cách nhạc nhẹ pop hoặc rock, việc phải làm
trước tiên là xác định tiết điệu trống đệm (rhythm) cho khúc dạo đầu, phiên
khúc, điệp khúc và kết bài. 2. Nếu là ca khúc được hòa âm cho khiêu vũ thì
quá dễ, chỉ cần xác định nhịp điệu khiêu vũ cho ca khúc là xong như rhumba,
tango, pasodoble, swing, slow, chachacha, valse, boston Việc chọn tiết điệu
trống đệm cho ca khúc tùy thuộc vào quan điểm của người soạn hòa âm và
cũng có thể tùy theo yêu cầu của tác giả ca khúc hoặc của người sử dụng ca
khúc. Tiết tấu trống phải được soạn cho phù hợp với tiết tấu của giai điệu và
phù hợp với trạng thái tình cảm theo nội dung ca từ và giai điệu. Chẳng hạn
như giai điệu đang du dương, chảy nhẹ nhàng thì không thể nào được đệm
bằng tiết tấu sôi nổi hoặc đảo phách. Những tiết tấu nghịch phách, nhấn nhá
phù hợp cho các đoạn có kịch tính, tương phản.3. Để cho ca khúc thêm màu
sắc, không nên sử dụng 1 tiết điệu trống cho cả bài mà nên có ít nhất 2: 1
tiết điệu cho phiên khúc và 1 tiết điệu cho điệp khúc. Tiết điệu trống cho điệp
khúc có thể là 1 tiết điệu trống hoàn toàn khác với tiết điệu trống của phiên
khúc *- gọi thông dụng là đổi điệu, hoặc có thể là biến tấu của tiết điệu
phiên khúc (variation).B. Cách soạn trống:Qui định thông thường cho ký âm
bộ trống pop rock/jazz trên giòng kẻ nhạc như sau:
– Trống kick (còn gọi là bass drum) luôn rơi vào phách 1 để xác định đầu ô
nhịp. Trừ trường hợp muốn tạo hiệu quả tiết tấu cho giai điệu, trống kick có
thể rơi vào phách nghịch hoặc phách yếu.
– Trống snare thường rơi vào phách yếu (hoặc phách nghịch).– Hihat làm
nhiệm vụ như máy đánh nhịp (metronome), giữ tốc độ (tempo).– Các trống
tom (từ 3 trống trở lên) dùng để làm màu sắc cho tiết điệu trống, thường
được sử dụng trong các đoạn trống báo.– Cymbal thường đi đôi với trống kick
để xác định đầu đoạn trống hoặc tạo hiệu quả nhấn mạnh cho tiết điệu
trống.Các bạn tham khảo đoạn tiết điệu trống đơn giản được ký âm như sau:
Đa số
các bạn làm nhạc trên vi tính vì thích nhạc và chưa từng đánh đàn trong một
ban nhạc nên không có kinh nghiệm về sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
nhạc công – gọi là “ăn-giơ” (en jeu/ensemble). Và việc soạn trống cho các
bạn này là cực hình!Soạn trống dễ lắm! Cái khó là sự tưởng tượng
(imagination) để tạo ra tiết điệu trống cho phù hợp với giai điệu mà không
phải sử dụng những tiết điệu khiêu vũ và những tiết điệu phổ thông khác. Và
bạn có biết là một trong những dấu ấn để xác định “lý lịch” của người soạn
hòa âm cho ca khúc nhạc nhẹ là tiết điệu trống? Có bao giờ các bạn nghe
nhạc hòa tấu của Paul Mauriat? Ông là người soạn tiết điệu trống cực kỳ hay
và khác thường.Muốn soạn tiết điệu trống, các bạn theo các bước sau (bài
hướng dẫn này được soạn trên Sonar với âm thanh trống GM trong
Hypersonic 2):
1. Xác định tiết điệu cho một nhạc cụ đệm (cụ thể là piano hoặc guitar). Thí
dụ:
2. Đặt hihat đúng y như tiết điệu đệm (vì hihat giữ tốc độ thay cho
metronome):
3. Đặt kick vào ngay các đầu phách:
4. Đặt snare vào phách 2 và 3:
5. Chỉnh lại kick, snare và hihat để nhấn mạnh tiết điệu:
C. Cách soạn bass:Bass thường
đi đôi với kick để tạo ra tiết điệu nhưng cũng rất thường khi bass đi nghịch
phách với kick để tạo hiệu quả “nẩy” cho tiết điệu. Nguyên tắc chung trong
nhạc nhẹ là bass sẽ đánh nốt gốc và xen kẻ với nốt quảng 5 của hợp âm. Tuy
bass làm nền cho tiết điệu nhưng cái hay và tài năng của người soạn hòa âm
là soạn làm sao để bass được tiến hành thành giai điệu theo hợp âm trong
bài.Lấy lại thí dụ với đoạn tiết điệu trống trên với tốc độ 80, ta cho hợp âm
vào như sau:C | Am | F | G | C | Am | F | G | C
Nguyên tắc về đối âm
NGUYÊN TẮC VỀ ĐỐI ÂM
I. ĐỐI ÂMĐối âm là soạn ca khúc để đệm cho ca khúc. J.S.Bach là cây đại
thụ trong nhạc cổ điển và ông là người viết đối âm cực kỳ hay. Viết đối âm
không khó nhưng muốn viết đối âm để nghe thuận tai đòi hỏi 3 điều:
1. Biết viết giai điệu,
2. Biết lập tiết tấu và tiết điệu,
3. Thuộc lòng các nốt trong các hợp âm.
Bạn hãy quên đi những “điều luật” trong hòa âm cổ điển như: cấm quảng 5
và quảng 8 song song; cấm viết chéo bè, v.v để thả hồn cho thoải mái bay
theo cảm xúc của mình đối với ca khúc. Khi soạn hòa âm cho ca khúc, tôi xin
các bạn lưu ý như sau:
+ Không nên nói khi đang có người nói. Khi người ta đang hát thì không nên
soạn cho nhạc cụ độc tấu. Nếu làm như vậy thì cái gì là chánh? Ca khúc hay
là nhạc đệm?
Như vậy khi giọng hát đang thể hiện, ta nên đệm hoặc rải hợp âm theo tiết
điệu.
+ Nếu muốn nói khi người ta đang nói thì chỉ nói ít và nói khẻ hoặc vâng dạ,
ầm ừ cho người nói biết là ta đang lắng nghe.
Điều này có nghĩa là: khi giai điệu hát nhiều nốt ngắn (nốt mốc đơn và nốt
mốc đôi) thì giòng nhạc đệm chỉ hát các nốt kéo dài (nốt đen, nốt trắng, nốt
tròn). Và khi giai điệu hát nhiều nốt kéo dài thì giòng nhạc đệm có thể hát
nhiều nốt ngắn.
+ Khi giai điệu hát theo chiều đi lên, thì giòng nhạc đệm nên theo chiều đi
xuống (nhất là giòng bass) và ngược lại.
+ Các câu nhạc hòa âm nên tuân thủ theo hợp âm. Thí dụ: với tuyến hợp âm
cho ca khúc như sau
Em | D | Am | C | G | B7 | Em
thì các nốt trong giòng nhạc đệm phải được tiến hành di chuyển từ các nốt
trong hợp âm Em để đến D, rồi đến Am, rồi đến C
Và nên đặt nốt ở giai điệu hòa âm khác với nốt của ca khúc ở các đoạn dừng
nghỉ (nhưng nốt này phải là nốt trong hợp âm) để tạo ra bè với giai điệu ca
khúc.
Hòa âm, nếu không có giai điệu chánh, sẽ không có nghĩa và không diễn tả
được điều gì cả. Một giai điệu không đẹp, dù người soạn hòa âm có cố công
tôn tạo bằng thủ pháp hòa âm cũng vẫn là một giai điệu không đẹp. Nhưng
một giai điệu đẹp, dù chỉ với hòa âm đơn giản (đệm bằng một guitar) hoặc
không có hòa âm (hát “khô”) thì cũng đủ làm mê mẫn người.II. HÒA ÂM 4
BÈHòa âm 4 bè được soạn cho 4 giọng hát:
+ Bè 1: soprano (giọng nữ cao)/tenor (giọng nam cao)+ Bè 2: alto (giọng nữ
thấp)+ Bè 3: baritone (giọng nam trung)+ Bè 4: bass (giọng nam
thấp/trầm)
Tuy nhiên, các bạn đừng bị bó buộc là phải tìm đúng chất giọng cho từng bè
như “lý thuyết” nêu trên. Chủ yếu là các bạn tìm được giọng hát phù hợp với
âm vực của từng bè – nam hay nữ cũng được.
Ngôn ngữ Việt Nam có dấu và đó là khó khăn trong việc soạn tốt bè đối âm,
vì để có đối âm tốt thì bè thấp thường được tiến hành ngược chiều với bè cao
và nếu, thí dụ – bè cao hát chữ CÓ lúc đi lên thì bè thấp khi tiến hành ngược
chiều – đi xuống sẽ hát chữ CÓ thành CÒ!
Tôi sử dụng lại phần 1 của bài “Bay Đi Cánh Chim Biển” để soạn hòa âm 4 bè
cho các bạn tham khảo có đính kèm bài nhạc mp3 minh họa bằng 4 nhạc cụ
để các bạn nghe (đúng ra phải là giọng người hát mới “phê”).
1. Nguyên Tắc 1: 4 bè phải bám theo hợp âm đã ghi cho từng ô nhịp, nhất là
phải về đúng nốt trong hợp âm ở ngay phách 1 của ô nhịp.
2. Nguyên Tắc 2: nên soạn bè trầm ngược chiều với giai điệu, hoặc có tiết
tấu khác chen lót cho 3 bè trên.
3. Nguyên Tắc 3: đầu tiên là soạn bè trầm trước đi chung với giai điệu. 2 bè
còn lại được soạn lót sau cho đầy hợp âm.
4. Nguyên Tắc 4: thông thường giọng bè cao nhất sẽ đảm nhiệm phần giai
điệu của ca khúc, nhưng nếu bè này hát phần bè cao nghe đẹp, tại sao
không đảo lại cho giọng bè 1 này hát bè và giọng bè 2 hát giai điệu?
Theo tôi, soạn 4 bè chỉ có 4 nguyên tắc trên. Việc quan trọng nhất là soạn
hợp âm cho hay, còn lại là sự tưởng tượng, thêu dệt tiết điệu/tiết tấu cho 3
bè (trừ bè giai điệu chánh) của người soạn hòa âm.
