Khoa Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Nếu bạn đang dự định sinh con tại Khoa Đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương thì những nội dung trong bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.
Nội Dung Chính
Khoa Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
1. Giới thiệu chung
Ngày 08/11/1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản với nòng cốt là toàn bộ cán bộ nhân viên của khoa sản Bệnh viện Bạch Mai và do Giáo sư Đinh Văn Thắng làm giám đốc, từ đó phòng Đẻ cũng được thành lập.
Ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đó ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ – Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế. Thời điểm này phòng đẻ cũng thay đổi tên gọi là Khoa đẻ cho đến nay.
2. Địa chỉ, vị trí
- Vị trí: Tầng 3 nhà G, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3. Thời gian làm việc
- Từ 6h30 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
- Bệnh viện còn có phòng khám theo yêu cầu ở số 56 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Phòng khám theo yêu cầu làm việc cả thứ 7 và chủ nhật.
Khoa Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám và điều trị những bệnh gì
- Tiếp nhận khám và điều trị, giải quyết trường hợp chuyển dạ đẻ (non tháng, đủ tháng và bệnh lý)
- Đẻ thủ thuật, giảm đau trong đẻ
- Phẫu thuật lấy thai
- Thủ thuật, kỹ thuật cầm máu cấp cứu sau đẻ (đặt bóng Cook; bóng Baki buồng tủ cung, âm đạo…)
- Chăm sóc sơ sinh thiết yếu
Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền, giáo dục cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ và kế hoạch hóa gia đình. Đào tạo các lớp sinh viên đại học Y Hà Nội, đại học Quân Y, đại học Điều dưỡng Nam Định, đại học Thăng Long, cao đẳng Y Hà Nội; các bác sĩ sau đại học và các bác sĩ, nữ hộ sinh các tuyến huyện, tỉnh. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến.
Khoa Đẻ – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: zingme)
Một số bác sĩ giỏi đã và đang công tác tại khoa
Hiện khoa có 68 cán bộ nhân viên, trong đó Tiến sĩ 02, Thạc sĩ 04, bác sĩ chuyên khoa II 01, Bác sĩ 10, Hộ sinh Đại học 05, hộ sinh Cao đẳng 02, hộ sinh Trung học: 42, Hộ lý 06.
Bác sĩ đang công tác tại khoa
- Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thiện Thái – Phó Giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa Đẻ
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Hà – Phó trưởng khoa
- Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Thắng – Phó trưởng khoa
- Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Khanh – Phó trưởng khoa
- Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Thị Phương Lam – Phó trưởng khoa
Bác sĩ đã từng công tác tại khoa
- Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Cốc – Nguyên phó khoa Đẻ. Hiện đang công tác tại khoa Sản – Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn 2 – 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
- Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Tuyết Minh – Nguyễn Trưởng khoa Đẻ. Hiện làm việc tại Phòng khám đa khoa Đức Minh và Phòng khám 56 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hướng dẫn đăng ký sinh và sinh con tại khoa đẻ
Để được sinh con tại Khoa đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trước hết bạn cần phải làm hồ sơ sinh từ tuần 28. Nếu muốn thuận tiện hơn trong quá trình làm hồ sơ sinh bạn nên lựa chọn bệnh viện là nơi thăm khám thai định lỳ ngay từ khi mang bầu.
Trước khi đến ngày dự kiến sinh 1 ngày bạn nên đến bệnh viện thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm và được y tá, bác sĩ tư vấn cách “vượt cạn” thành công. Sau khi đã được thăm khám và điểm tra, bác sĩ sẽ quyết định đưa bạn vào phòng chờ sinh hay phòng sinh. Trong lúc này bạn có thể lựa chọn gói sinh con dịch vụ yêu cầu lựa chọn bác sĩ hoặc sinh thường có BHYT.
Sau khi lựa chọn gói sinh bạn sẽ xuống tầng 1 nhà G viện phí. Đối với sinh thường đóng trước 3 triệu, sinh mổ là 6 triệu, tiền viện phí thừa thiếu như thế nào sẽ được thanh toán vào ngày ra viện.
Sinh con tại khoa các mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm bởi chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm của đội ngũ bác sĩ sẽ giúp bé chào đời an toàn. Mẹ bầu sau khi sinh con và thực hiện các bước sau sinh sẽ được đưa về phòng bệnh tại khoa và được gia đình chăm sóc. Đồng thời, trẻ được đi tắm, tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24h sau sinh…
Vì lượng sản phụ đến bệnh viện sinh con khá đông, nên buổi tối mỗi gia đình chỉ được 1 người ở lại trông. Tuy nhiên, nếu gia đình sản phụ có điều kiện kinh tế có thể lựa chọn nằm ở phòng dịch vụ vừa yên tĩnh lại đầy đủ các trang thiết bị giúp mẹ bầu nhanh chóng bình phục hơn.
Nếu đẻ thường mẹ bầu sẽ được ra viện sau 24 giờ, nếu sinh mổ mẹ bầu cần nằm viện khoảng 5 ngày để theo dõi. Trước khi ra viện người nhà sản phụ cần trả lại quần áo mẹ bầu, khăn tá… mà bệnh viện cho mượn, chú ý đểm kỹ để tránh phải đền.
Khi đã thanh toán viện phí trẻ sẽ được cấp giấy chứng sinh và những giấy tờ liên quan để hoàn thiện các chế độ thai sản về sau.
Biển chỉ dẫn đến các tòa nhà trong Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Cách đi đến khoa Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Để đi đến khoa Đẻ trước hết bạn phải cần tìm được đường đi đến Bệnh viện phụ sản Trung ương. Nếu bệnh nhân ngoại tỉnh muốn đến khám tại Bệnh viện có thể bắt xe đến bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, bến xe Gia Lâm, bến xe Yên Nghĩa. Từ các bến xe bạn có thể lựa chọn các phương tiện xe ôm, xe buýt, taxi tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như sự thuận tiện của mình.
Nếu muốn thuận tiện hơn bạn có thể thuê xe taxi, xe ôm đi thẳng đến bệnh viện số 43 Tràng Thi. Tới cổng bạn đi thẳng khoảng 100m sẽ thấy nhà G bên tay trái và đi lên tầng 3 để đến khoa Đẻ.
Nếu đi xe buýt từ bến xe Mỹ Đình đến bệnh viện phụ sản Trung ương (viện C) bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt 34 bến xe Mỹ Đình – bến xe Gia Lâm. 7000/lượt, 15 – 20 phút/chuyến. Điểm dừng trên đường Hai Bà Trưng và đi bộ tới viện khoảng 400m. Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện là khoảng 9km.
Nếu đi xe buýt từ bến xe Gia Lâm đến bệnh viện phụ sản Trung ương bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt 01 bến xe Gia Lâm – bến xe Yên Nghĩa. 7000/lượt, 15 – 20 phút/chuyến. Điểm dường đối điện số 4 Triệu Quốc Đạt, lúc này bạn có thể nhìn thấy ngay bệnh viện. Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện là khoảng 6km.
Nếu đi xe buýt từ bến xe Nước Ngầm đến bệnh viện phụ sản Trung ương bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt 08 Long Biên – Đông Mỹ. 7000/lượt, 15 – 20 phút/chuyến. Điểm dừng 29 Hàng Bài và đi bộ khoảng 800m sẽ đến bệnh viện. Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện là khoảng 8km.
Nếu đi xe buýt từ bến xe Giáp Bát đến bệnh viện phụ sản Trung ương bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt 32 bến xe Giáp Bát – Nhổn. 7000/lượt, 15 – 20 phút/chuyến. Điểm dừng chùa Quán Sứ và đi bộ khoảng 600m sẽ đến bệnh viện. Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện là khoảng 8km.
Nếu đi xe buýt từ bến xe Yên Nghĩađến bệnh viện phụ sản Trung ương bạn có thể lựa chọn tuyến xe buýt 02 Bác Cổ – bến xe Yên Nghĩa. 7000/lượt, 15 – 20 phút/chuyến. Điểm dừng 49 Hai Bà Trưng và đi bộ khoảng 200m sẽ đến bệnh viện. Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện là khoảng 15km.
Chi phí sinh con tại Khoa Đẻ – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Chi phí sinh con tại Khoa theo quy định của Bệnh viện, cũng như còn phụ thuộc vào gói sinh sản phụ lựa chọn, cũng như các dịch khác đi kèm như: giường nằm, ăn uống, đi lại, quà biếu y tá, bác sĩ… Chi phí sinh dao động từ 6 – 12 triệu.
Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, có thể tham khảo thêm tại Bảng giá danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế áp dụng tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.