Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh trong 24h đầu sau sinh – Blog Mẹ Và Bé

Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là điều đơn giản, ngay cả với những bà mẹ đã có kinh nghiệm. 24 giờ đầu sau sinh là khoảng thời gian vô cùng quan trọng và ý nghĩa. 24 giờ đầu tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển của bé yêu. Do đó, mẹ cần nắm vững các kiến thức cơ bản để con yêu được phát triển tốt nhất. Blog mẹ và bé xin chia sẻ kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh trong 24h đầu sau sinh đến các mẹ. Với kiến thức nuôi trẻ sơ sinh này, Blog mẹ và bé hi vọng bạn sẽ không còn phải lo lắng hay căng thẳng quá nhiều.

24 giờ đầu tiên – Da kề da với em bé sơ sinh

24 giờ đầu tiên - Da kề da với em bé sơ sinh

Các em bé vừa mới chào đời được thực hành tiếp xúc da kề da đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Trẻ sơ sinh cần được mẹ cho tiếp xúc da kề da với ngực hoặc bụng để trần của mẹ trong khoảng ít nhất 1 giờ sau chào đời. Nếu mẹ sinh mổ, phương pháp da kề da sẽ được tiến hành khi người mẹ tỉnh táo. Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh này được khuyến cáo từ tổ chức Y tế thế giới WHO.

24 giờ đầu tiên - Da kề da với em bé sơ sinh

Da kề da với bé sơ sinh đem đến nhiều lợi ích to lớn như: giúp bé ổn định thân nhiệt, nhịp tim và nhịp thở. Phương pháp cũng giúp trấn an và xoa dịu căng thẳng cho bé yêu; tạo điều kiện kích thích cho hệ tiêu hóa của trẻ; tăng cường hệ miễn dịch và thời gian cho con bú. Da kề da còn là sợi dây gắn chặt tình cảm giữa mẹ và bé yêu của bạn.

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 24h đầu – ghi nhớ thói quen bú sữa của bé

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 24h đầu - ghi nhớ thói quen bú sữa của bé

Dạ dày của bé yêu lúc này rất nhỏ; do đó trong 24 giờ đầu tiên sau sinh, bé cần được bú mẹ thường xuyên. Dạ dày của bé chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa cho mỗi cữ bú. Cứ 2 – 3 giờ bé sẽ bú một lần, mỗi cữ bú có thể nhiều hoặc ít hơn so với cữ trước. Một số em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu có thể khóc rất to hoặc quay đầu tìm sữa mẹ.

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 24h đầu - ghi nhớ thói quen bú sữa của bé

Bé sơ sinh vài ngày tuổi có thể bị giảm khoảng 7% trọng lượng cơ thể do bé thải phân su. Do đó mẹ cũng đừng cố ép bé bú nhiều hơn so với thông thường. Mẹ hãy thực hành cho con ngậm ti và thử các tư thế khác nhau cho đến khi con thấy thoải mái nhất.

Khi đánh thức bé, các mẹ tuyệt đối không lay người bé để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh non nớt của bé. Tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú; không bú nằm để tránh gây sặc cho bé. Em bé sơ sinh của bạn cần được ợ hơi sau mỗi lần bú để không bị khó chịu. Thời điểm sau sinh vài ngày, bé cũng hay bị nấc hoặc nôn trớ. Đây là những dấu hiệu hết sức bình thường của một em bé mới chào đời nên mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bé nôn trớ nhiều, khóc liên hồi thì hãy đưa bé ngay đến bệnh viện.

Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu tiên – tắm cho em bé sơ sinh

Tắm cho em bé sơ sinh là kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm. Em bé 1 ngày tuổi cần được tắm để giữ cơ thể sạch sẽ; đồng thời tạo nên sự gắn kết giữa mẹ và em bé. Việc tắm cho bé yêu có thể chỉ đơn giản là cách mẹ lấy khăn mềm và nước ấm đề vệ sinh cho con yêu sạch sẽ. Những vùng mà mẹ nên lau cho em bé sau 24h sau sinh là: mặt, cổ và tay bé. Ngoài ra mẹ cũng nên vệ sinh bộ phận sinh dục, vùng mông cho con yêu sau khi thay tã. Nhiệt độ phòng cần phải điều chỉnh phù hợp để đảm bảo ấm áp cho con.

Hệ hô hấp của em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu đời

Nhiều mẹ thường hay lo lắng về hơi thở của em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu đời. Một số hiện tượng thường gặp vào thời điểm này là bé thở khò khè, khụt khịt hoặc tạo những tiếng động nhỏ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ chuyên gia; khuyên mẹ hãy yên tâm vì không có vấn đề gì nghiêm trọng với bé yêu.

Hệ hô hấp của em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu đời

Nguyên nhân của hiện tượng này là khi em bé mới chào đời; bé có thể nuốt hoặc hít vào một lượng tương đối nước ối và chất nhầy. Do bé không tự xì mũi nên chất nhầy trong mũi sẽ tạo nên tiếng động kỳ lạ khi con thở. Nhiều trẻ có nhịp thở bất thường; bé thở nhanh và mạnh sau đó lại chậm dần cũng có thể do nguyên nhân này. Vì thế các ba mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi

Tiếng khóc của em bé sơ sinh trong 24h đầu sau sinh

Hệ hô hấp của em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu đời

Khóc là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của bé yêu. Tuy nhiên có một số mẹ lại lo lắng và khá bỡ ngỡ khi bé yêu khóc sau 24 giờ đầu đời. Đôi khi em bé của bạn khóc chỉ đơn thuần là muốn thu hút sự chú ý của ba mẹ. Nếu em bé khóc trong 24 giờ sau sinh; ba mẹ hãy chú ý một số nguyên nhân sau:

  • Bé yêu bị mệt mỏi sau hành trình vượt cạn cùng người mẹ.
  • Bé cảm thấy lạ lẫm và kích động với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
  • Bé bị nóng quá hoặc lạnh quá do nhiệt độ phòng không phù hợp.

Ba mẹ hãy để ý con yêu để tìm hiểu nguyên nhân bé khóc. Nếu nhiệt độ phòng không phù hợp; hãy điều chỉnh lại để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Giấc ngủ của bé yêu sau 24 giờ chào đời

Hệ hô hấp của em bé sơ sinh trong 24 giờ đầu đời

Trẻ sơ sinh cần ngủ rất nhiều; đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Ba mẹ cần đảm bảo chế độ ăn ngủ phù hợp cho trẻ sơ sinh để giúp bé yêu phát triển toàn diện. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh của nhiều mẹ; trong 24 giờ đầu tiên, em bé có thể ngủ tới 18 giờ. Tuy nhiên thời gian ngủ của bé không liền mạch. Bé sẽ không ngủ quá 3 tiếng, bé sẽ thức dậy để bú mẹ và lại ngủ tiếp. Do đó, mẹ không cần lo lắng quá nhiều khi bé yêu ngủ nhiều sau 24 giờ chào đời. Nếu em bé ngủ út, hãy chú ý đến nhiệt độ phòng, tiếng ồn hay việc trẻ không được ăn no mẹ nhé!

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm nuôi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu đời do Blog Mẹ và bé tổng hợp. Chúng tôi hi vọng ba mẹ sẽ có thêm hành trang kiến thức để chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện.