Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng mà Ứng viên cần biết – FreeC Blog
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng là một loại tài liệu trong đó đề cập đến một loạt các câu hỏi và câu trả lời trong phỏng vấn. Chúng sẽ cung cấp cho các ứng viên những tài liệu tham khảo để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn sắp tới.
Mặc dù các ứng viên không thể biết trước mình sẽ được hỏi những câu gì nhưng kịch bản này sẽ là thứ có thể giúp họ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trước khi tham gia phỏng vấn. Mỗi bộ phận nhân sự khác nhau sẽ có một kịch bản phỏng vấn khác nhau nhằm tìm ra đúng ứng viên phù hợp.
Bước đầu tiên để tạo ra một kịch bản phỏng vấn là phải đảm bảo cho kịch bản được trình bày đúng trình tự, có sắp xếp. Tiếp theo là nên chuẩn bị các câu hỏi của HR trước rồi mới đến các câu trả lời của ứng viên.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu tường tận về các phần mở đầu và kết thúc trong kịch bản phỏng vấn. Đây là lúc mà nhà tuyển dụng có thể đi sâu vào phân tích tính cách hoặc cách trình bày của từng ứng viên.
Những kiểu câu hỏi phỏng vấn
Điều quan trọng bạn cần làm là phải chuẩn bị thật kỹ trước khi tiến hành phỏng vấn. Bởi trách nhiệm của một nhà tuyển dụng (NTD) là phải biết phân tích và nắm bắt được các kỹ năng cũng như tài năng của ứng viên.
Vì thế, bạn cần sử dụng cả 2 dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở xuyên suốt quá trình phỏng vấn.
Các dạng câu hỏi được chia ra làm 4 loại như sau:
- Câu hỏi mở.
- Câu hỏi đóng.
- Câu hỏi giả định.
- Câu hỏi tư duy logic.
Trong bài viết này, freeC sẽ chỉ đi sâu vào phân tích 2 dạng câu hỏi đầu tiên: Câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: Robert Half
Câu hỏi mở
Câu hỏi mở là dạng câu hỏi thường được sử dụng nhiều nhất nhằm giúp ứng viên cảm thấy thoải mái hơn. Những câu hỏi này đòi hỏi ứng viên phải suy nghĩ kỹ càng cũng như phải thể hiện một thái độ chân thành, cầu tiến của một người đang tìm việc.
Chẳng hạn như ở các câu hỏi hành vi, ứng viên sẽ có cơ hội được thể hiện kỹ năng giao tiếp của bản thân, vì NTD sẽ chú trọng hỏi những câu liên quan đến đời tư cá nhân và những trải nghiệm trong quá khứ.
Các ví dụ về câu hỏi mở
- “Bạn sẽ làm gì đối với những việc deadline nghiêm ngặt, phải hoàn thành trong thời gian rất gấp?”
- “Bạn đã làm gì để tăng hiệu suất ở công việc trước đây?”
- “Vì sao bạn muốn làm cho công ty chúng tôi?”
- “Bạn có cách nào cho việc hạn chế tối đa các sai sót có thể mắc phải trong quá trình làm việc không?”
- “Ưu điểm và khuyết điểm lớn nhất của bạn là gì?”
- “Khó khăn lớn nhất trong công việc mà bạn từng gặp là gì?”
- “Trong vòng 5 năm nữa, sự nghiệp của bạn sẽ như thế nào?”
- “Công việc lý tưởng của bạn là gì?”
- “Bạn nghĩ công ty hiện tại của bạn nên làm gì để đạt hiệu suất cao hơn?”
Khi nào nên dùng loại câu hỏi này?
Bạn nên đặt câu hỏi cho ứng viên bằng những dạng câu hỏi được đề cập ở trên xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Việc này sẽ giúp bạn trở nên tự do hơn khi lựa chọn câu để hỏi; vì bạn không cần quá băn khoăn nên hỏi câu nào vào lúc nào nữa. Đồng thời, bạn cần phải đảm bảo rằng những câu hỏi bạn đưa ra phải được kết hợp với những câu hỏi dạng đóng.