TÓM TẮT
Muốn soạn được hòa âm, điều tối cần thiết là các bạn:
1. Phải thuộc lòng các nốt của tất cả các hợp âm trưởng, thứ, 7, dim, dim7,
aug, sus2, sus4 và biết cách suy ra nốt của những hợp âm nghịch khác.
2. Phải thuộc lòng vòng quảng 5.
3. Phải tính được các hợp âm thay thế nhau, nghĩa là: một hợp âm thuận
đệm được cho 3 nốt và một nốt có thể được đệm bằng 3 hợp âm thuận.
B. Trước khi soạn hòa âm cho một ca khúc, các bạn hãy hát cho đến thuộc
lòng ca khúc này để có được cảm xúc đối với ca khúc, từ đó các bạn mới
sáng tác ra được giai điệu và tiết điệu hòa âm.
Nếu chỉ soạn hòa âm theo thị hiếu thấp – ghi đại hợp âm bậy bạ nào đó,
chọn tiết tấu đệm đã được “vi tính hóa” hoặc cài đặt sẳn hoặc sử dụng các
loops thương mại rồi cho hòa âm “xập xình” ì-xèo lên thì cũng là hòa âm
đấy thôi!!! Và cần gì phải biết hòa âm!
Bạn Nguyễn Sơn có rất nhiều thắc mắc nhưng sao bạn lại không tự tìm cách
lý giải từ những bài nhạc hay mà bạn đã đánh? Tại sao bài nhạc có nhiều
“câu lót” hay quá? Thưa, các câu đối âm này cũng từ tuyến hợp âm và từ giai
điệu chính mà ra cả, và người hòa âm giỏi cũng là người biết sáng tác các
“câu lót” hay, “dính” theo bài. Điều khẳng định là sẽ không bao giờ có thầy
nào dạy được vì thuộc về lãnh vực tài năng cá nhân/thiên phú (Các bạn có
biết là hiện nay có một số thầy dạy tại Nhạc Viện đi nhờ các “nhạc sĩ” không
tốt nghiệp nhạc viện làm hòa âm cho các ca khúc của các thầy không?)
Nếu chỉ cần biết nhạc lý là đủ để sáng tác được các ca khúc đẹp với hòa âm
tuyệt vời thì thế giới này đã tràn đầy âm nhạc đẹp!
Điều mà cả thế giới đã lãng quên trong cơn bão tiền tài và danh vọng hão
huyền là nghệ thuật đích thực đòi hỏi “tâm hồn” + “con tim” chân chính.
CÁCH HÒA ÂM MỘT CA KHÚC
I. CÁCH VIẾT KHÚC DẠO ĐẦU
Khúc dạo đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để cho người hát bắt
đúng giọng, còn phải là đoạn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắp
được người hát thể hiện. Rất nhiều ca khúc có đoạn mở đầu quá ấn tượng
đến nỗi tất cả các nhạc sĩ hòa âm lại những ca khúc này đều không thể thay
đổi được vì không thể viết cách nào khác cho ấn tượng hơn nữa!
Không có gì bí mật hoặc “thiên phú” hoặc bí ẩn để viết đoạn dạo đầu ấn
tượng vì nếu đoạn nhạc này là biến khúc của ca khúc thì khó mà tách bỏ để
thay thế bằng một đoạn nhạc khác. Không có qui định về độ dài của đoạn
mở đầu mà tùy cảm hứng của người phối nhạc. Tuy nhiên theo tâm lý bình
thường của người nghe thì đoạn mở đầu nên có độ dài chẳn ô nhịp, chẳng
hạn như 4, 6, 8, 10, 12 ô nhịp.
Có các cách viết đoạn dạo đầu như sau:
1. Dạo Đầu Bằng Một Hợp Âm:
Chỉ có một hợp âm vang lên và rồi người hát cất tiếng ngay vào ca khúc. Hợp
âm này thường là hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. Thí dụ như: hợp âm C
hoặc hợp âm G7 đối với ca khúc ở cung C; hợp âm Am hoặc E7 đối với ca
khúc ở cung Am.
Hợp âm này có thể là hợp âm khối (block chord), hợp âm rải (arpeggio).
Cách ứng dụng thông thường của cách dạo đầu này là: để tạo ấn tượng cho
người nghe vì xem như ca khúc này không có đoạn nhạc dạo đầu, ngay sau
hợp âm dạo đầu là các giọng bè hát ngay vào điệp khúc. Các bạn có biết bài
“Thương Nhau Ngày Mưa” của Nguyễn Trung Cang? Đoạn dạo đầu tạo ấn
tượng sẽ là: đánh một hợp âm để cho các ca sĩ bắt giọng rồi sau đó là 3
giọng bè sẽ hát hết đoạn điệp khúc: Như mưa ngày nào thấm ướt vai em
Cách ứng dụng khác là rải hợp âm chủ để cho người hát sau đó bắt giọng để
hát nhịp tự do kể lể, chậm rãi tự sự.
2. Lấy Điệp Khúc Làm Đoạn Dạo Đầu:
Nếu ca khúc có đoạn điệp khúc hay, có thể sử dụng toàn bộ đoạn điệp khúc
này để làm đoạn dạo đầu hoặc chỉ lấy một đoạn hay nhất trong điệp khúc
này để thực hiện tiến hành giai điệu liền cung bậc lên hoặc xuống dần đến
hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5.
3. Sử Dụng Một Đoạn Hợp Âm Trong ca Khúc:
Có thể lấy cả đoạn hợp âm trong điệp khúc hoặc phiên khúc và soạn giai điệu
dạo đầu mô phỏng điệp khúc hoặc phiên khúc hoặc là biến tấu của phiên
khúc hoặc điệp khúc.
4. Sáng Tác Đoạn Dạo Đầu Riêng:
Chỉ có bậc cao thủ về hòa âm mới thực hiện được cách này vì đòi hỏi người
soạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác đoạn
dạo đầu mà không sử dụng một chút giai điệu nào trong ca khúc mà vẫn
khiến người nghe cảm nhận được ngay cái hồn của ca khúc.
II. KHÚC THỨC HÒA ÂM
Trước khi bắt đầu làm hòa âm cho một bài hát, người soạn hòa âm phải “tính
toán” trước các yếu tố sau:
1. Xác định đúng cung (giọng): bài sẽ được ai hát? Và âm vực của người hát
này rộng bao nhiêu? Dù cho các bạn soạn hòa âm trên tổng phổ hoặc trên
MIDI, đừng nghĩ đơn giản là “nếu sai giọng, thì các nhạc công có thể dịch
giọng trực tiếp trên văn bản hoặc dùng kỹ thuật trong MIDI để dịch giọng
một cách dễ dàng” vì mỗi cung có thể gợi một cách hòa âm riêng do bị ảnh
hưởng âm vực của nhạc cụ diễn tấu nhất là nhạc cụ đảm nhận phần trầm và
nhạc cụ đảm nhận phần cao nhất.
Điều trên rất đơn giản nhưng có thể tối nghĩa với các bạn. Đối với các bạn
đánh đàn guitar thì sẽ hiểu điều này ngay: một bài hát được soạn hòa âm ở
cung Am, Em, Dm, G hoặc D sẽ đánh guitar nghe “réo rắt” hơn vì có nhiều
hợp âm dây buông.
2. Xác định các đoạn trong bài hát: phiên khúc, điệp khúc và phần kết (coda)
để tính toán các tiết điệu. Một bài hát sẽ nghe hay thêm nếu đoạn điệp khúc
được chuyển sang cách đệm với tiết điệu khác với đoạn phiên khúc.
Soạn chỉ một tiết điệu đệm cho bài hát sẽ không tạo màu sắc cho bài hát và
có thể gây cảm nhận cho người nghe đây là một bài hát khiêu vũ.
[Nhân tiện tôi xin được mở ngoặc ở đây: có rất nhiều ca khúc nổi tiếng được
hòa âm thành nhạc khiêu vũ và cũng có rất nhiều ca khúc khiêu vũ nổi tiếng.
Tôi phân chia ca khúc thành 4 thể loại:
– ca khúc để tiêu khiển (giải trí)- ca khúc để khiêu vũ, để làm việc- ca khúc
để thưởng thức- ca khúc để suy gẫm
Khi một bài hát trở thành nổi tiếng thì có thể được hòa âm thành đủ 4 thể
loại trên.]
3. Xác định lúc thể hiện đoạn gian tấu (khúc nhạc dạo giữa bài hát): khi dứt
bài hát lần đầu? trước khi chuyển qua điệp khúc? hay hoàn toàn không có
đoạn gian tấu?
Ngoài ra, các bạn có thể chuyển đoạn gian tấu sang một cung khác (ly điệu)
để giúp tăng phần màu sắc âm thanh cho bài hát.
4. Xác định cách kết bài hát. Nếu bài hát có đoạn “để kết” (coda) thì các bạn
nên tôn trọng vì đoạn này thường không thể tách rời ra khỏi bài hát được.
Có nhiều cách để kết bài hát và các bạn có thể pha trộn các cách này lại với
nhau để kết thúc bài hát. Một vài cách thông dụng như sau:
– Hát lặp lại đoạn cuối ở 1/2 cung cao hơn.
– Hát lặp lại một lần câu cuối của bài hát và giảm tốc độ – rall.: rallentendo
(chậm dần) hoặc rit.: ritardando (trì nhịp/ghìm tốc độ) ở những nốt cuối
cùng để dứt.
– Hát lặp lại nhiều lần câu cuối của bài hát với âm lượng nhỏ dần (fade out).
– Hát lặp lại câu cuối ở bè quảng 3 (bè trên). Cách kết này tạo hiệu quả lơ
lững, ray rứt, dấu hỏi.
– Hát dứt tức thì ở nốt cuối của bài hát cùng với nhạc đệm.
– Dùng một đoạn hay nhất trong bài hát để làm nhạc kết (không có giọng
hát), v.v
Bài hát được kết tùy theo cảm nhận của người soạn hòa âm đối với bài hát.
Hợp âm đảo
HỢP ÂM ĐẢO và CÁCH SỬ DỤNG
1- Hợp âm 3 ( 3 nốt ) :
Hợp âm 3 gồm có 3 nốt,sắp xếp bằng cách chồng hai quãng 3 tạo thành một quãng 5.
Ví dụ hợp âm Đô trưởng (C) gồm có 3 nốt : Đô-Mi-Sol. Do đó cấu tạo thành hợp âm đô trưởng là
3 nốt Đô-Mi-Sol không thể thay đổi được, nếu thay đổi thêm bớt nốt, tính chất của nó sẽ bị biến
dạng.
