Khoáng sản là gì? Từ A – Z luật khai thác khoáng sản tại VN
Khoáng sản là nguồn tài nguyên đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như ảnh hưởng lớn đến an ninh – quốc phòng. Vậy cụ thể khoáng sản là gì? Có những loại nào? Khai thác khoáng sản là gì? Luật quy định như thế nào về khai thác khoáng sản? Dưới đây là tổng hợp thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết
1. KHOÁNG SẢN LÀ GÌ? PHÂN LOẠI KHOÁNG SẢN
Việt Nam sở hữu nhiều loại khoáng sản với trữ lượng vô cùng lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ khoáng sản là gì? Có những loại nào? Nếu tìm hiểu về lĩnh vực này thì dưới đây chắc hẳn là những thông tin hữu ích cho nhiều người.
1.1 Khoáng sản là gì?
Theo nhiều nghiên cứu thì khoáng sản chính là thành phần tạo ra khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất. Chúng có tính chất vật lý và thành phần hoá học cho phép con người sử dụng trong đời sống, mang đến hiệu quả nhất định, giúp tạo ra của cải, vật chất. Trong quá trình tìm hiểu về khoáng sản thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản khoáng sản là gì như sau:
Định nghĩa chung: Khoáng sản là tập hợp các loại khoáng vật, khoáng chất ở thể lỏng, thể rắn, thể khí, có ích, được tích tụ trong tự nhiên (bên trong lòng đất hoặc trên mặt đất), bao gồm tất cả khoáng vật, khoáng chất ở các bãi thải của mỏ quặng.
1.2 Các dạng khoáng sản phổ biến
Khoáng sản vô cùng đa dạng với rất nhiều loại khác nhau và được chia theo các nhóm, cụ thể bao gồm:
- Nhóm khoáng sản năng lượng (nhiên liệu hoá thạch) bao gồm: Dầu mỏ, khí đốt, than bùn, than đá, than nâu, than mỡ,…
- Nhóm khoáng sản kim loại: Đồng, chì, vàng, kẽm, sắt, nhôm, boxit, thiếc, crom, mangan,…
- Nhóm khoáng sản phi kim: Đá vôi, đất sét, cát,…
- Nhóm đá màu: Ngọc thạch anh, kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, đá mã não, saphia,…
- Nhóm thuỷ khoáng: Nước ngọt ngầm dưới lòng đất và nước khoáng.
- Nhóm nguyên liệu khoáng hoá: Apatit, muối khoáng, photsphat,…
Ngoài cách phân chia như trên thì cũng có thể chia khoáng sản thành 3 loại chính gồm: khoáng sản ở thể rắn (kim loại), khoáng sản ở thể lỏng (thuỷ khoáng) và khoáng sản ở thể khí (khí đốt, khí trơ). Thông thường, khoáng sản thường tích tụ ở những khu vực nhất định tạo nên các mỏ. Với băn khoăn mỏ khoáng sản là gì thì có thiểu đơn giản chúng là nơi là một hay nhiều loại khoáng sản nào đó được tập trung.
1.3 Tiềm năng khoáng sản tại Việt Nam
Khi tìm hiểu khoáng sản là gì thì nhiều người còn băn khoăn về tiềm năng và trữ lượng khoáng sản ở nước ta. Theo một số báo cáo, thống kê gần nhất thì hiện tại Việt Nam có tới hơn 60 loại khoáng sản với khoảng 5000 điểm mỏ, phân bố trên cả nước. Trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất phải kể đến như: bô xít. apatit, titan, than, đất hiếm, đá granit, dầu mỏ, khí đốt,…
Mỗi loại khoáng sản sẽ phân bố ở các khu vực khác nhau. Hiện tại, trữ lượng khoáng sản của nước ta khá lớn, đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhờ tiềm năng lớn về khoáng sản mà Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống xã hội và khẳng định vị thế chính trị trên trường quốc tế.
2. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA KHOÁNG SẢN
Ngoài việc tìm hiểu khoáng sản là gì thì việc nắm bắt vai trò cũng như ứng dụng của chúng cũng vô cùng quan trọng. Khoáng sản thường có những công dụng chung và riêng tuỳ theo từng loại. Chính vì vậy, ứng dụng của chúng cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là một số thông tin về chúng.