Điều cần tránh: Nhà tuyển dụng nên xác nhận lại với ứng viên xem họ đã hoàn toàn hiểu câu hỏi hay chưa; sau đó mới yêu cầu ứng viên trả lời. Nếu không, họ có thể trả lời không ăn nhập vào câu hỏi, bị lạc chủ đề và sẽ không trả lời đầy đủ các câu mà bạn đưa ra.
Hãy nhớ rằng, cả hai dạng câu hỏi bạn đặt ra phải đáp ứng được sự liên kết mạch lạc và ăn khớp với nhau.
Những lợi ích của dạng câu hỏi mở
Đa dạng hóa câu trả lời
Dạng câu hỏi mở sẽ gợi ý cho HR biết những câu nào cần được hỏi tiếp theo. Người phỏng vấn cũng sẽ có cơ hội để tập hợp lại một lượng lớn thông tin từ ứng viên. Mỗi ứng viên khác nhau sẽ có phong cách giao tiếp khác nhau cùng với đa dạng góc nhìn mà có thể nhà tuyển dụng chưa nghĩ đến.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: MonkeyLearn
Cung cấp những góc nhìn mới
Các câu hỏi mở sẽ giúp ứng viên đưa ra những câu trả lời đa dạng, ấn tượng từ mọi góc độ mà có thể bạn chưa bao giờ để ý tới. Mọi đề xuất hoặc giải pháp cho các vấn đề khác nhau của ứng viên đều cho chúng ta thấy được khả năng tiềm tàng nơi họ.
Cung cấp thêm chi tiết về các dữ liệu định tính (qualitative data)
Câu hỏi mở có thể giúp ứng viên trả lời một cách có thần thái hơn, giải thích mạch lạc, trôi chảy hơn. Từ đó, những câu trả lời rõ ràng và cụ thể này sẽ giúp bạn dễ dàng tổng hợp lại các dữ liệu cho quá trình nghiên cứu & sàng lọc.
Thể hiện góc nhìn và quan điểm của bạn
Dạng câu hỏi này sẽ cho ra nhiều câu trả lời định tính hơn. Nhờ đó, HR có thể hiểu và nắm bắt được tính cách của từng ứng viên tham gia phỏng vấn.
Theo dõi toàn bộ quá trình phỏng vấn của ứng viên
Bộ phận nhân sự cần có hiểu biết nhất định về các ứng viên, để có thể cung cấp những lời phản hồi cho họ một cách chân thành nhất. Đồng thời, HR cần làm cho ứng viên hài lòng, thoải mái với những gì họ đã thể hiện trong buổi phỏng vấn vừa qua.
Những hạn chế của dạng câu hỏi mở
Tốn thời gian
Vì đây là câu hỏi mở nên ứng viên sẽ có xu hướng mô tả chi tiết về cuộc sống hoặc kinh nghiệm cá nhân của mình. Điều này dẫn tới thời gian phỏng vấn bị kéo dài và người phỏng vấn có thể không hoàn thành được cuộc trò chuyện đúng thời gian đề ra.
Tỉ lệ phản hồi thấp
Nếu ứng viên dành nhiều thời gian để suy nghĩ câu trả lời, đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu thập được ít câu trả lời hơn so với khi hỏi câu đóng. Ngoài ra, họ có thể sẽ trả lời thiên về các câu hỏi đóng nhiều hơn vì thông thường các ứng viên sẽ chuẩn bị kỹ các câu hỏi đóng trước khi tới phỏng vấn.
So sánh khập khiễng
Vì các câu trả lời đều mang tính khách quan nên để so sánh và nhớ lại tất cả các câu trả lời là một việc khá khó khăn cho người phỏng vấn. Hơn nữa, nhà tuyển dụng cần phải biết liên kết các câu trả lời với các điểm dữ liệu để cho ra các kết quả phù hợp nhất.
