Kiến thức cơ bản về đồng hồ đeo tay. Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn sử dụng đồng hồ

– Đối với đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 – 15 vòng cho một lần/1 tuần.

CÁC LOẠI KÍNH ĐỒNG HỒ:

1. Mica:

Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, loại này thường được sử dụng cho đồng hồ trẻ em, rẻ tiền…sử dụng 01 thời gian thì bị mờ, trầy xước…không đánh bóng được..

2. Sapphire Glass (Kính Sapphire):

Là loại đá trong suốt không trầy xước trừ khi bạn lấy kim cương chà xát lên Sapphire hoặc Sapphire cọ xát với Sapphire hoặc cạnh của lá lúa chà xát lên mặt kính Spphire thì bị trầy, mặt khác kính Sapphire rất giòn chỉ cần va chạm nhẹ là bị vỡ (bể). Sapphire được chia thành 03 loại như sau:

– Sapphire tráng: Là loại kính già, chống xước tốt. Được lắp phổ thông ở tất cả các đồng hồ giá trung bình. Những đồng hồ vài trăm thường dùng kính này.
– Sapphire nguyên khối: Đây là loại tốt nhất trong các loại kính Sapphire, nếu chiếc đồng hồ lắp kính Sapphire này bạn sẽ thấy lấp lánh 7 màu khi đưa ra ánh sang. Thông thường những đồng hồ chính hãng mới lắp kính này. Đồng hồ có mặt kính được làm từ đá Sapphire nguyên khối thì giá rất đắt, có thể tính bằng tiền chục triệu, thậm trí là cả trăm triệu. Thường chỉ lắp cho các loại đồng hồ “Cao Cấp”. Kính Sapphire nguyên khối thì có độ cứng lên đến 9 điểm, chỉ thua mỗi kim cương là 10 điểm). Kính này có độ chống xước cực tốt, có thể mài được bê tông mà không hề xước.

*

Lưu ý khi sử dụng:

– Không nên thử độ cứng và chống xước của kính đồng hồ (Sapphire glass) bằng các vật có tính chất cứng hơn Sapphire như dao cắt kính, kim cương… vì như vậy sẽ làm hư hại kính đồng hồ.
– Không nên đeo đồng hồ khi làm các công việc nặng, công việc có nhiều động tác va chạm với các vật dụng bên ngoài như: sửa chữa máy móc, khuân vác… vì vỏ đồng hồ, kính, dây đeo dễ bị trầy xước hư hại.
– Tránh để đồng hồ thường xuyên tiếp xúc với hóa những hóa chất như xà phòng, nước biển, các chất tẩy rửa, axít. Chúng không những có thể làm hỏng mặt đá sapphire tráng dầy mà có thể làm hỏng cả dây đồng hồ, các lớp vỏ mạ,
– Thay mặt đồng hồ sẽ làm giảm khả năng chống nước của đồng hồ do đó trong trường hợp bắt buộc phải thay mặt không nên thay tại các điểm sửa chưa đồng hồ không có phòng kín và dụng cụ ép thủy lực nên chọn những nơi uy tín và dầy đủ dụng cụ.
– Kính sapphire luôn giòn, dễ vờ khi va chạm.
– Đồng hồ chính hãng dù có dùng kính spphire tráng thì cũng là loại tráng dầy và có chất lượng cao nên có thời gian sử dụng dài trước khi bị trầy xước.

3. Mineral Glass (Kính khoáng chất)

– Từ những ưu điểm và nhược điềm của kính sapphire các nhà khoa học chế ra loại kính được gọi là kính khoáng chất (Mineral Glass) tận dụng được 01 ưu điểm của kính Sapphire là không trầy và khắc phục 01 yếu điểm của Sapphire là giòn. Nhưng kính Mineral lại thua khi so sánh về độ cứng so với kính Sapphire.
– Thực tế cho thấy kính khoáng chất có độ cứng rất cao nên hạn chế trầy xước và không bị vỡ (bể) khi va chạm vô tình.
– Kính khoáng chất rất ít khi bị trầy, nhưng dù cho có trầy xước thì đánh bóng là sáng đẹp như mới (chi phí đánh bỏng chỉ vài chục ngàn).

Chính từ những ưu điểm trên, ngày nay các hãng đồng hồ thường lắp kính khoáng chất với hơn 80% lượng đồng hồ sản xuất và những người hiểu về đồng hồ luôn chọn cho mình chiếc đồng lắp kính khoáng chất.

VỎ ĐỒNG HỒ:

1. Vỏ thép Inox hay thép không gỉ

– Là loại vỏ làm từ inox hay thép không gỉ. Đặc tính Bền, không bị hiện tượng oxy hoá, han rỉ. Loại vỏ này nếu có mạ màu thì lớp mạ thường rất bền, khó bị phai (phải từ ít nhất từ 3 năm trở lên mới có thể bị phai).
– Cách nhận biết: Với đồng hồ có vỏ inox thì chất thép mờ, đường nét sắc cạnh, bề mặt thép trơn mịn, có vết gợn mờ của dụng cụ gia công trên mặt thép (phay hay đúc). Trên đáy của đồng hồ thường ghi là Stainless Steel Case & Band (dây và vỏ làm bằng thép không gỉ) hoặc All Stainless (toàn bộ đồng hồ được làm bằng thép không gỉ).

2. Các loại vỏ khác

– Vỏ hợp kim chống xước, gốm công nghệ cao (Tungsten, Ceramic): Có lõi bằng thép hoặc titan bọc hợp kim hoặc đá (gốm công nghệ cao) bên ngoài có độ cứng cao, chống xước như kính Sapphire.
– Vỏ hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không ôxy hoá, có màu xám tối.
– Vỏ hợp kim Aluminum (Nhôm): Nhẹ, bền không ôxy hoá, màu trắng mờ.

DÂY ĐỒNG HỒ

Các loại dây đồng hồ phổ biến hiện nay:

– Dây Inox hay thép không gỉ( Stainless Steel): Bền, không bị oxy hoá hay gỉ.
– Dây mạ: Là loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng, được mạ bóng. Loại dây này theo thời gian sẽ bị oxy hoá.
– Dây hợp kim Titanium: Nhẹ, bền, không oxy hoá, màu trắng mờ.
– Dây da (Leather Band)
– Dây da thường
– Dây da cao cấp( Da cá sấu – Crocodile leather band).
– Các loại dây khác: Dây nhựa, dây Vải tổng hợp, dây Cao su, dây Silicon, dây Metal, dây Nylon (các loại đồng hồ thời trang dành cho thanh thiếu niên hay cho đồng hồ thể thao, bấm giờ).

ĐÁY ĐỒNG HỒ (BACK)

Đáy của Đồng hồ thường được làm bằng Thép không gỉ hoặc hợp kim Titanium với một số loại đáy như sau:

– Đáy cậy: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt
– Đáy xoay (vặn ren): Chống nước tốt
– Đáy bắt vít: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt.
– Đáy lắp kính (See through back) vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn rõ bộ máy bên trong: chống nước trung bình.

VÀNH ĐỒNG HỒ (BEZEL):

Là bộ phận nằm giữa vỏ và mặt kính của đồng hồ, thường được làm bằng Thép không gỉ hay Thép thường hoặc một số chất liệu khác. Một số loại vành đồng hồ phổ biến hiện nay:

– Vành trơn
– Vành gắn hạt: Hạt gắn có thể là hạt nhựa, đá trắng, đá màu, hay đá quý như đá Sapphire hay kim cương.
– Vành chống xước: được làm bằng hợp kim Tungsten hay Ceramic
– Vành chia độ, hướng la bàn (đồng hồ thể thao)
– Vành cố định và vành xoay (ren trong).

MẶT SỐ (DIAL):

1. Các chất liệu để làm mặt số đồng hồ

– Thép sơn màu, thép mài bóng.
– Khảm trai (M.O.P: Mother of Pearl)

2. Kiểu dáng

– Mặt số không lịch
– Mặt số có lịch ngày hoặc lịch thứ (Day & Date Function).
– Mặt số Chronograph: Có kim tính giây, phút, phần mười giây của giờ thể thao hoặc có kim chỉ lịch ngày, lịch thứ, lịch tháng.
– Mặt số gắn đá hoặc kim cương.