2.1 Vai trò của khoáng sản là gì?
Theo như thông tin định nghĩa về khoáng sản đã được cập nhật phía trên thì chúng đều có ích và được sử dụng để chế tạo nên nhiều loại nguyên, vật liệu hoặc ứng dụng trong những hoạt động cụ thể. Đặc biệt, khi nói về vai trò của khoáng sản thì không thể nào bỏ qua 2 khía cạnh chính liên quan đến sự phát triển kinh tế cũng như ảnh hưởng đến chính trị của đất nước, cụ thể như sau:
Vai trò của khoáng sản đối với nền kinh tế – xã hội:
Các nguồn khoáng sản kim loại, phi kim, năng lượng,… được sử dụng nhiều và có giá trị lớn lao trong nhiều ngành công nghiệp. Chúng không chỉ giúp tạo ra máy móc để sản xuất, cung cấp nhiên liệu cho máy móc hoạt động mà còn đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành nghề phát triển. Bởi vậy, đối với kinh tế thì khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thay thế. Ngoài ra, với một số nước thì xuất khẩu khoáng sản sẽ đem lại nguồn ngân sách vô cùng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phục vụ các ngành kinh tế cũng giúp nâng cao đời sống xã hội cho con người. Một số loại khoáng sản đặc trưng như nguồn nước khoáng, nước nóng tự nhiên còn có giá trị lớn lao trong việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho con người.
Vai trò của khoáng sản đối với chính trị:
Với những quốc gia có trữ lượng khoáng sản lớn cũng đồng nghĩa với việc tiềm lực kinh tế mạnh. Điều này giúp nước đó có được vị trí quan trọng trong quá trình giao lưu Quốc tế. Đặc biệt, chúng cũng là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ làm gia tăng tính độc lập, tự chủ cho mỗi Quốc Gia. Những nước sở hữu nguồn khoáng sản phong phú thường có ưu thế trên chính trường.
Nhìn chung, nếu băn khoăn vai trò của khoáng sản là gì thì có thể nói chúng vô cùng quan trọng. Khoáng sản không chỉ có ích trong đời sống mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như giúp các quốc gia có lợi thế để nâng cao vị thế chính trị trên trường Quốc Tế.
2.2 Ứng dụng của khoáng sản trong đời sống
Ứng dụng của khoáng sản là gì đang là câu hỏi chung của nhiều người. Khoáng sản được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Trong đó, mỗi loại lại có ứng dụng cụ thể, ví dụ điển hình phải kể đến như:
- Quặng sắt: Được sử dụng trong luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng,…
- Than đá, dầu mỏ, khí đốt: Ứng dụng trong ngành công nghiệp khí đốt, nhiệt điện, cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho nhiều ngành khác.
- Đá vôi, cát: Sử dụng để tạo ra xi măng, nguyên liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng.
- Khoáng sản kim loại như đồng, kẽm,… được sử dụng để chế tạo máy móc, thiết bị.
- Khoáng sản kim loại màu và đá màu như: vàng, bạc, kim cương, hồng ngọc, thạch anh,.. sử dụng trong trang trí, đồ trang sức,…
- Nước khoáng, nước nóng: Sử dụng trong những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ con người.
Như vậy, có thể nói khoáng sản có vai trò to lớn và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đây cũng là lý do giải mãi vì sao những đất nước có nguồn khoáng sản phong phú lại thường có nền kinh tế phát triển hoặc chính trị bền vững. Tuy nhiên, khoáng sản cần được khai thác đúng cách và sử dụng hợp lý với phát huy hết giá trị của chúng.
3. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI KHÁC KHOÁNG SẢN
Bên cạnh việc tìm hiểu khoáng sản là gì thì những thông tin liên quan đến ngành khai thác khoáng sản,… cũng được nhiều người quan tâm. Cùng cập nhật thông tin hữu ích ngay dưới đây nhé.
3.1 Thế nào là hoạt động khai thác khoáng sản?
Hoạt động khai thác khoáng sản hiện đang được nhắc đến rộng rãi trong đời sống cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy cụ thể khai thác khoáng sản là gì? Theo đó, có thể hiểu đơn giản thì hoạt động khoáng sản bao gồm thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó:
- Thăm dò khoáng sản: Được hiểu là hoạt động nhằm xác định trữ lượng cũng như chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản.
- Khai thác khoáng sản: Đây lại là hoạt động nhằm thu hồi các loại khoáng sản (như khai đào, phân loại, xây dựng mỏ,…) cùng các hoạt động liên quan khác.
Như vậy, sau khi được khai thác thì khoáng sản sẽ trở thành một loại hàng hoá có giá trị cao. Những đơn vị khai thác khoáng sản phải có giấy phép khai thác do cơ quan quản lý của Nhà Nước cấp, đảm bảo những điều kiện cũng như đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3.2 Chính sách của nhà nước về khai thác khoáng sản là gì?
Khi tìm hiểu về khoáng sản hoặc có nhu cầu khai thác tài nguyên khoáng sản thì các tổ chức, cá nhân cần lưu ý đảm bảo tuân thủ quy định, chính sách được pháp luật Việt Nam quy định. Trong đó, Điều 3 Luật Khoáng sản 2010 đã quy định rõ 7 chính sách liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
- Chiến lược, quy hoạch của Nhà nước về khoáng sản để phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh sẽ phụ thuộc vào từng thời kỳ cụ thể.
- Nhà nước đảm bảo tài nguyên khoáng sản luôn được bảo vệ, khai thác cũng như sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
- Nhà nước thực hiện đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về địa cất, khoáng sản, thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản.
- Nhà nước khuyến khích cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia đầu tư, hợp tác với chuyên ngành địa chất của Nhà Nước để điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản, đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nhà nước sẽ tiến hành đầu tư, thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước.
- Các dự án đầu tư, khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng để làm ra các sản phẩm hợp kim, kim loại hoặc sản phẩm khác có giá trị kinh tế – xã hội thì luôn được Nhà nước khuyến khích thực hiện.
- Chính sách xuất khẩu khoáng sản được Nhà Nước điều chỉnh tuỳ từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội bền vũng, trên nguyên tắc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
4. KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Đây là việc làm vô cùng cần thiết trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Quá trình khai thác khoáng sản nếu không xử lý đúng cách có thể gây tác hại rất lớn đến môi trường. Vì vậy, khai thác đi đôi với bảo vệ luôn là hai vấn đề song song, đi liền với nhau mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng cần tuân thủ.
Số liệu thống kê năm 1995 đã chỉ ra, ở nước ta có 559 khu khai thác mỏ, trong đó có 108 mỏ kim loại, 45 mỏ vàng, 16 mỏ đá quý, 125 mỏ than, 265 mỏ phi kim loại. Bên cạnh đó, nước ta còn có hàng trăm điểm khai thác tự do vật liệu xây dựng, thiếc vàng,… nếu vấn đề môi trường không được kiểm soát có thể gây nên những vấn nạn vô cùng lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống, sức khoẻ của con người.
Khoáng sản là gì? Việc khai thác khoáng sản cần chú ý gì? Theo đó, khai thác khoáng sản quá mức mà không chú ý có thể khiến môi trường đất bị phá hoại, tăng diện tích đất trống, đồi trọc, tăng nguy cơ xói lở, bồi lắng, gây nên nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí. Tại các khu vực khai thác than và vật liệu xây dựng thường có nồng độ bụi cao gấp 10 – 20 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó, các mỏ khai thác dầu còn có thể gây ô nhiễm môi trường nước, tác động xấu tới thuỷ văn. Bởi vậy, nhà nước đã quy định cụ thể những chính sách khai thác khoáng sản đi đôi với bảo vệ môi trường. Các cá nhân, tổ chức,… khi tiến hành khai thác khoáng sản cần đáp ứng những yêu cầu nhất định, được cấp phép hoạt động và chịu sự thanh tra của cơ quan quản lý Nhà Nước có thẩm quyền.
Một số điều luật, chính sách của Nhà Nước liên quan đến bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản như:
- Điều 37, 38 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khoáng sản năm 2010.
- Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- …
5. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN
Bên cạnh những thông tin giải đáp khoáng sản là gì? Các loại khoáng sản, vai trò và tính ứng dụng của khoáng sản, ngành khai thác khoáng sản,… thì dưới đây là cập nhật một số thông tin liên quan liên quan đến khoáng sản mà nhiều người đang tìm kiếm.