Nhưng ta có thể đảo vị trí sắp xếp của chúng cho phù hợp với tay bấm trên phím đàn, các thành
phần chính vẫn được giữ nguyên.
Hợp âm có 3 nốt hình thành 3 thế.
Ví dụ hợp âm Đô trưởng :
Thế gốc = Đô-Mi-Sol
Thế đảo 1 = Mi-Sol-Đô
Thế đảo 2 = Sol-Đô-Mi
Để âm thanh dày hơn ta có thể thêm vào một nốt cách nốt chính một quãng 8, áp dụng cho tất cả
các hợp âm ở thế căn cứ vào âm gốc.
Ví dụ hợp âm ( C ):
Đô-Mi-Sol-Đố (gốc)
Mi-Sol-Đô-Mí (đảo 1)
Sol-Đô-Mi-Sol (đảo 2)
*Khi cần thiết ta có thể thêm vào nhiều nốt quãng 8 hơn để nhấn thêm độ dày âm thanh của hợp
âm,trường hợp này trên đàn Guitar rất thường dùng.
2-Tại sao phải đảo hợp âm :
Có những lý do sau đây cần phải đảo hợp âm :
a/ Có những nhạc cụ không thể đàn đầy đủ các nốt trong hợp âm theo sự sắp xếp từ gốc lên theo
thứ tự quãng 3, do đó phải đảo vị trí các nốt sắp xếp lại cho dễ bấm ( Tuỳ theo từng loại nhạc cụ).
b/Khi âm thanh trong giai điệu chính của bài nhạc phù hợp với một hợp âm nào đó,nhưng nốt
phách mạnh của nó không trùng với âm bậc 1 của hợp âm, do đó ta phải đảo hợp âm để thay đổi
bè trầm.
Tuy vậy khi áp dụng vào thực tế phải linh hoạt, không cứng chắc rập khuông.Đôi khi nốt ở trọng
âm của giai điệu chính là nốt La nhưng ta đệm nốt bè trầm là nốt Đô hoặc Mi vẫn thích hợp.
c/ Đảo hợp âm để lấy bè trầm (hoặc bè trên hết khi solo) chuyển động cho phù hợp với ý đồ của
người soạn hoà âm.
PHƯƠNG PHÁP TÌM HỢP ÂM cơ bản
Đây hoàn toàn là hiểu biết, kinh nghiệm và cảm nhận chủ quan của riêng tôi, tôi muốn chia sẻ với
anh em về những gì mình đang có với hy vọng sẽ giúp các bạn được 1 phần nào đó trong việc tìm
hợp âm cho 1 bài hát. Vì là hiểu biết cá nhân nên sẽ không tránh khỏi sai sót được, với lại trình
độ cũng còn hạn hẹp, vì thế mọi người cứ coi như đây là 1 bài tham khảo + trao đổi thảo luận thôi
nhé !
A, Một số khái niệm cơ bản về quãng và nguyên tắc chuyển tông :
Đây là kiến thức sơ đẳng và không thể thiếu với những người chơi nhạc, vấn đề về quãng chủ yếu
sẽ được áp dụng trong việc tìm hợp âm và dịch tone (tông, giọng) cho 1 bài nhạc. Chúng ta có tất
cả 7 nốt nhạc cơ bản mà ai cũng biết, và chúng được quy định như sau :
1 1 1/2 1 1 1 1/2
C D E F G A B C
Đô Rê Mi Fa Sol La Si Đô
1 quãng = 2 ngăn trên cần đàn (trên cùng 1 dây)
.
VD : nốt C ở dây Si trên đàn khi tiến lên 2 ngăn thì sẽ là nốt D, nốt E khi tiến lên 1 ngăn thì sẽ là
nốt F (điều này cũng áp dụng tương tự với các hợp âm có cùng thế tay, VD : Hợp âm F chặn ở
ngăn thứ nhất (Bare1 –hay viết tắt là B1) khi tịnh tiến lên 2 ngăn mà vẫn giữ nguyên toàn bộ thế
tay sẽ cho ta hợp âm G).
Theo nguyên lý trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự lập ra bảng dịch Tone (chuyển tông, giọng)
như sau :
Giọng 1 1 1/2 1 1 1
C D E F G A B
D E F# G A B C#
E F# = Gb G# = Ab A B C# = Dd D# = Eb
F G A A# = Bb C D E
G A B C D E F#
A B C# D E F# G#
B C# = Db D# = Eb E F# = Gb G# = Ab A# = Bb
Nếu các bạn để ý 1 chút thì sẽ thấy điều này thể hiện rất rõ trên khuông nhạc, ví dụ : bài nhạc viết
ở giọng G – Em thì sẽ có 1 dấu thăng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt F#, hay giọng F – Dm sẽ
có 1 dấu giáng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt Bb…
Các bạn cứ dựa vào bảng trên để chuyển tông bài hát cho phù hợp với giọng của mình, miễn là cứ
giữ nguyên các âm trưởng, thứ, 7, thiếu, thừa….VD : hợp âm Am7 chơi ở giọng C thì khi chuyển
sang giọng F nó sẽ là Dm7, giọng G nó sẽ là Em7…
B, Nguyên tắc trưởng và thứ trên cùng 1 Tone :
Người ta phân định như sau với các giọng trưởng và thứ trên cùng 1 tone :
Giọng Giọng trưởng Giọng thứ
Đô trưởng – La thứ C – F – G Am – Dm – E
Rê trưởng – Si thứ D – G – A Bm – Em – F#
Mi trưởng – Đô thăng thứ E – A – B C#m – F#m – G#
Fa trưởng – Rê thứ F – Bb – C Dm – Gm – A
Sol trưởng – Mi thứ G – C – D Em – Am – B
La trưởng – Fa thăng thứ A – D – E F#m – Bm – C#
Si trưởng – Sol thăng thứ B – E – F# G#m – C#m – D#
Ở tone Đô trưởng các bạn nhìn thấy trong “Giọng trưởng” tôi điền 3 hợp âm C – F – G , đây là 3
tông chính của 1 giọng trưởng tạo lên “cái khung xương” của bài nhạc, trong đó C là chủ âm, F là
át âm và G là cảm âm, nhưng các bạn không cần quan tâm nhiều đến các cái khái niệm đó vì vấn
đề chủ yếu của chúng ta bây giờ là cách vận dụng chúng ra sao thôi. Với các bài hát ở giọng
trưởng, các bạn cứ dùng 3 hợp âm này là cũng có thể chơi hết được 1 bài nhạc, mặc dù nghe chưa
hay lắm nhưng cũng chẳng sai mấy đâu, trừ trường hợp bài đó có đoạn chuyển tone sang 1 giọng
khác…Tương tự như vậy với giọng thứ, các bạn cũng có 3 hợp âm chính tạo lên cái xương của
bài nhạc.
Bây giờ để chơi bài nhạc đó cho hay và đúng hơn, các bạn cần tìm hiểu thêm 1 chút.
Nguyên tắc tìm hợp âm của tôi rất đơn giản, chỉ là LÊN và XUỐNG. LÊN – XUỐNG ở đây
không phải là về quãng hay cao độ của nốt nhạc hay hợp âm, mà chính là âm thanh của hợp âm
đó tạo ra trên đàn và cảm nhận của chính mình khi nghe thấy âm thanh đó. Tôi sẽ ví dụ cho các
bạn bằng Tone Đô trưởng – La thứ.
Bây giờ các bạn hãy cầm đàn lên, và thử đánh cho tôi 3 hợp âm C – F – G, sau đó các bạn so
sánh giữa C – F, C – G, F – G là lên hay xuống (nhớ là về mặt âm thanh trực quan chứ không
phải là về mặt nhạc lý nhé). Các bạn sẽ thấy F cao hơn C, C cao hơn G và F cao hơn G, cơ bản là
như thế. Nhớ là nghe kỹ tiếng tổng thể của cả hợp âm nhé chứ đừng so sánh với Note vì 2 vấn đề
này nó khác hẳn nhau đấy, hãy nghe sự “căng lên” hay “chùng xuống” của âm thanh khi hợp âm
phát ra và so sánh chúng với nhau. Và hãy nhớ rằng chủ âm – hay Tone chính – vẫn là C nhé, để
bây giờ chúng ta sẽ áp dụng thử luôn.
VD : Bài LÀNG TÔI (Văn Cao) – Valse
C (G7) C F C G C
Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…
F C F G C
Đời yên vui, đồng quê yêu dấu, bóng cau với con thuyền 1 dòng sông.
Khi hát lên các bạn sẽ thấy ở câu đầu tiên, chữ “tiếng” được hát cao hơn chữ “tre” về mặt âm
thanh, và nằm ở phách mạnh, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc chuyển hợp âm , cụ
thể ở đây là F (như đã nói ở trên, F cao hơn C về mặt âm thanh trực quan khi chơi hợp âm). Ngay
sau đó chữ “chiều” thấp xuống so với “tiếng” và lại quay trở về tone chính của bài là C. Đến chữ
“chuông” thì lại thấp hơn với chữ “chiều” và nằm ở phách mạnh nên ta có thể nghĩ đến việc
chuyển sang G….Tương tự với các câu sau, các bạn sẽ thấy được sự LÊN – XUỐNG về mặt âm
thanh của từng câu, đặc biệt được nhấn vào phách mạnh, là lúc chúng ta có thể chuyển hợp âm
với nguyên tắc C – F –G đã được nói ở trên.
Nguyên tắc trên cũng được áp dụng với giọng La thứ như sau : Am – Dm – E trong đó Am cao
hơn E, Dm cao hơn Am và Dm cao hơn E. Các bạn có thể thử nghiệm với bài “Hà Nội mùa vắng
những cơn mưa” để thấy được sự LÊN – XUỐNG của hợp âm, của âm thanh trên từng câu hát và
áp dụng chúng hài hòa với nhau :
Am E Am (A) Dm E Am
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh…
Tất cả những ví dụ trên có thể chưa hoàn toàn đúng và hay về mặt hợp âm, nhưng là các ví dụ rất
điển hình về cái gọi là sự LÊN – XUỐNG về mặt âm thanh và áp dụng chúng trong việc tìm hợp
âm cho bài nhạc.