Thông tin thừa
Câu hỏi mở có thể khiến các ứng viên đưa ra câu trả lời không chú trọng vào vấn đề, chứa quá nhiều thông tin không cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến việc ứng viên bị bí ý tưởng khi không thể trả lời đúng trọng tâm và gây ra vài sự nhầm lẫn trong câu trả lời của mình.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: MonkeyLearn
Khó phân tích
Những vấn đề nảy sinh từ dạng câu hỏi mở sẽ khiến chúng trở nên khó phân tích hơn vì đây là dạng dữ liệu phi cấu trúc. Dạng dữ liệu này rất khó để lượng hóa cũng như để tính toán như dữ liệu định lượng.
Hướng dẫn chuẩn bị đối với dạng phỏng vấn mở
Đưa ra các dẫn chứng liên quan
Mỗi câu hỏi đều có đa dạng cách trả lời khác nhau, không giới hạn trong bất kỳ khuôn khổ nào. Tuy nhiên, nếu ứng viên cố gắng trả lời càng nhiều thì sẽ càng bị phản tác dụng nên cần chọn lọc ra những ví dụ điển hình có liên quan đến công việc sắp tới.
Khi được hỏi “Nếu bạn được chọn một công việc phù hợp với bản thân thì đó sẽ là công việc gì?”, ứng viên cần xem xét những trách nhiệm liên quan đến vị trí đó để miêu tả rõ ngành nghề mơ ước của mình.
Trả lời rõ ràng, cụ thể
HR thường hỏi những câu hỏi mơ hồ, không rõ ràng nhằm kiểm tra khả năng của bạn. Hãy cho họ một câu trả lời đúng trọng tâm, có chiều sâu để làm rõ các luận điểm của mình rằng bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí này. Câu trả lời càng cô đọng, HR sẽ càng đánh giá cao bạn hơn. Trả lời lan man, dài dòng hay thậm chí là lạc đề sẽ chỉ khiến bạn trượt phỏng vấn nhanh hơn.
Luyện tập trả lời các câu hỏi thường gặp
Soạn trước câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi cơ bản như “Hãy giới thiệu về bản thân”, “Tại sao bạn lại cho rằng mình phù hợp với vị trí này?”. Sẽ rất khó để có thể suy nghĩ ra một câu trả lời xuất sắc ngay tại chỗ nếu bạn không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Vì thế, hãy luyện tập thật tốt để có thể tự tin bước vào phòng phỏng vấn với những câu trả lời lưu loát.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: The Balance Careers
Hãy là chính mình
Một số công ty có thể hỏi bạn những câu không thể nào đoán trước được như: “Nếu là một loài trong thế giới động vật, bạn sẽ chọn làm loài vật nào?”. Đây là câu hỏi nhằm thúc đẩy bạn bộc lộ tính cách của mình và cũng để cho nhà tuyển dụng thấy liệu bạn có là một ứng viên thành thật, phù hợp với công ty hay không.
Khi được hỏi, hãy cố gắng suy nghĩ thật nhanh và cứ thoải mái thể hiện bản thân mình. Nếu bạn là ứng viên phù hợp thì chúc mừng bạn. Còn nếu không thì cũng không sao; ít nhất là bạn đã hiểu ra ngay từ thời điểm này còn hơn là sau khi nhận việc mới nhận ra mình không phù hợp thì lúc đó đã quá trễ.
Những từ ngữ nào sẽ được sử dụng trong phỏng vấn?
Khi được phỏng vấn, ngôn từ mà ứng viên sử dụng có thể vượt quá ý định ban đầu của họ (chẳng hạn như nói quá nhiều, dùng nhiều từ hàn lâm không cần thiết,…). Vì thế, người phỏng vấn hãy chú ý đến ý nghĩa chính của các từ và kết hợp suy luận những từ ngữ có nhiều tầng nghĩa trong câu trả lời của ứng viên.
Ngữ cảnh ở đây là gì?
Mọi cuộc đối thoại đều phải có ngữ cảnh nhất định, cuộc trò chuyện trong phỏng vấn cũng không ngoại lệ. Đôi khi, ngữ cảnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. Chẳng hạn như các nhận xét của ứng viên về một vấn đề nào đó có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như sự chú ý của truyền thông về các chủ đề liên quan; tin tức địa phương về cắt giảm giáo dục,…
Những niềm tin, cảm giác hoặc suy nghĩ của ứng viên được chia sẻ ở mức độ nào?