5.1 Khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường là gì?
Theo quy định của Nhà nước, khoáng sản chủ yếu để làm vật liệu xây dựng bao gồm: đá vôi, đá ốp lát, cát, cao lanh, đất sets, đá làm xi măng, sét làm xi măng, phụ gia xi măng, bentonit,… Các loại khoáng sản này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành xây dựng. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng chúng cần đảm bảo tiết kiệm, phù hợp cũng như đi kèm các giải pháp giúp bảo vệ môi trường.
5.2 Khoáng sản titan là gì?
Không chỉ băn khoăn khoáng sản là gì mà Titan là gì cũng được nhiều người thắc mắc. Theo đó, Titan là khoáng sản nằm trong nhóm kim loại, có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tại nước ta, trữ lượng Titan tương đối lớn. Đồng thời, sản lượng khai thác Titan luôn thuộc TOP 5 nước có sản lượng khai thác đứng đầu thế giới. Đây là loại khoáng sản được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, điển hình như thành phần của máy lọc nước, ống chân không, chế tạo xe bọc thép, tàu hải quân, áo chống đạn,….
5.3 Khu nào nào bị cấm thăm dò và khai thác khoáng sản?
Khoáng sản có thể xuất hiện ở mọi nơi, tuy nhiên việc khai thác khoáng sản lại chỉ áp dụng ở những khu vực nhất định. Ngoài ra, một số khu vực bị cấm thăm dò, khai thác khoáng sản phải kể đến như;
- Khu vực đất của di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được Nhà nước xếp hạng và khoanh vùng bảo vệ.
- Ở khu vực đất quy hoạch cho mục đích chiến lược, quốc phòng, an ninh,…
- Nơi đất rừng đặc dụng, đất phòng hộ hoặc khu bảo tồn địa chất.
- Khu vực đất do các cơ sở tôn giáo đang sử dụng.
- Đất thuộc khu vực hành lang phạm vi bảo vệ của công trình giao thông, đê điều, thuỷ lợi, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, dẫn điện,…
- Một số khu vực khác.
Như vậy, trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản
Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm khai thác hoặc tạm thời bị cấm khai thác khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
5.4 Chế tài xử lý vi phạm khi thăm dò, khai thác khoáng sản là gì?
Ngoài việc giải đáp khoáng sản là gì thì cá nhân, tổ chức khi tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức, cơ quan cần đáp ứng những tiêu chí cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có xuất hiện lỗi vi phạm sẽ chịu chịu chế tài xử lý của Nhà nước. Tuỳ thuộc vào hành vi, tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của vi phạm mà cá nhân, tổ chức có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Về xử phạt hành chính:
- Với trường hợp thi công thăm dò mà không có giấy phép: Mức phạt từ 70 – 800 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
- Trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép: Với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mức phạt từ 01 – 50 triệu đồng, với khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại thì mức phạt 50 triệu – 01 tỷ đồng, khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác phạt từ 70 – 500 triệu đồng và cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép mức phạt từ 20 – 200 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo điều 227 Bộ Luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cá nhân vi phạm quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Mức phạt cụ thể được quy định theo khung như sau:
Mức phạt Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Cá nhân
Pháp nhân
Khung 1
Phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm.
Phạt tiền từ 1,5 – 3 tỷ đồng
Khung 2
Phạt tiền 1,5 – 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Phạt tiền 03 – 07 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 3 năm.
Hình phạt bổ sung
Phạt tiền từ 50 – 500 triệu đồng.
Phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 3 năm.
Phía trên là những thông tin giải đáp khoáng sản là gì? Khai thác khoáng sản là gì? Những loại khoáng sản phổ biến cũng như một số quy định của nước ta về thăm dò, khai thác khoáng sản. Tựu chung, việc khai thác khoáng sản cần quan tâm đến nhiều yếu tố, sử dụng các thiết bị chuyên dụng cần thiết nhằm đảm bảo quá trình trên diễn ra tốt nhất. Khi có nhu cầu khai thác khoáng sản thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng những điều kiện cần và đủ cũng như được sự cấp phép của Nhà nước mới có thể tiến hành. Như vậy, với những thông tin kể trên, hy vọng hữu ích cho nhiều người.
»Xem thêm: Vật Liệu Cơ Khí là gì? TOP 8 Loại Vật Liệu Cơ Khí Phổ Biến