MỨC ĐỘ CHỊU NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ:

Độ chịu nước của đồng hồ thường được ghi ở trên mặt số hoặc đáy của đồng hồ. Mức độ chịu nước của đồng hồ phụ thuộc vào độ chịu nước của nó tuy nhiên thì thực tế thường thấy:

– Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng): Chịu nước trung bình
– Đồng hồ nữ kiểu lắc: Chịu nước kém hoặc trung bình (3ATM).
– Đồng hồ lắp dây da: Thường chịu nước ở mức trung bình.
– Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.
– Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản( khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi).
– Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với bộ máy đồng hồ điện tử (quartz)

Đơn vị để đo Độ chịu nước (chịu áp suất) của đồng hồ có thể là M, ATM hoặc BAR

KÍCH CỠ THÔNG THƯỜNG CỦA MẶT ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Kích cỡ thông thường Đồng hồ Nam

– Cỡ nhỏ: Nhỏ hơn 36mm (1.42 inches)
– Cỡ trung bình: Từ 37mm đến 40mm (1.43 to 1.57 inches)
– Cỡ lớn: Từ 41mm đến 46mm (1.65 to 1.81 inches)
– Ngoại cỡ: Từ 48mm và có thể lớn hơn (1.89 inches and more)

Kích cỡ thông thường Đồng hồ Nữ

– Cỡ nhỏ: Nhỏ hơn 24mm (0.94 inches)
– Cỡ trung bình: Từ 24mm to 30mm (0.94 to 1.18 inches)
– Cỡ lớn: Từ 31mm to 36mm (1.26 to 1.42 inches)
– Ngoại cỡ: Từ 40mm và có thể lớn hơn (1.57 inches and more)

Hướng dẫn đo độ dày mặt đồng hồ:

– Mỏng: Từ 4mm đến 6mm (0.16 to 0.24 inches)
– Trung bình: Từ 7mm đến 11mm (0.28 to 0.43 inches)
– Dày: Từ 12mm to 14mm (0.47 to 0.55 inches)
– Rất dày: Từ 15mm đến 18mm (0.59 to 0.71 inches)

Chú ý khi sử dụng:

– Trong môi trường có độ ẩm cao, độ phân biệt nóng lạnh rõ rệt(điều hoà và nhiệt độ ngoài trời ) tạo nên áp suất chênh lệch làm vật liệu co giãn thất thường có thể gây thẩm thấu hơi ẩm làm ảnh hưởng đến mạch IC, xảy ra chậm mạch dẫn đến hết pin sớm.

– Trong môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định, – Trong môi trường nhiệt độ cao lâu ngày cũng làm ảnh hưởng đến bộ mạch IC và cuộn dây trong máy dẫn đến tình trạng trục trặc, đồng hồ chạy không ổn định (các mối liên kết hàn và đường vi mạch đều gắn kết bằng nhựa tổng hợp chuyên dụng hay thiếc).

– Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh, xông hơi vì nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của vỏ và gioăng khác nhau tạo nên khe hở để nước và hơi ẩm lọt vào làm bẩn máy, giảm khả năng chống nước và dễ hỏng máy.

– Không được để luồng khí lạnh của các loại máy điều hoà thổi trực tiếp vào đồng hồ.

– Đối với đồng hồ điện tử (Quartz), hàng ngày sau khi không đeo thì tránh để gần các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính hoặc điện thoại di động. Bởi ở những môi trường có nhiều từ tính như vậy sẽ khiến cho Pin của đồng hồ mau hết, tụ điện(IC) của đồng hồ dễ nhiễm từ tính dẫn đến bộ máy đồng hồ hoạt động không chính xác.

Kiến thức còn rất nhiều, mong nhận được sự góp ý của tất cả các bác. Cùng xây dựng topic này thành nơi giảm đáp tin cậy và tư vấn hiệu quả cho các mem.

Trân trọng mời các bạn tham gia để được chuyên gia bên MD watch tư vấn ạ!
Chúc các bác luôn vui vẻ!

Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 – 15 vòng cho một lần/1 tuần.