Một trong những thách thức lớn nhất khi thực hiện nghiên cứu định tính (qualitative research) là người nghiên cứu phải điều tiết được mức độ chú ý của mình đối với các nhận xét do đối tượng nghiên cứu đưa ra.
- Kết quả chủ yếu được tìm ra là gì?
- Kết luận thứ yếu được khám phá ra là gì?
- Có điều gì được tìm ra nhưng không phải là kết quả của nghiên cứu hay không?
Một vài hướng dẫn giúp bạn dễ dàng đánh giá câu trả lời hơn
- Tần suất và biên độ. Quan điểm này xuất hiện bao nhiêu lần trong buổi phỏng vấn? Bao nhiêu người đồng tình với góc nhìn này? Một quan điểm hay một trải nghiệm được hưởng ứng đông đảo, xuất hiện nhiều lần trong khi nghiên cứu thì đó có thể là một khám phá quan trọng. Nếu quan điểm ấy chỉ xuất hiện một lần thì có thể không thuộc trường hợp nêu trên (trừ khi đó là một ý tưởng hoặc kiến thức mới lạ).
- Sự mạnh mẽ. Mọi người cảm thấy quan điểm này có thuyết phục không? Người được phỏng vấn có tỏ ra đồng tình với quan điểm nào cụ thể không, hay chỉ trung lập một cách vô tư?
- Tính cụ thể. Những cảm xúc và niềm tin của ứng viên dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm cá nhân cụ thể, hay chỉ đơn giản là “Tôi nghe người ta nói rằng…”? Chẳng hạn như có một học sinh bị chấn thương trong chương trình ngoại khóa ở trường, quan điểm của ứng viên sẽ đặt nặng vấn đề ở thầy cô không biết giám sát học sinh hay chỉ biết đưa ra quan điểm dựa trên những lời người khác nói?
Mục tiêu cần đạt được trong Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng.
Mẫu kịch bản cho dạng phỏng vấn mở tiếng Việt
Quản lý: Chào Daniel, cảm ơn bạn đã đến đây. Tôi là Gracey Katlyn. Rất vui được gặp bạn.
Ứng viên: Xin chào, tôi là Daniel Cortez. Rất vui được gặp chị.
Quản lý: Hãy giới thiệu một chút về bản thân bạn.
Ứng viên: Tôi là một người có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt. Tôi thích được hợp tác và muốn được đóng góp nhiều nhất có thể khi thực hiện dự án. Nếu làm xong phần việc của mình, tôi sẽ hỏi đồng nghiệp rằng liệu có cần tôi phụ một tay hay không.
Tôi luôn cố gắng dành thời gian để giải đáp bất kỳ thắc mắc nào, đặc biệt là những thắc mắc của những thành viên mới trong team. Tôi tin rằng kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác với người khác sẽ tạo nên những kết quả khả quan nhất.
Quản lý: Ưu điểm của bạn là gì?
Ứng viên: Tôi cảm thấy mình là một người có tố chất lãnh đạo. Vì thế, tôi thường xuyên trau dồi kỹ năng quản lý của mình thông qua các đánh giá từ những cuộc họp, trò chuyện thẳng thắn với team.
Tôi cũng ý thức được rằng tôi cần phải tiếp tục phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình. Đây cũng chính là mục tiêu trong công việc sắp tới của tôi.
Quản lý: Động lực của bạn là gì?
Ứng viên: Một trong những động lực lớn nhất của tôi là trải nghiệm của người dùng. Với vai trò hiện tại là một người lập trình giao diện website, tôi luôn biết mình cần chú ý vào chi tiết nào để cải thiện sản phẩm.
Tôi muốn đảm bảo rằng mỗi nút chọn đều ở vị trí thuận tiện nhất, menu hiện ra một cách chính xác và mỗi trang đều có thể được mở rộng. Nhận được những phản hồi tích cực từ các khách hàng khiến tôi càng có động lực để cố gắng hơn nữa trong tương lai.
Quản lý: Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn phù hợp với vị trí này? (What makes you think that you are a good fit?)
Ứng viên: Sau khi tìm hiểu về công ty, tôi thấy rằng công ty có một hệ thống làm việc chặt chẽ. Tôi hiểu công ty đang cần một nhân viên biết sắp xếp để quản lý các hoạt động hằng ngày.
Như chị đã thấy, kinh nghiệm của tôi tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tổ chức và giao tiếp với nhân viên. Tôi mong muốn mình có thế sử dụng các kỹ năng này để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Quản lý: Bạn hình dung bản thân thế nào trong 5 năm tới?
Ứng viên: 5 năm nữa, tôi tin tôi sẽ là quản lý cấp trung của công ty. Tôi cũng đặt mục tiêu hướng về vị trí quản lý cấp cao cho sau này. Nếu có thể, tôi muốn đảm nhận vai trò quản lý sản phẩm, sau đó là vị trí chuyên gia khai vấn.
Tôi đã làm việc hết mình để có thể cải thiện các kỹ năng lãnh đạo của mình. Nhờ đó, tôi mới có thể thành công và hoàn thiện bản thân hơn và công ty sẽ là môi trường lý tưởng để tôi thực hiện điều đó.
Mẫu kịch bản cho dạng phỏng vấn mở tiếng Anh
Quản lý: Hi Daniel, thanks for coming. I’m Gracey Katlyn. Nice to meet you.
Ứng viên: Xin chào, tôi là Daniel Cortez. Rất vui được gặp chị. (Hello, my name is Daniel Cortez. Nice to meet you, too.
Quản lý: Let’s move to the introduction about yourself.
Ứng viên: I have the ability to work in a team. I would love to contribute as much as I can when running projects. If I have done my work, I would ask my co-workers if I could do anything for them. I try to spend time answering any questions from new team members. I have the strong belief that teamwork skill and collaboration can help create better results.
Quản lý: What are your strengths?
Ứng viên: I believe I can be a good leader. Therefore, I usually improve my management skills through reviews from candid meetings with the team. I completely understand that I need to continue developing my leadership skills. This is also my goal for my next job..
Quản lý: What is your motivation?
Ứng viên: One of my biggest motivations is the user experience. As a front-end developer, I always know which detail I need to focus on innovating my products. I want to make sure every button is in the suitable position, the drop-down menu is correct, and each page can be enlarged. Receiving positive feedback from customers motivates me to try my best.
Quản lý: What makes you think that you are a good fit?
Ứng viên: After researching your company, I found out that you have a strong system in working, and you need to organize employees to manage daily operations. As you can see, my experience mainly focuses on organizing and communicating with employees. I hope to use my skills to become a great fit for this organization.
Quản lý: How do you see yourself in the next 5 years?
Ứng viên: 5 years later, I am going to work in a middle management position. If possible, I want to take the responsibility for managing products and coaching. I have worked hard to increase my skills for success and growth, and this company is the ideal environment to do it.
Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là dạng câu sẽ được trả lời bằng các kiểu câu đơn giản như “Có” hoặc “Không”. Câu hỏi đóng có nhiều loại, như: câu hỏi thứ tự; câu hỏi thời gian và câu hỏi tỷ lệ.
Các kiểu câu hỏi trên sẽ giúp người phỏng vấn thu thập được các thông tin thực tế. Các câu trả lời của câu hỏi đóng có thể trở nên phức tạp và khó hiểu hơn so với những câu trả lời được đưa ra đối với câu hỏi mở.
Các mẫu câu hỏi đóng
- “Bạn đã làm việc ở công ty cũ bao nhiêu năm?”
- “Bạn đã bao giờ thử sức ở ngành nghề khác chưa?”
- “Thời gian dài nhất mà bạn gắn bó với một doanh nghiệp là bao lâu?”
- “Bạn có thấy thoải mái khi phải làm việc từ xa không?”
- “Bạn đã có kinh nghiệm gì ở lĩnh vực tiếp thị (marketing)?”
Khi nào nên dùng loại câu hỏi này?
Người phỏng vấn nên ưu tiên sử dụng loại câu hỏi này khi muốn khơi gợi hoặc chuẩn bị cho các câu hỏi phức tạp hơn. Ứng viên cũng có thể dựa vào những câu hỏi này để tìm ra hướng trả lời đúng nhất hoặc có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi kết thúc phỏng vấn.
Điều cần tránh: Người phỏng vấn tránh hỏi quá nhiều câu hỏi đóng vì sẽ khiến ứng viên cảm thấy như đang bị thẩm vấn. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng khó có thể liên kết toàn bộ câu trả lời vừa nghe.
Những lợi ích của dạng câu hỏi đóng
- Trả lời dễ dàng và nhanh chóng. Bởi đây đều là những câu hỏi có thể trả lời chỉ bằng một từ hoặc chọn một trong hai phương án. Vì thế ứng viên không mất quá nhiều thời gian để trả lời câu hỏi đóng.
- Thu được các dữ liệu có thể đo lường, định lượng. Người phỏng vấn có thể dễ dàng đo lường hoặc sửa chữa. Vì chỉ có một câu trả lời đúng và ứng viên nào chọn được phương án ấy sẽ được tuyển vào công ty hoặc được đi đến vòng tiếp theo.
- Dễ hiểu hơn đối với các tùy chọn trả lời có sẵn. Ứng viên không nhất thiết phải biết câu trả lời cho tất cả câu hỏi. Khi nhìn vào các phương án có sẵn, họ dễ dàng xác định đâu là câu trả lời đúng nhất.
- Ứng viên có tỉ lệ phản hồi cao. Vì những câu hỏi này chỉ tốn rất ít thời gian để trả lời. Họ chỉ cần chọn đáp án họ cho là đúng và không cần phải đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
- Loại bỏ những câu trả lời không liên quan. Dạng câu hỏi này là một dạng dữ liệu có cấu trúc và đi kèm với các câu trả lời có liên quan được ghi sẵn từ trước.
- So sánh các phản hồi. Câu trả lời của các ứng viên có thể dễ dàng so sánh với nhau.
- Có thể tùy chỉnh dễ dàng. Những câu hỏi này có thể sao chép và sửa đổi dễ dàng để phù hợp hơn với các bảng khảo sát, tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: Zonkafeedback
Những hạn chế của dạng câu hỏi đóng
Không thể cung cấp thông tin chi tiết
Mặc dù những câu hỏi này có thể dễ dàng trả lời nhưng người phỏng vấn sẽ không thể thu được câu trả lời chính xác từ ứng viên và lý do vì sao họ lại chọn phương án ấy.
Không thể ghi nhận quan điểm của ứng viên
Ứng viên sẽ không có cơ hội giải thích lý do cho các đánh giá của họ về các sản phẩm hoặc dịch vụ trong công ty. Điều này có thể gây cản trở, khó khăn cho người phỏng vấn khi phải chọn đúng ứng viên.
Không thể đưa vào tất cả các câu trả lời khả thi
Mỗi ứng viên là một cá thể độc lập; riêng biệt; mang trong mình những suy nghĩ hoàn toàn khác nhau. Một số người sẽ không biết phải chọn phương án nào cho phù hợp vì không có câu trả lời nào đúng với kiến thức của riêng họ. Dạng câu hỏi này có thể làm hạn chế các lựa chọn hoặc ý kiến của ứng viên về một số dịch vụ hoặc sản phẩm nhất định do công ty cung cấp.
Càng nhiều lựa chọn sẽ càng gây nên sự khó hiểu
Việc đưa ra nhiều hơn 3 lựa chọn sẽ gây hoang mang, khó hiểu cho các ứng viên. Điều này có thể dẫn đến việc họ chỉ lựa chọn những câu trả lời mà họ đã nắm chắc.
Vô tình đề xuất câu trả lời mà chưa chắc ứng viên đã nghĩ đến
Một vài ứng viên có thể không suy nghĩ theo đúng hướng của câu hỏi và câu trả lời được đưa ra. Tuy nhiên, khi nhìn vào câu trả lời, các ứng viên có thể sẽ suy luận theo một hướng khác.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: Zonkafeedback
Ứng viên không có bất kỳ ý tưởng nào vẫn có thể bấm chọn câu trả lời
Trong một vài trường hợp, ứng viên thậm chí không hiểu câu hỏi mà vẫn hoàn thành được khảo sát và nhận về phản hồi cho mình. Họ có thể chọn bừa một câu trả lời nào đó mà không phải đắn đo suy nghĩ và bỏ trống bất kỳ câu nào.
Không thể biết liệu ứng viên có đang hiểu sai câu hỏi hay không
Nhà tuyển dụng sẽ chỉ biết ứng viên hiểu sai câu hỏi khi yêu cầu họ trả lời những câu hỏi mở.
Hướng dẫn chuẩn bị đối với dạng phỏng vấn đóng
- Đầu tiên, dạng câu hỏi đóng này là dấu hiệu buổi phỏng vấn sắp kết thúc nhưng không có nghĩa là mối quan hệ giữa HR và ứng viên cũng vậy.
- Thứ hai, câu hỏi đóng có thể khuyến khích tăng cường mối quan hệ giữa hai bên cũng như để buổi phỏng vấn có thể khép lại một cách nhẹ nhàng, vui vẻ.
- Thứ ba, những câu hỏi này sẽ phần nào tóm tắt lại những gì đã trao đổi. HR nên hệ thống chính xác lại những phần quan trọng đã thống nhất với ứng viên trong suốt buổi phỏng vấn.
- Thật thà và chân thành.
- Không hấp tấp, vội vàng cho phần kết thúc.
- Không giới thiệu chủ đề hoặc ý tưởng mới khi đã đến phần kết thúc.
- Để lại thông tin liên lạc cho những kết nối về sau được thuận tiện hơn.
- Tránh hỏi câu đóng khi cuộc phỏng vấn chưa thật sự kết thúc.
- Để tránh bị khó xử, không nên kết thúc bằng câu hỏi đóng nếu sau phỏng vấn, cả HR và ứng viên còn gặp nhau ở sự kiện khác (chẳng hạn như một bữa tiệc, một buổi họp mặt,…).
Mẫu kịch bản cho dạng phỏng vấn đóng tiếng Việt
Quản lý: Bạn đã bao giờ bị sa thải hay chưa? Lý do là gì?
Ứng viên: Tôi chưa từng bị sa thải vì công ty không có lý do nào để sa thải tôi.
Quản lý: Bạn có cảm thấy vui vì có cơ hội để được làm việc dưới áp lực không?
Ứng viên: Chắc chắn rồi. Tuy rằng nó là một việc áp lực nhưng tôi vẫn sẽ làm. Bởi đơn giản tôi thấy rằng yếu tố áp lực nhìn chung sẽ giúp nâng cao sự uy tín của tôi trong mắt người khác.
Họ sẽ thấy tôi có đủ khả năng để quản lý kinh doanh. Tôi thấy rằng bản thân mình là một người năng động và áp lực sẽ truyền thêm động lực cho tôi hoặc thúc đẩy chúng ta phát triển đi lên. Áp lực là thứ mà đôi khi ai cũng phải có một lần trong đời.
Quản lý: Bạn đã đi phỏng vấn bao nhiêu công ty rồi? Tên công ty họ là gì?
Ứng viên: Đây là cuộc phỏng vấn duy nhất tôi có tính đến thời điểm hiện tại bởi nhìn chung thì tôi khá là cân nhắc khi chọn công ty để phỏng vấn.
Quản lý: Bạn có biết cách sử dụng hoặc làm việc trên [PC, máy đánh chữ, nguyên tắc 3C trong bán hàng, bài kiểm tra SWOT,…] không?
Ứng viên: Vâng, tôi đã sử dụng… trong dự án gần đây nhất của tôi và tôi cũng thích nghi với nó rất nhanh. Tôi thấy rằng mình đã làm tốt và tôi đánh giá cao về việc sử dụng nó sau này.
Quản lý: Bạn có đang tìm kiếm công việc trong một tổ chức có quy mô cụ thể không?
