Kiến đen – Những thông tin bạn cần biết về kiến đen – Khử Trùng Xanh GFC

Một trong những loài kiến thường gặp nhất xung quanh chúng ta có thể kể đến chính là kiến đen (kiến vườn đen). Chúng có độc không? Cần xử lý thế nào khi bị kiến đen xâm nhập vào nhà? Tất cả những câu hỏi bạn cần thắc mắc sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những thông tin bạn cần biết.

Kiến đen – Những thông tin bạn cần biết về kiến đen

Thông tin tổng quan về loài kiến đen

Kiến vườn đen còn được gọi là kiến đen thông thường, là một loài kiến formicinae loài thuộc chi phụ Lasius được tìm thấy trên khắp châu Âu và ở một số vùng của Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Á và Úc. Các loại kiến tại châu Âu được chia thành hai loài, L. niger, được tìm thấy trong các khu vực ngoài trời và L. platythorax, được tìm thấy ở môi trường trong rừng.
Nó là một loài đơn nhất (monogynous), có nghĩa là các đàn kiến chỉ chứa một kiến chúa duy nhất. Kiến đen chúa đặc trưng bởi 2 cặp cánh trước và cánh sau móc vào nhau. Sau khi giao phối, chúng sẽ loại bỏ cánh và ăn cánh để lấy dinh dưỡng trong những tháng mùa đông. Hiện nay loài kiến đen phân bố chủ yếu tại Đông Nam Á

1. Tập tính

  • Trước khi giao phối, kiến bay ra khỏi tổ và giao phối.
  • Những con kiến đực và cái có cánh có khả năng sinh sản sẽ bay giao hoan.
  • Con đực chết sau khi giao phối còn con cái sẽ rụng cánh và đào hang trên mặt đất nơi chúng đang giao phối
  • Bất kỳ con kiến thợ nào có hành vi bất thường đều bị trục xuất khỏi tổ hoặc bị giết.

2. Môi trường sống

  • Tổ thường được đặt ngoài trời, chúng có thể được xây dựng trong đất
  • Kiến thợ thường xuyên vào nhà để tìm kiếm thức ăn,
  • Đặc biệt chúng ưa thích thức ăn ngọt.

3. Nguy cơ

  • Một khi vào bên trong và xung quanh các tòa nhà, chúng có thể gây ra nhiều loại thiệt hại.
  • Kiến đen thường ăn các chất tiết của rệp và bảo vệ quần thể rệp.
  • Khi làm như vậy, chúng cho phép rệp gây hại thêm cho các loài thực vật chúng sinh sống.
  • Những con kiến này có thể gây ra thiệt hại cấu trúc bằng cách dịch chuyển cát nền và tạo ra các mảng không đồng đều

4. Tập tính của kiến đen

  • Kiến đen thuộc loài ăn tạp, chúng ăn sâu bọ, đồ ngọt, mật ong, thực phẩm, nhựa cây và ngũ cốc.
  • Kiến thợ di chuyển thành một đàn và để lại mùi hương đánh dấu trên đường đi cho những con kiến khác tự tìm theo.
  • Tổ của chúng có kích thước lớn, luôn được che chắn kĩ càng và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con kiến.
  • Những con kiến đen nhỏ thích sống trong các thân gỗ mục, ngoài ra, chúng còn làm tổ trong các vết nứt của bức tường hay dưới các tảng đa,…
  • Mùa giao phối của kiến thường rơi vào khoảng từ tháng 6 cho đến tháng 8. Khi giao phối xong, kiến đực và kiến cái đều rụng cánh.
  • Một thời gian sau đó, những con kiến đực sẽ chết.

XEM THÊM: Thông tin về một số loài kiến thường gặp
Kiến đen tại nhà

Một số cách giúp bạn xua đuổi kiến đen

1. Giấm

  • Pha nước và giấm với tỷ lệ 1:1, sau đó xịt hỗn hợp lên những khu vực kiến thường bò qua hoặc xịt trực tiếp vào các tổ kiến xung quanh nhà bạn.
  • Kiến đen rất ghét mùi giấm nên chúng sẽ mau chóng dọn ra khỏi căn nhà của bạn.
  • Đây là một cách trị kiến trong nhà vô cùng hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng ngay đấy

2. Hạt tiêu

  • Rắc hạt tiêu trên đường đi của bầy kiến, chúng sẽ tưởng rằng phía trước không có đường rồi bỏ đi.
  • Ngoài ra, nếu bạn tìm thấy một tổ kiến đen gần bếp nhà mình, hãy đổ một ít hạt tiêu xuống đó.
  • Mùi cay nồng của tiêu sẽ làm cho bọn kiến bỏ chạy khỏi tổ.
  • Đây là một cách diệt kiến đen trong nhà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà

3. Phấn

  • Nếu muốn bảo vệ vật nào khỏi bầy kiến, hãy vẽ một vòng tròn bao quanh vật đó
  • Thành phần chính của phấn là kẻ thù của kiến đen,
  • Chúng sẽ không thể đụng đến vật đó.
  • Ngoài phấn, bạn cũng có thể thay thế bằng vỏ trứng rửa sạch, phơi khô và giã nhỏ với cách làm tương tự.

XEM THÊM: Những cách diệt kiến tại nhà đơn giản và hiệu quả

5/5 – (600 bình chọn)