Nếu các bạn muốn tìm hợp âm cho đúng hơn và hay hơn, thì trước hết hãy nắm vững những
nguyên tắc trên đã, rồi sau đó tôi sẽ nói với các bạn tiếp phần khó hơn 1 chút. Cái này phụ thuộc
vào nhạc cảm của từng người. Tại sao người ta lại phân ra giọng Đô trưởng – La thứ (C -Am), F
– Dm, G- Em… vì đơn giản 1 điều là âm thanh của 2 hợp âm này khi đánh nên nghe rất GẦN
nhau (tôi chả biết dùng tù gì để diễn tả thay cho chữ GẦN cả), không tin các bạn thử đánh 2 hợp
âm C – Am7 hoặc F – Dm7 rồi nghe âm thanh của nó xem, khá GẦN nhau. Âm thanh của Am7
có vẻ chùng xuống hơn 1 chút so với C nhưng không đủ chùng xuống như G so với C được, vì
thế tôi nói chúng GẦN nhau.
Vậy thì, ở giọng C – Am, những đoạn mà chúng ta cho rằng nó LÊN so với C – Am thì chúng ta
hoàn toàn có thể nghĩ đến F hoặc Dm (tươi sáng thì dùng F, mềm mại dịu dàng thì dùng Dm),
nếu cho rằng nó xuống thì có thể nghĩ đến G hoặc E hoặc Em (tươi sáng thì G, mềm mại thì Em)
lên xuống lên
C (Am) F (Dm ) G (Em) C (Am)
Nếu tinh tế thêm 1 chút nữa thì ta có thể phân tích thêm để dùng hợp âm chuẩn hơn nữa về cái sự
LÊN XUỐNG với các hợp âm GẦN nhau như sau :
xuống xuống lên lên
C Am7 Am Am7 C
Tương tự như thế với F – Dm7 – Dm , G – Em7 – Em….
Đấy là lý thuyết, còn thực tế áp dụng thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều để nâng cao sức
cảm nhận của chính mình, quen thuộc với âm thanh của các hợp âm, chỉ có như vậy mới có thể
nâng cao kỹ năng tìm hợp âm một cách nhanh chóng và chính xác, thậm chí chả cần ngồi dò dẫm
trên đàn mà chỉ nghe bài nhạc lần đầu tiên cũng có thể tượng tượng được ra là bài đó đang chơi
những hợp âm gì rồi.
C, Hợp âm chuyển tiếp :
Tôi đặt phần này riêng ra 1 mục vì 1 lý do : các hợp âm chuyển tiếp được sử dụng rất
linh hoạt, nó được sử dụng để làm cho bài nhạc thêm phong phú và uyển chuyển trong
diễn tấu và hiệu quả âm thanh mà nó đạt được cũng rất to lớn.
Hợp âm chuyển tiếp được có thể được sử dụng ở bất kỳ câu nào, đoạn nào trong 1 bài
nhạc cũng được, và chúng thường là hợp âm trưởng (như C, D, E, F…) hoặc trưởng +
7 (VD : C7, D7, E7…) dùng để chuyển tiếp từ 1 hợp âm này sang 1 hợp âm khác.
VD : kết thúc câu nhạc 1 là hợp âm C và hợp âm bắt đầu của câu nhạc thú 2 là F thì
chúng ta có thể hoàn toàn nghĩ đến việc sử dụng hợp âm C7 để làm hợp âm chuyển
tiếp và sẽ chơi nó trong khoảng nghỉ giữa 2 câu nhạc. Tương tự như vậy, hợp âm
chuyển tiếp từ G lên C sẽ là G7, từ Am lên Dm sẽ là A (hoặc A7)…
Tôi chỉ nhắc đến khía cạnh nhỏ trong việc dùng hợp âm chuyển tiếp, 1 cách phổ biến
nhất là dùng chúng khi kết thúc 1 câu hoặc 1 đoạn nhạc mà hợp âm của câu nhạc tiếp
theo có xu hướng LÊN so với hợp âm kết thúc của câu trước như ở ví dụ trên. Khi các
bạn đã chơi đàn lâu và có nhiều kinh nghiệm, tôi tin chắc rằng các bạn sẽ có cách sử lý
vấn đề hợp âm chuyển tiếp này 1 cách hay hơn, linh hoạt hơn. Thậm chí có thể chơi cả
1 tổ hợp hợp âm chuyển tiếp chứ không phải là chỉ là 1 hợp âm.
VD : Bạn chơi 1 bản nhạc ở giọng C, khi kết thúc 1 câu ở hợp âm G và hợp âm đầu tiên
của câu sau là C, bạn có thể dùng 1 hợp âm G7 để quay về C, hoặc chơi hẳn 1 tổ hợp
Am – Bm liên tục trước khi quay về C (thử vẩy G – Am – Bm – C mỗi thứ 1 phát xem nó
ra làm sao đi, bạn sẽ thấy thế nào là tổ hợp hợp âm chuyển tiếp, hoặc F – Ab – Bb – C
cũng là 1 ví dụ điển hình).
Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn trong việc tìm hợp âm cho 1
bài hát, các bạn nên tập cho mình thói quen tự tìm hợp âm theo những bài dễ và không
có đoạn chuyển tông nào trong bài, sau đó sẽ nâng cao dần. Cứ tìm hợp âm cho tốt ở
Tone C- Am trước cho dễ, sau đó nếu thấy hát ở Tone đó mà không hợp giọng thì dùng
bảng chuyển tông ở trên kia mà dịch tất cả cá hợp âm vừa tìm được về đúng giọng mà
mình có thể hát được là xong. Phía trong 2 cái bảng thô sơ tôi vừa vẽ ở trên còn ẩn
chứa khá nhiều điều thú vị về quy luật của âm thanh cũng như quy luật của hợp âm, xin
được mạn phép nói rằng âm nhạc hoàn toàn có quy luật của nó đấy. Các bạn hãy thử
nghiên cứu và tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa chúng nhé, tôi sẽ để dành phần đó
cho các bạn chứ không nói ra thêm nữa, chỉ cần 1 chút tư duy, thậm chí là toán học là
các bạn có thể nhận ra quy luật của chúng 1 cách rất rõ ràng, dễ nhớ và dễ áp dụng.
Một bài viết không quá dài với 4 trang A4, nếu chỉ dựa vào đây mà có thể tự tìm được
hợp âm ngay thì e là hơi thiếu thực tế, nhưng đọc thì dài chứ vận dụng thì chỉ vài thao
tác là hết bài rồi, các bạn thực hành không mất quá 15 phút đâu. Có gì sai sót mong các
bạn góp ý chân thành để chúng ta cùng tìm hiểu thêm và cùng nhau tiến bộ nhé.
nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giốngnhau: C), v.v4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe”mượt mà”, du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau vàcác nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sautheo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA- nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)- nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âmDm)- nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)Các bạn hãy thử ghi hợp âm cho bài nhạc “Bay Đi Cách Chim Biển” của nhạcsĩ Đức Huy đính kèm xem sao?II. CÁC HỢP ÂM TRONG ÂM GIAI1. Hợp âm trong âm giai trưởng:Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽđược các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:Quảng ba thứ 2: G A B C D E FQuảng ba thứ 1: E F G A B C Dnốt âm giai: C D E F G A BTên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dimTổng quát hóa: I ii iii IV V vi viiNhư vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm đượcsử dụng gồm có:+ 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V+ 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc viiBằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bmvà C#dimvà âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dimv.v2. Hợp âm trong âm giai thứ:Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứtự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoàicác hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợpâm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âmgiống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E(gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# vàE (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được cáchợp âm sau:+ 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII+ 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc iiIII. GIẢI KẾTMột bài hát thường có cấu trúc như sau:Phiên khúc > Phiên khúc lặp lại > Điệp khúc > Điệp khúc lặp lại >Phiên khúc(hoặc Đoạn A > Đoạn A’ > Đoạn B > Đoạn B’ > Đoạn A’)Do đó, trước khi ghi hợp âm cho bài hát, các bạn phải xem cấu trúc của bàihát: bài hát gồm mấy đoạn. Khi tuyến giai điệu dừng nghỉ – ở nốt kéo dàitrường độ, tức là đã xong một đoạn. Theo thí dụ cấu trúc bài hát nêu trên thìcác đoạn dừng nghỉ sẽ xảy ra ở cuối các đoạn A, A’, B và B’. Cách thức màcác nốt xuất hiện để chuẩn bị cho đoạn dừng nghỉ được gọi là cadence (tạmdịch là giải kết).Có 3 loại giải kết thông dụng:1.Giải kết hoàn toàn (trọnvẹn): các nốt của tuyến giai điệu chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V đểdừng nghỉ ở nốt chủ âm với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phầntrầm). Giải kết này tạo hiệu quả trọn vẹn cho giai điệu.Thí dụ, đoạn dừngnghỉ kết thúc bài hát “Mùa Thu Cho Em” của Ngô Thụy Miên, giai điệu dừngnghỉ ở nốt chủ âm của âm giai C – nốt C:2. Giải kết không hoàn toàn: các nốt của tuyến giai điệu cũng di chuyển vềcác nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc III hoặc bậc V của âmgiai với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm), tạo hiệu quả làgiai điệu chưa kết thúc hẳn mà còn phải tiếp tục sau đó nữa.Thí dụ, đoạndừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Mùa Thu Cho Em”, giai điệu dừngnghỉ ở nốt bậc III của âm giai C – nốt E:3. Giải kết nửa: các nốt của tuyến giai điệu di chuyển về các nốt trong hợpâm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc II, V hoặc VII với hợp âm bậc V ở thế gốc(nốt bậc V ở phần trầm). Cách kết này tạo hiệu quả là giai điệu tạm dừngnghỉ để rồi sẽ tiếp tục trở lại.Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Gửi Gió Cho Mây NgànBay” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc V của âm giai C- nốt G:Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng:+ Giải kết kiểu thánh ca (plagal cadence):còn được gọi là giải kết kiểu Amen. Thường được dùng để kết thúc trong cácbài thánh ca nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã. Xuất hiện trong các bài hát ởcung trưởng, để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm trưởng bậc IVrồi về hợp âm trưởng bậc I. Loại giải kết này tạo hiệu quả khẳng định, khônggì thay đổi được.Thí dụ: đoạn kết bài “Mắt Biếc” của Ngô Thụy Miên trước khiqua Coda:+ Giải kết gãy (interrupted cadence): còn được gọi là giải kết lạc hướng(deceptive cadence). Để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm bậc Vrồi về hợp âm bậc khác thay vì bậc I (cụ thể là hợp âm bậc VI). Loại giải kếtnày thuộc loại giải kết không vững vì gây hiệu quả bất ngờ, ngạc nhiên, lữnglờ cho người nghe.Thí dụ: đoạn kết bài “Niệm Khúc Cuối” của Ngô Thụy Miênđược hòa âm kết gãy như sau:Đến đây thì các bạn đã biết cách ghi hợp âm tự nhiên và đơn giản cho mộtbài hát. Tôi xin tóm tắt lại cách ghi hợp âm như sau:– Hợp âm xuất hiện ởphách mạnh của nhịp: nguyên tắc thứ 1.– Xác định các nốt nào là nốt chánhcủa hợp âm trong ô nhịp: nguyên tắc thứ 2.– Chuyển hợp âm theo vòngquảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 3.– Thay thế hợp âm để cho hợp âm tiếnhành theo vòng quảng 4/quảng 5: nguyên tắc thứ 4.– Xác định các đoạndừng nghỉ trong bài hát để chọn hợp âm giải kết.Xin lưu ý thêm: + Trước khighi hợp âm cho một ô nhịp, các bạn nên tính toán hợp âm trong ô nhịp trướcđó và hợp âm sẽ đến trong ô nhịp ngay sau đó theo nguyên tắc thứ 3 vòngquảng 4/quảng 5.+ Giữ tuyến hợp âm thống nhất trong các đoạn lặp lại trừtrường hợp giai điệu trong đoạn lặp lại có thay đổi nốt khác không đúng hợpâm trong đoạn trước.PHỐI KHÍ CHO CA KHÚCI. HỢP ÂM 7Qua bài 1, các bạn đã biết cách ghi hợp âm tự nhiên (hợp âmtrưởng và thứ) cho một bài hát. Ngoài các hợp âm tự nhiên, các bạn còn cóthể sử dụng thêm hợp âm 7 để thêm màu sắc hòa âm.1. Hợp âm 7 là hợpâm 4 nốt, được thành lập như sau:Chồng lên hợp âm (cả trưởng và thứ)thêm một quảng 3 thứ tính từ nốt quảng 5 của hợp âm (hoặc quảng 7 thứtính từ nốt gốc hợp âm). Nếu là hợp âm trưởng thì tên gọi của hợp âm sẽ là:hợp âm trưởng 7, và nếu là hợp âm thứ thì tên gọi là hợp âm thứ 7.Đừng lầm lẫn hợp âm trưởng 7 – thí dụ, C7 với hợp âm 7 trưởng – Cmaj7.Hợp âm trưởng 7 là hợp âm trưởng có thêm nốt quảng 7 thứ tính từ nốt gốchợp âm trưởng. còn hợp âm 7 trưởng (cũng là hợp âm có 4 nốt) có thêm nốtquảng 7 trưởng tính từ nốt gốc hợp âm.2. Theo luật hòa âm ở phần giải kết mà ta đã biết, trước khi trở về hợp âmchủ – kết hoàn toàn hoặc kết không hoàn toàn, tuyến hợp âm sẽ tiến hànhđến hợp âm bậc 5.Để tạo hiệu quả “réo gọi” hợp âm chủ hơn, hợp âm bậc 5 này được nhậnthêm một nốt để trở thành hợp âm 7. 4 nốt trong hợp âm 7 này sẽ chuyểnvề 3 nốt trong hợp âm chủ theo bậc 1/2 cung hoặc 1 cung lên xuống. Nốtgốc của hợp âm bậc 5 có thể không chuyển và trở thành nốt quảng 5 tronghợp âm chủ hoặc có thể nhảy theo quảng 5 xuống hoặc quảng 4 lên để vềnốt chủ âm trong hợp âm chủ.Thí dụ về cách chuyển nốt từ hợp âm G7 sang hợp âm C trong cung CII. CẤU TRÚC CỦA PHẦN HÒA ÂM CHO CA KHÚCPhần hòa âm cho ca khúc thông thường có cấu trúc như sau:Khúc dạo đầu(Introduction, gọi tắt là Intro) => dừng nghỉ 1 => Đệm cho phiên khúc 1 =>dừng nghỉ 2 => Đệm cho phiên khúc 2 => dừng nghỉ 3 => Đệm cho điệpkhúc => dừng nghỉ 4 => Đệm cho phiên khúc 1 lặp lại => dừng nghỉ 5 =>Đệm cho phiên khúc 2 lặp lại => dừng nghỉ 6 (để kết hoặc để lặp lại ca khúctừ đầu hoặc lặp lại từ điệp khúc trở đi).A. Soạn tiết điệu đệm:1. Đối với cakhúc được hòa âm theo phong cách nhạc nhẹ pop hoặc rock, việc phải làmtrước tiên là xác định tiết điệu trống đệm (rhythm) cho khúc dạo đầu, phiênkhúc, điệp khúc và kết bài. 2. Nếu là ca khúc được hòa âm cho khiêu vũ thìquá dễ, chỉ cần xác định nhịp điệu khiêu vũ cho ca khúc là xong như rhumba,tango, pasodoble, swing, slow, chachacha, valse, boston Việc chọn tiết điệutrống đệm cho ca khúc tùy thuộc vào quan điểm của người soạn hòa âm vàcũng có thể tùy theo yêu cầu của tác giả ca khúc hoặc của người sử dụng cakhúc. Tiết tấu trống phải được soạn cho phù hợp với tiết tấu của giai điệu vàphù hợp với trạng thái tình cảm theo nội dung ca từ và giai điệu. Chẳng hạnnhư giai điệu đang du dương, chảy nhẹ nhàng thì không thể nào được đệmbằng tiết tấu sôi nổi hoặc đảo phách. Những tiết tấu nghịch phách, nhấn nháphù hợp cho các đoạn có kịch tính, tương phản.3. Để cho ca khúc thêm màusắc, không nên sử dụng 1 tiết điệu trống cho cả bài mà nên có ít nhất 2: 1tiết điệu cho phiên khúc và 1 tiết điệu cho điệp khúc. Tiết điệu trống cho điệpkhúc có thể là 1 tiết điệu trống hoàn toàn khác với tiết điệu trống của phiênkhúc *- gọi thông dụng là đổi điệu, hoặc có thể là biến tấu của tiết điệuphiên khúc (variation).B. Cách soạn trống:Qui định thông thường cho ký âmbộ trống pop rock/jazz trên giòng kẻ nhạc như sau:– Trống kick (còn gọi là bass drum) luôn rơi vào phách 1 để xác định đầu ônhịp. Trừ trường hợp muốn tạo hiệu quả tiết tấu cho giai điệu, trống kick cóthể rơi vào phách nghịch hoặc phách yếu.– Trống snare thường rơi vào phách yếu (hoặc phách nghịch).– Hihat làmnhiệm vụ như máy đánh nhịp (metronome), giữ tốc độ (tempo).– Các trốngtom (từ 3 trống trở lên) dùng để làm màu sắc cho tiết điệu trống, thườngđược sử dụng trong các đoạn trống báo.– Cymbal thường đi đôi với trống kickđể xác định đầu đoạn trống hoặc tạo hiệu quả nhấn mạnh cho tiết điệutrống.Các bạn tham khảo đoạn tiết điệu trống đơn giản được ký âm như sau:Đa sốcác bạn làm nhạc trên vi tính vì thích nhạc và chưa từng đánh đàn trong mộtban nhạc nên không có kinh nghiệm về sự phối hợp nhịp nhàng giữa cácnhạc công – gọi là “ăn-giơ” (en jeu/ensemble). Và việc soạn trống cho cácbạn này là cực hình!Soạn trống dễ lắm! Cái khó là sự tưởng tượng(imagination) để tạo ra tiết điệu trống cho phù hợp với giai điệu mà khôngphải sử dụng những tiết điệu khiêu vũ và những tiết điệu phổ thông khác. Vàbạn có biết là một trong những dấu ấn để xác định “lý lịch” của người soạnhòa âm cho ca khúc nhạc nhẹ là tiết điệu trống? Có bao giờ các bạn nghenhạc hòa tấu của Paul Mauriat? Ông là người soạn tiết điệu trống cực kỳ hayvà khác thường.Muốn soạn tiết điệu trống, các bạn theo các bước sau (bàihướng dẫn này được soạn trên Sonar với âm thanh trống GM trongHypersonic 2):1. Xác định tiết điệu cho một nhạc cụ đệm (cụ thể là piano hoặc guitar). Thídụ:2. Đặt hihat đúng y như tiết điệu đệm (vì hihat giữ tốc độ thay chometronome):3. Đặt kick vào ngay các đầu phách:4. Đặt snare vào phách 2 và 3:5. Chỉnh lại kick, snare và hihat để nhấn mạnh tiết điệu:C. Cách soạn bass:Bass thườngđi đôi với kick để tạo ra tiết điệu nhưng cũng rất thường khi bass đi nghịchphách với kick để tạo hiệu quả “nẩy” cho tiết điệu. Nguyên tắc chung trongnhạc nhẹ là bass sẽ đánh nốt gốc và xen kẻ với nốt quảng 5 của hợp âm. Tuybass làm nền cho tiết điệu nhưng cái hay và tài năng của người soạn hòa âmlà soạn làm sao để bass được tiến hành thành giai điệu theo hợp âm trongbài.Lấy lại thí dụ với đoạn tiết điệu trống trên với tốc độ 80, ta cho hợp âmvào như sau:C | Am | F | G | C | Am | F | G | CNguyên tắc về đối âmNGUYÊN TẮC VỀ ĐỐI ÂMI. ĐỐI ÂMĐối âm là soạn ca khúc để đệm cho ca khúc. J.S.Bach là cây đạithụ trong nhạc cổ điển và ông là người viết đối âm cực kỳ hay. Viết đối âmkhông khó nhưng muốn viết đối âm để nghe thuận tai đòi hỏi 3 điều:1. Biết viết giai điệu,2. Biết lập tiết tấu và tiết điệu,3. Thuộc lòng các nốt trong các hợp âm.Bạn hãy quên đi những “điều luật” trong hòa âm cổ điển như: cấm quảng 5và quảng 8 song song; cấm viết chéo bè, v.v để thả hồn cho thoải mái baytheo cảm xúc của mình đối với ca khúc. Khi soạn hòa âm cho ca khúc, tôi xincác bạn lưu ý như sau:+ Không nên nói khi đang có người nói. Khi người ta đang hát thì không nênsoạn cho nhạc cụ độc tấu. Nếu làm như vậy thì cái gì là chánh? Ca khúc haylà nhạc đệm?Như vậy khi giọng hát đang thể hiện, ta nên đệm hoặc rải hợp âm theo tiếtđiệu.+ Nếu muốn nói khi người ta đang nói thì chỉ nói ít và nói khẻ hoặc vâng dạ,ầm ừ cho người nói biết là ta đang lắng nghe.Điều này có nghĩa là: khi giai điệu hát nhiều nốt ngắn (nốt mốc đơn và nốtmốc đôi) thì giòng nhạc đệm chỉ hát các nốt kéo dài (nốt đen, nốt trắng, nốttròn). Và khi giai điệu hát nhiều nốt kéo dài thì giòng nhạc đệm có thể hátnhiều nốt ngắn.+ Khi giai điệu hát theo chiều đi lên, thì giòng nhạc đệm nên theo chiều đixuống (nhất là giòng bass) và ngược lại.+ Các câu nhạc hòa âm nên tuân thủ theo hợp âm. Thí dụ: với tuyến hợp âmcho ca khúc như sauEm | D | Am | C | G | B7 | Emthì các nốt trong giòng nhạc đệm phải được tiến hành di chuyển từ các nốttrong hợp âm Em để đến D, rồi đến Am, rồi đến CVà nên đặt nốt ở giai điệu hòa âm khác với nốt của ca khúc ở các đoạn dừngnghỉ (nhưng nốt này phải là nốt trong hợp âm) để tạo ra bè với giai điệu cakhúc.Hòa âm, nếu không có giai điệu chánh, sẽ không có nghĩa và không diễn tảđược điều gì cả. Một giai điệu không đẹp, dù người soạn hòa âm có cố côngtôn tạo bằng thủ pháp hòa âm cũng vẫn là một giai điệu không đẹp. Nhưngmột giai điệu đẹp, dù chỉ với hòa âm đơn giản (đệm bằng một guitar) hoặckhông có hòa âm (hát “khô”) thì cũng đủ làm mê mẫn người.II. HÒA ÂM 4BÈHòa âm 4 bè được soạn cho 4 giọng hát:+ Bè 1: soprano (giọng nữ cao)/tenor (giọng nam cao)+ Bè 2: alto (giọng nữthấp)+ Bè 3: baritone (giọng nam trung)+ Bè 4: bass (giọng namthấp/trầm)Tuy nhiên, các bạn đừng bị bó buộc là phải tìm đúng chất giọng cho từng bènhư “lý thuyết” nêu trên. Chủ yếu là các bạn tìm được giọng hát phù hợp vớiâm vực của từng bè – nam hay nữ cũng được.Ngôn ngữ Việt Nam có dấu và đó là khó khăn trong việc soạn tốt bè đối âm,vì để có đối âm tốt thì bè thấp thường được tiến hành ngược chiều với bè caovà nếu, thí dụ – bè cao hát chữ CÓ lúc đi lên thì bè thấp khi tiến hành ngượcchiều – đi xuống sẽ hát chữ CÓ thành CÒ!Tôi sử dụng lại phần 1 của bài “Bay Đi Cánh Chim Biển” để soạn hòa âm 4 bècho các bạn tham khảo có đính kèm bài nhạc mp3 minh họa bằng 4 nhạc cụđể các bạn nghe (đúng ra phải là giọng người hát mới “phê”).1. Nguyên Tắc 1: 4 bè phải bám theo hợp âm đã ghi cho từng ô nhịp, nhất làphải về đúng nốt trong hợp âm ở ngay phách 1 của ô nhịp.2. Nguyên Tắc 2: nên soạn bè trầm ngược chiều với giai điệu, hoặc có tiếttấu khác chen lót cho 3 bè trên.3. Nguyên Tắc 3: đầu tiên là soạn bè trầm trước đi chung với giai điệu. 2 bècòn lại được soạn lót sau cho đầy hợp âm.4. Nguyên Tắc 4: thông thường giọng bè cao nhất sẽ đảm nhiệm phần giaiđiệu của ca khúc, nhưng nếu bè này hát phần bè cao nghe đẹp, tại saokhông đảo lại cho giọng bè 1 này hát bè và giọng bè 2 hát giai điệu?Theo tôi, soạn 4 bè chỉ có 4 nguyên tắc trên. Việc quan trọng nhất là soạnhợp âm cho hay, còn lại là sự tưởng tượng, thêu dệt tiết điệu/tiết tấu cho 3bè (trừ bè giai điệu chánh) của người soạn hòa âm.TÓM TẮTMuốn soạn được hòa âm, điều tối cần thiết là các bạn:1. Phải thuộc lòng các nốt của tất cả các hợp âm trưởng, thứ, 7, dim, dim7,aug, sus2, sus4 và biết cách suy ra nốt của những hợp âm nghịch khác.2. Phải thuộc lòng vòng quảng 5.3. Phải tính được các hợp âm thay thế nhau, nghĩa là: một hợp âm thuậnđệm được cho 3 nốt và một nốt có thể được đệm bằng 3 hợp âm thuận.B. Trước khi soạn hòa âm cho một ca khúc, các bạn hãy hát cho đến thuộclòng ca khúc này để có được cảm xúc đối với ca khúc, từ đó các bạn mớisáng tác ra được giai điệu và tiết điệu hòa âm.Nếu chỉ soạn hòa âm theo thị hiếu thấp – ghi đại hợp âm bậy bạ nào đó,chọn tiết tấu đệm đã được “vi tính hóa” hoặc cài đặt sẳn hoặc sử dụng cácloops thương mại rồi cho hòa âm “xập xình” ì-xèo lên thì cũng là hòa âmđấy thôi!!! Và cần gì phải biết hòa âm!Bạn Nguyễn Sơn có rất nhiều thắc mắc nhưng sao bạn lại không tự tìm cáchlý giải từ những bài nhạc hay mà bạn đã đánh? Tại sao bài nhạc có nhiều”câu lót” hay quá? Thưa, các câu đối âm này cũng từ tuyến hợp âm và từ giaiđiệu chính mà ra cả, và người hòa âm giỏi cũng là người biết sáng tác các”câu lót” hay, “dính” theo bài. Điều khẳng định là sẽ không bao giờ có thầynào dạy được vì thuộc về lãnh vực tài năng cá nhân/thiên phú (Các bạn cóbiết là hiện nay có một số thầy dạy tại Nhạc Viện đi nhờ các “nhạc sĩ” khôngtốt nghiệp nhạc viện làm hòa âm cho các ca khúc của các thầy không?)Nếu chỉ cần biết nhạc lý là đủ để sáng tác được các ca khúc đẹp với hòa âmtuyệt vời thì thế giới này đã tràn đầy âm nhạc đẹp!Điều mà cả thế giới đã lãng quên trong cơn bão tiền tài và danh vọng hãohuyền là nghệ thuật đích thực đòi hỏi “tâm hồn” + “con tim” chân chính.CÁCH HÒA ÂM MỘT CA KHÚCI. CÁCH VIẾT KHÚC DẠO ĐẦUKhúc dạo đầu (Intro), ngoài nhiệm vụ xác định âm giai để cho người hát bắtđúng giọng, còn phải là đoạn tạo ấn tượng cho người nghe về ca khúc sắpđược người hát thể hiện. Rất nhiều ca khúc có đoạn mở đầu quá ấn tượngđến nỗi tất cả các nhạc sĩ hòa âm lại những ca khúc này đều không thể thayđổi được vì không thể viết cách nào khác cho ấn tượng hơn nữa!Không có gì bí mật hoặc “thiên phú” hoặc bí ẩn để viết đoạn dạo đầu ấntượng vì nếu đoạn nhạc này là biến khúc của ca khúc thì khó mà tách bỏ đểthay thế bằng một đoạn nhạc khác. Không có qui định về độ dài của đoạnmở đầu mà tùy cảm hứng của người phối nhạc. Tuy nhiên theo tâm lý bìnhthường của người nghe thì đoạn mở đầu nên có độ dài chẳn ô nhịp, chẳnghạn như 4, 6, 8, 10, 12 ô nhịp.Có các cách viết đoạn dạo đầu như sau:1. Dạo Đầu Bằng Một Hợp Âm:Chỉ có một hợp âm vang lên và rồi người hát cất tiếng ngay vào ca khúc. Hợpâm này thường là hợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5. Thí dụ như: hợp âm Choặc hợp âm G7 đối với ca khúc ở cung C; hợp âm Am hoặc E7 đối với cakhúc ở cung Am.Hợp âm này có thể là hợp âm khối (block chord), hợp âm rải (arpeggio).Cách ứng dụng thông thường của cách dạo đầu này là: để tạo ấn tượng chongười nghe vì xem như ca khúc này không có đoạn nhạc dạo đầu, ngay sauhợp âm dạo đầu là các giọng bè hát ngay vào điệp khúc. Các bạn có biết bài”Thương Nhau Ngày Mưa” của Nguyễn Trung Cang? Đoạn dạo đầu tạo ấntượng sẽ là: đánh một hợp âm để cho các ca sĩ bắt giọng rồi sau đó là 3giọng bè sẽ hát hết đoạn điệp khúc: Như mưa ngày nào thấm ướt vai emCách ứng dụng khác là rải hợp âm chủ để cho người hát sau đó bắt giọng đểhát nhịp tự do kể lể, chậm rãi tự sự.2. Lấy Điệp Khúc Làm Đoạn Dạo Đầu:Nếu ca khúc có đoạn điệp khúc hay, có thể sử dụng toàn bộ đoạn điệp khúcnày để làm đoạn dạo đầu hoặc chỉ lấy một đoạn hay nhất trong điệp khúcnày để thực hiện tiến hành giai điệu liền cung bậc lên hoặc xuống dần đếnhợp âm chủ hoặc hợp âm 7 ở bậc 5.3. Sử Dụng Một Đoạn Hợp Âm Trong ca Khúc:Có thể lấy cả đoạn hợp âm trong điệp khúc hoặc phiên khúc và soạn giai điệudạo đầu mô phỏng điệp khúc hoặc phiên khúc hoặc là biến tấu của phiênkhúc hoặc điệp khúc.4. Sáng Tác Đoạn Dạo Đầu Riêng:Chỉ có bậc cao thủ về hòa âm mới thực hiện được cách này vì đòi hỏi ngườisoạn hòa âm phải cảm nhận ca khúc thật sâu sắc để có thể sáng tác đoạndạo đầu mà không sử dụng một chút giai điệu nào trong ca khúc mà vẫnkhiến người nghe cảm nhận được ngay cái hồn của ca khúc.II. KHÚC THỨC HÒA ÂMTrước khi bắt đầu làm hòa âm cho một bài hát, người soạn hòa âm phải “tínhtoán” trước các yếu tố sau:1. Xác định đúng cung (giọng): bài sẽ được ai hát? Và âm vực của người hátnày rộng bao nhiêu? Dù cho các bạn soạn hòa âm trên tổng phổ hoặc trênMIDI, đừng nghĩ đơn giản là “nếu sai giọng, thì các nhạc công có thể dịchgiọng trực tiếp trên văn bản hoặc dùng kỹ thuật trong MIDI để dịch giọngmột cách dễ dàng” vì mỗi cung có thể gợi một cách hòa âm riêng do bị ảnhhưởng âm vực của nhạc cụ diễn tấu nhất là nhạc cụ đảm nhận phần trầm vànhạc cụ đảm nhận phần cao nhất.Điều trên rất đơn giản nhưng có thể tối nghĩa với các bạn. Đối với các bạnđánh đàn guitar thì sẽ hiểu điều này ngay: một bài hát được soạn hòa âm ởcung Am, Em, Dm, G hoặc D sẽ đánh guitar nghe “réo rắt” hơn vì có nhiềuhợp âm dây buông.2. Xác định các đoạn trong bài hát: phiên khúc, điệp khúc và phần kết (coda)để tính toán các tiết điệu. Một bài hát sẽ nghe hay thêm nếu đoạn điệp khúcđược chuyển sang cách đệm với tiết điệu khác với đoạn phiên khúc.Soạn chỉ một tiết điệu đệm cho bài hát sẽ không tạo màu sắc cho bài hát vàcó thể gây cảm nhận cho người nghe đây là một bài hát khiêu vũ.[Nhân tiện tôi xin được mở ngoặc ở đây: có rất nhiều ca khúc nổi tiếng đượchòa âm thành nhạc khiêu vũ và cũng có rất nhiều ca khúc khiêu vũ nổi tiếng.Tôi phân chia ca khúc thành 4 thể loại:- ca khúc để tiêu khiển (giải trí)- ca khúc để khiêu vũ, để làm việc- ca khúcđể thưởng thức- ca khúc để suy gẫmKhi một bài hát trở thành nổi tiếng thì có thể được hòa âm thành đủ 4 thểloại trên.]3. Xác định lúc thể hiện đoạn gian tấu (khúc nhạc dạo giữa bài hát): khi dứtbài hát lần đầu? trước khi chuyển qua điệp khúc? hay hoàn toàn không cóđoạn gian tấu?Ngoài ra, các bạn có thể chuyển đoạn gian tấu sang một cung khác (ly điệu)để giúp tăng phần màu sắc âm thanh cho bài hát.4. Xác định cách kết bài hát. Nếu bài hát có đoạn “để kết” (coda) thì các bạnnên tôn trọng vì đoạn này thường không thể tách rời ra khỏi bài hát được.Có nhiều cách để kết bài hát và các bạn có thể pha trộn các cách này lại vớinhau để kết thúc bài hát. Một vài cách thông dụng như sau:- Hát lặp lại đoạn cuối ở 1/2 cung cao hơn.- Hát lặp lại một lần câu cuối của bài hát và giảm tốc độ – rall.: rallentendo(chậm dần) hoặc rit.: ritardando (trì nhịp/ghìm tốc độ) ở những nốt cuốicùng để dứt.- Hát lặp lại nhiều lần câu cuối của bài hát với âm lượng nhỏ dần (fade out).- Hát lặp lại câu cuối ở bè quảng 3 (bè trên). Cách kết này tạo hiệu quả lơlững, ray rứt, dấu hỏi.- Hát dứt tức thì ở nốt cuối của bài hát cùng với nhạc đệm.- Dùng một đoạn hay nhất trong bài hát để làm nhạc kết (không có giọnghát), v.vBài hát được kết tùy theo cảm nhận của người soạn hòa âm đối với bài hát.Hợp âm đảoHỢP ÂM ĐẢO và CÁCH SỬ DỤNG1- Hợp âm 3 ( 3 nốt ) :Hợp âm 3 gồm có 3 nốt,sắp xếp bằng cách chồng hai quãng 3 tạo thành một quãng 5.Ví dụ hợp âm Đô trưởng (C) gồm có 3 nốt : Đô-Mi-Sol. Do đó cấu tạo thành hợp âm đô trưởng là3 nốt Đô-Mi-Sol không thể thay đổi được, nếu thay đổi thêm bớt nốt, tính chất của nó sẽ bị biếndạng.Nhưng ta có thể đảo vị trí sắp xếp của chúng cho phù hợp với tay bấm trên phím đàn, các thànhphần chính vẫn được giữ nguyên.Hợp âm có 3 nốt hình thành 3 thế.Ví dụ hợp âm Đô trưởng :Thế gốc = Đô-Mi-SolThế đảo 1 = Mi-Sol-ĐôThế đảo 2 = Sol-Đô-MiĐể âm thanh dày hơn ta có thể thêm vào một nốt cách nốt chính một quãng 8, áp dụng cho tất cảcác hợp âm ở thế căn cứ vào âm gốc.Ví dụ hợp âm ( C ):Đô-Mi-Sol-Đố (gốc)Mi-Sol-Đô-Mí (đảo 1)Sol-Đô-Mi-Sol (đảo 2)*Khi cần thiết ta có thể thêm vào nhiều nốt quãng 8 hơn để nhấn thêm độ dày âm thanh của hợpâm,trường hợp này trên đàn Guitar rất thường dùng.2-Tại sao phải đảo hợp âm :Có những lý do sau đây cần phải đảo hợp âm :a/ Có những nhạc cụ không thể đàn đầy đủ các nốt trong hợp âm theo sự sắp xếp từ gốc lên theothứ tự quãng 3, do đó phải đảo vị trí các nốt sắp xếp lại cho dễ bấm ( Tuỳ theo từng loại nhạc cụ).b/Khi âm thanh trong giai điệu chính của bài nhạc phù hợp với một hợp âm nào đó,nhưng nốtphách mạnh của nó không trùng với âm bậc 1 của hợp âm, do đó ta phải đảo hợp âm để thay đổibè trầm.Tuy vậy khi áp dụng vào thực tế phải linh hoạt, không cứng chắc rập khuông.Đôi khi nốt ở trọngâm của giai điệu chính là nốt La nhưng ta đệm nốt bè trầm là nốt Đô hoặc Mi vẫn thích hợp.c/ Đảo hợp âm để lấy bè trầm (hoặc bè trên hết khi solo) chuyển động cho phù hợp với ý đồ củangười soạn hoà âm.PHƯƠNG PHÁP TÌM HỢP ÂM cơ bảnĐây hoàn toàn là hiểu biết, kinh nghiệm và cảm nhận chủ quan của riêng tôi, tôi muốn chia sẻ vớianh em về những gì mình đang có với hy vọng sẽ giúp các bạn được 1 phần nào đó trong việc tìmhợp âm cho 1 bài hát. Vì là hiểu biết cá nhân nên sẽ không tránh khỏi sai sót được, với lại trìnhđộ cũng còn hạn hẹp, vì thế mọi người cứ coi như đây là 1 bài tham khảo + trao đổi thảo luận thôinhé !A, Một số khái niệm cơ bản về quãng và nguyên tắc chuyển tông :Đây là kiến thức sơ đẳng và không thể thiếu với những người chơi nhạc, vấn đề về quãng chủ yếusẽ được áp dụng trong việc tìm hợp âm và dịch tone (tông, giọng) cho 1 bài nhạc. Chúng ta có tấtcả 7 nốt nhạc cơ bản mà ai cũng biết, và chúng được quy định như sau :1 1 1/2 1 1 1 1/2C D E F G A B CĐô Rê Mi Fa Sol La Si Đô1 quãng = 2 ngăn trên cần đàn (trên cùng 1 dây)VD : nốt C ở dây Si trên đàn khi tiến lên 2 ngăn thì sẽ là nốt D, nốt E khi tiến lên 1 ngăn thì sẽ lànốt F (điều này cũng áp dụng tương tự với các hợp âm có cùng thế tay, VD : Hợp âm F chặn ởngăn thứ nhất (Bare1 –hay viết tắt là B1) khi tịnh tiến lên 2 ngăn mà vẫn giữ nguyên toàn bộ thếtay sẽ cho ta hợp âm G).Theo nguyên lý trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự lập ra bảng dịch Tone (chuyển tông, giọng)như sau :Giọng 1 1 1/2 1 1 1C D E F G A BD E F# G A B C#E F# = Gb G# = Ab A B C# = Dd D# = EbF G A A# = Bb C D EG A B C D E F#A B C# D E F# G#B C# = Db D# = Eb E F# = Gb G# = Ab A# = BbNếu các bạn để ý 1 chút thì sẽ thấy điều này thể hiện rất rõ trên khuông nhạc, ví dụ : bài nhạc viếtở giọng G – Em thì sẽ có 1 dấu thăng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt F#, hay giọng F – Dm sẽcó 1 dấu giáng ở đầu khuông nhạc là vị trí của nốt Bb…Các bạn cứ dựa vào bảng trên để chuyển tông bài hát cho phù hợp với giọng của mình, miễn là cứgiữ nguyên các âm trưởng, thứ, 7, thiếu, thừa….VD : hợp âm Am7 chơi ở giọng C thì khi chuyểnsang giọng F nó sẽ là Dm7, giọng G nó sẽ là Em7…B, Nguyên tắc trưởng và thứ trên cùng 1 Tone :Người ta phân định như sau với các giọng trưởng và thứ trên cùng 1 tone :Giọng Giọng trưởng Giọng thứĐô trưởng – La thứ C – F – G Am – Dm – ERê trưởng – Si thứ D – G – A Bm – Em – F#Mi trưởng – Đô thăng thứ E – A – B C#m – F#m – G#Fa trưởng – Rê thứ F – Bb – C Dm – Gm – ASol trưởng – Mi thứ G – C – D Em – Am – BLa trưởng – Fa thăng thứ A – D – E F#m – Bm – C#Si trưởng – Sol thăng thứ B – E – F# G#m – C#m – D#Ở tone Đô trưởng các bạn nhìn thấy trong “Giọng trưởng” tôi điền 3 hợp âm C – F – G , đây là 3tông chính của 1 giọng trưởng tạo lên “cái khung xương” của bài nhạc, trong đó C là chủ âm, F làát âm và G là cảm âm, nhưng các bạn không cần quan tâm nhiều đến các cái khái niệm đó vì vấnđề chủ yếu của chúng ta bây giờ là cách vận dụng chúng ra sao thôi. Với các bài hát ở giọngtrưởng, các bạn cứ dùng 3 hợp âm này là cũng có thể chơi hết được 1 bài nhạc, mặc dù nghe chưahay lắm nhưng cũng chẳng sai mấy đâu, trừ trường hợp bài đó có đoạn chuyển tone sang 1 giọngkhác…Tương tự như vậy với giọng thứ, các bạn cũng có 3 hợp âm chính tạo lên cái xương củabài nhạc.Bây giờ để chơi bài nhạc đó cho hay và đúng hơn, các bạn cần tìm hiểu thêm 1 chút.Nguyên tắc tìm hợp âm của tôi rất đơn giản, chỉ là LÊN và XUỐNG. LÊN – XUỐNG ở đâykhông phải là về quãng hay cao độ của nốt nhạc hay hợp âm, mà chính là âm thanh của hợp âmđó tạo ra trên đàn và cảm nhận của chính mình khi nghe thấy âm thanh đó. Tôi sẽ ví dụ cho cácbạn bằng Tone Đô trưởng – La thứ.Bây giờ các bạn hãy cầm đàn lên, và thử đánh cho tôi 3 hợp âm C – F – G, sau đó các bạn sosánh giữa C – F, C – G, F – G là lên hay xuống (nhớ là về mặt âm thanh trực quan chứ khôngphải là về mặt nhạc lý nhé). Các bạn sẽ thấy F cao hơn C, C cao hơn G và F cao hơn G, cơ bản lànhư thế. Nhớ là nghe kỹ tiếng tổng thể của cả hợp âm nhé chứ đừng so sánh với Note vì 2 vấn đềnày nó khác hẳn nhau đấy, hãy nghe sự “căng lên” hay “chùng xuống” của âm thanh khi hợp âmphát ra và so sánh chúng với nhau. Và hãy nhớ rằng chủ âm – hay Tone chính – vẫn là C nhé, đểbây giờ chúng ta sẽ áp dụng thử luôn.VD : Bài LÀNG TÔI (Văn Cao) – ValseC (G7) C F C G CLàng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…F C F G CĐời yên vui, đồng quê yêu dấu, bóng cau với con thuyền 1 dòng sông.Khi hát lên các bạn sẽ thấy ở câu đầu tiên, chữ “tiếng” được hát cao hơn chữ “tre” về mặt âmthanh, và nằm ở phách mạnh, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến việc chuyển hợp âm , cụthể ở đây là F (như đã nói ở trên, F cao hơn C về mặt âm thanh trực quan khi chơi hợp âm). Ngaysau đó chữ “chiều” thấp xuống so với “tiếng” và lại quay trở về tone chính của bài là C. Đến chữ“chuông” thì lại thấp hơn với chữ “chiều” và nằm ở phách mạnh nên ta có thể nghĩ đến việcchuyển sang G….Tương tự với các câu sau, các bạn sẽ thấy được sự LÊN – XUỐNG về mặt âmthanh của từng câu, đặc biệt được nhấn vào phách mạnh, là lúc chúng ta có thể chuyển hợp âmvới nguyên tắc C – F –G đã được nói ở trên.Nguyên tắc trên cũng được áp dụng với giọng La thứ như sau : Am – Dm – E trong đó Am caohơn E, Dm cao hơn Am và Dm cao hơn E. Các bạn có thể thử nghiệm với bài “Hà Nội mùa vắngnhững cơn mưa” để thấy được sự LÊN – XUỐNG của hợp âm, của âm thanh trên từng câu hát vàáp dụng chúng hài hòa với nhau :Am E Am (A) Dm E AmHà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh…Tất cả những ví dụ trên có thể chưa hoàn toàn đúng và hay về mặt hợp âm, nhưng là các ví dụ rấtđiển hình về cái gọi là sự LÊN – XUỐNG về mặt âm thanh và áp dụng chúng trong việc tìm hợpâm cho bài nhạc.Nếu các bạn muốn tìm hợp âm cho đúng hơn và hay hơn, thì trước hết hãy nắm vững nhữngnguyên tắc trên đã, rồi sau đó tôi sẽ nói với các bạn tiếp phần khó hơn 1 chút. Cái này phụ thuộcvào nhạc cảm của từng người. Tại sao người ta lại phân ra giọng Đô trưởng – La thứ (C -Am), F– Dm, G- Em… vì đơn giản 1 điều là âm thanh của 2 hợp âm này khi đánh nên nghe rất GẦNnhau (tôi chả biết dùng tù gì để diễn tả thay cho chữ GẦN cả), không tin các bạn thử đánh 2 hợpâm C – Am7 hoặc F – Dm7 rồi nghe âm thanh của nó xem, khá GẦN nhau. Âm thanh của Am7có vẻ chùng xuống hơn 1 chút so với C nhưng không đủ chùng xuống như G so với C được, vìthế tôi nói chúng GẦN nhau.Vậy thì, ở giọng C – Am, những đoạn mà chúng ta cho rằng nó LÊN so với C – Am thì chúng tahoàn toàn có thể nghĩ đến F hoặc Dm (tươi sáng thì dùng F, mềm mại dịu dàng thì dùng Dm),nếu cho rằng nó xuống thì có thể nghĩ đến G hoặc E hoặc Em (tươi sáng thì G, mềm mại thì Em)lên xuống lênC (Am) F (Dm ) G (Em) C (Am)Nếu tinh tế thêm 1 chút nữa thì ta có thể phân tích thêm để dùng hợp âm chuẩn hơn nữa về cái sựLÊN XUỐNG với các hợp âm GẦN nhau như sau :xuống xuống lên lênC Am7 Am Am7 CTương tự như thế với F – Dm7 – Dm , G – Em7 – Em….Đấy là lý thuyết, còn thực tế áp dụng thì các bạn cần phải luyện tập thật nhiều để nâng cao sứccảm nhận của chính mình, quen thuộc với âm thanh của các hợp âm, chỉ có như vậy mới có thểnâng cao kỹ năng tìm hợp âm một cách nhanh chóng và chính xác, thậm chí chả cần ngồi dò dẫmtrên đàn mà chỉ nghe bài nhạc lần đầu tiên cũng có thể tượng tượng được ra là bài đó đang chơinhững hợp âm gì rồi.C, Hợp âm chuyển tiếp :Tôi đặt phần này riêng ra 1 mục vì 1 lý do : các hợp âm chuyển tiếp được sử dụng rấtlinh hoạt, nó được sử dụng để làm cho bài nhạc thêm phong phú và uyển chuyển trongdiễn tấu và hiệu quả âm thanh mà nó đạt được cũng rất to lớn.Hợp âm chuyển tiếp được có thể được sử dụng ở bất kỳ câu nào, đoạn nào trong 1 bàinhạc cũng được, và chúng thường là hợp âm trưởng (như C, D, E, F…) hoặc trưởng +7 (VD : C7, D7, E7…) dùng để chuyển tiếp từ 1 hợp âm này sang 1 hợp âm khác.VD : kết thúc câu nhạc 1 là hợp âm C và hợp âm bắt đầu của câu nhạc thú 2 là F thìchúng ta có thể hoàn toàn nghĩ đến việc sử dụng hợp âm C7 để làm hợp âm chuyểntiếp và sẽ chơi nó trong khoảng nghỉ giữa 2 câu nhạc. Tương tự như vậy, hợp âmchuyển tiếp từ G lên C sẽ là G7, từ Am lên Dm sẽ là A (hoặc A7)…Tôi chỉ nhắc đến khía cạnh nhỏ trong việc dùng hợp âm chuyển tiếp, 1 cách phổ biếnnhất là dùng chúng khi kết thúc 1 câu hoặc 1 đoạn nhạc mà hợp âm của câu nhạc tiếptheo có xu hướng LÊN so với hợp âm kết thúc của câu trước như ở ví dụ trên. Khi cácbạn đã chơi đàn lâu và có nhiều kinh nghiệm, tôi tin chắc rằng các bạn sẽ có cách sử lývấn đề hợp âm chuyển tiếp này 1 cách hay hơn, linh hoạt hơn. Thậm chí có thể chơi cả1 tổ hợp hợp âm chuyển tiếp chứ không phải là chỉ là 1 hợp âm.VD : Bạn chơi 1 bản nhạc ở giọng C, khi kết thúc 1 câu ở hợp âm G và hợp âm đầu tiêncủa câu sau là C, bạn có thể dùng 1 hợp âm G7 để quay về C, hoặc chơi hẳn 1 tổ hợpAm – Bm liên tục trước khi quay về C (thử vẩy G – Am – Bm – C mỗi thứ 1 phát xem nóra làm sao đi, bạn sẽ thấy thế nào là tổ hợp hợp âm chuyển tiếp, hoặc F – Ab – Bb – Ccũng là 1 ví dụ điển hình).Trên đây là toàn bộ những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn trong việc tìm hợp âm cho 1bài hát, các bạn nên tập cho mình thói quen tự tìm hợp âm theo những bài dễ và khôngcó đoạn chuyển tông nào trong bài, sau đó sẽ nâng cao dần. Cứ tìm hợp âm cho tốt ởTone C- Am trước cho dễ, sau đó nếu thấy hát ở Tone đó mà không hợp giọng thì dùngbảng chuyển tông ở trên kia mà dịch tất cả cá hợp âm vừa tìm được về đúng giọng màmình có thể hát được là xong. Phía trong 2 cái bảng thô sơ tôi vừa vẽ ở trên còn ẩnchứa khá nhiều điều thú vị về quy luật của âm thanh cũng như quy luật của hợp âm, xinđược mạn phép nói rằng âm nhạc hoàn toàn có quy luật của nó đấy. Các bạn hãy thửnghiên cứu và tìm hiểu thêm về mối liên quan giữa chúng nhé, tôi sẽ để dành phần đócho các bạn chứ không nói ra thêm nữa, chỉ cần 1 chút tư duy, thậm chí là toán học làcác bạn có thể nhận ra quy luật của chúng 1 cách rất rõ ràng, dễ nhớ và dễ áp dụng.Một bài viết không quá dài với 4 trang A4, nếu chỉ dựa vào đây mà có thể tự tìm đượchợp âm ngay thì e là hơi thiếu thực tế, nhưng đọc thì dài chứ vận dụng thì chỉ vài thaotác là hết bài rồi, các bạn thực hành không mất quá 15 phút đâu. Có gì sai sót mong cácbạn góp ý chân thành để chúng ta cùng tìm hiểu thêm và cùng nhau tiến bộ nhé.