Ứng viên: Tôi sẽ sẵn lòng làm việc với một tổ chức cho tôi cơ hội để sử dụng toàn bộ khả năng của mình. Tôi cảm thấy một tổ chức có quy mô lớn sẽ giúp tôi được nhiều thứ.
Quản lý: Bạn có hài lòng với trải nghiệm hôm nay không?
Ứng viên: Tôi hoàn toàn hài lòng và rất mong nhận được tin tốt từ phía công ty.
Quản lý: Cảm ơn bạn vì đã dành thời gian cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ đưa kết quả cho bạn sớm nhất có thể.
Mẫu kịch bản cho dạng phỏng vấn đóng tiếng Anh
Quản lý: Have you ever been fired? What was the reason?
Ứng viên: I’ve never been fired because they don’t have any reason to do so.
Quản lý: Do you feel comfortable when working under pressure?
Ứng viên: Sure. Even if it is a pressing factor, I still do it. Simply because I feel that pressure can help you develop your charisma. They can know that I have the ability to take care of business. As a self-starter, pressure will give you motivation to improve. Sometimes, people should have pressure every once in a while.
Quản lý: How many company’s interviews have you joined? What are their names?
Ứng viên: This is the only interview I have had until now. Generally, I carefully consider choosing a company to join.
Quản lý: Do you know how to use or work on [ PC, typewriter, the 3 C’s of selling, SWOT examination, etc.]?
Ứng viên: Yes. I have used… in my previous project, and I can be used to it very quickly. I did it well, and I will use it regularly in the near future.
Quản lý: Are you looking for working in an organization which has a specific extent?
Ứng viên: I’m willing to work with a company that gives me the chance to use my entire skills. I feel an enormous organization can allow me that opportunity.
Quản lý: Are you satisfied with today’s experience?
Ứng viên: I totally love it. Hope to hear from you.
Quản lý: Thanks for spending time with us. We will send the results to you soon.
Tổng kết
Tóm lại, cả hai dạng câu hỏi đóng và mở đều giữ vai trò quan trọng trong phỏng vấn vì chúng đều đem lại câu trả lời định tính và định lượng. Công ty cần hiểu và nắm bắt được kỹ năng giao tiếp của ứng viên có khả năng thu hút nhiều khách hàng. Đồng thời, ứng viên ấy cũng sẽ biết cách nói chuyện một cách ngắn gọn, cụ thể hơn chứ không phải mất thời gian cho những câu trả lời dài dòng, không liên quan.
Những đặc điểm này chỉ có thể được phân tích qua các câu hỏi mở vì chúng sẽ giúp ứng viên chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và chuyên môn của họ. Khi được hỏi các câu hỏi đóng, họ sẽ chia sẻ nhiều hơn về cảm xúc cá nhân trước những khía cạnh nhất định trong từng tình huống. Do đó, người phỏng vấn cần phải chuẩn bị kỹ càng và có khả năng ứng biến với các câu trả lời không lường trước từ các ứng viên.
Kịch bản phỏng vấn tuyển dụng. Nguồn ảnh: Prezit
Bảng chú giải thông tin trong kịch bản phỏng vấn tuyển dụng
- Dữ liệu định tính (Qualitative data): tập trung vào các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng khi cần thu thập dữ liệu dưới dạng mô tả.
- Dữ liệu định lượng (Quantitative data): được đo lường theo số liệu cụ thể, được thu thập khi có nhu cầu phân tích dữ liệu thống kê.
- Phỏng vấn giả định (Hypothetical interviews): một loại dữ liệu lý thuyết dựa trên các giả định.
- Phỏng vấn tư duy logic (Out-of-the-box interviews): sáng tạo và cải tiến, đồng nghĩa với việc phải biết suy nghĩ logic hơn.
Bên trên, blog.freeC.asia đã chia sẻ với bạn “tất tần tật” về kịch bản phỏng vấn tuyển dụng; và các kinh nghiệm giúp ứng viên vượt qua buổi phỏng vấn thuận lợi. Trên blog của chúng tôi có nhiều bài chia sẻ cho cả nhà tuyển dụng, lẫn ứng viên trong từng chuyên mục, hãy tham khảo khi bạn cần nhé.
Có thể bạn quan tâm: