Khi nào cầu cúng lễ bái tổ tiên?

Người Việt Nam quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở gần con cháu, người sống cảm thấy như được tiếp xúc với thế giới vô hình qua việc cầu cúng lễ bái tổ tiên.

Theo tục lệ, mỗi tuần hoặc ngày kỵ đều có thể làm lễ cáo gia tiên, hoặc ngày mùa có lúa mới, gạo mối hoặc khi có việc hiếu hỉ. Đặc biệt, đôi khi gặp bất kỳ một biến cô’ nào đó xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ, giúp đỡ của tổ tiên.
Ví dụ, lễ cáo gia tiên có thể diễn ra trong trường hợp khi trong nhà nuôi được một lứa vịt lớn nhanh như thôi, sau khi đem bán xong, gia chủ cũng có lễ mọn để cúng cáo gia tiên. Đây cũng là một cách lễ tạ ơn, vì nhờ gia tiên phù hộ cho lứa vịt nuôi mau lớn, to khỏe.

Những người đi buôn, gặp vận buôn may mắn, mua được rẻ bán được đắt, họ không bao giờ quên lễ tạ ơn gia tiên, vì nhờ gia tiên phù hộ, mà việc buôn bán một vôn bốn lời. Hay trước mỗi lúc đi buôn ở một nơi xa, việc mà các thương gia thường làm đầu tiên là cầu cúng lễ bái tổ tiên

Trong cuộc sông thường ngày, trong mỗi gia đình thường xảy ra những sự kiện quan trọng như: vợ sinh con đầu lòng, con đầy cữ, đầy tháng, đầy năm; con cái bắt đầu đi học, thi cử đỗ đạt, lập được công danh, thăng quan tiến chức… Hay trong nhà có trẻ con nửa đêm khóc ngặt hay bất ngờ ốm đau, hay trong gia đình gặp chuyện không hay có người qua đời, mua bán thua lỗ… gia chủ lập tức đều khấn vái gia tiên xin phù hộ, độ trì, tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe, gặp may mắn.

Như vậy, mọi việc xảy ra trong gia đình dù là nỗi đau thương mất mát, gặp khó khăn trắc trở, hay khi được tận hưởng niềm vui… con cháu đều phải trình báo với tổ tiên, ông bà cha mẹ để tổ tiên sẻ chia niềm vui, cũng như san bớt nỗi bất hạnh với con cháu. Và đây cũng là dịp con cháu tạ ơn tố tiên đã phù hộ cho mình cầu được, ước thành. Tùy trường hợp, việc cáo gia tiên, gia chủ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần sửa soạn cái lễ mọn, đĩa xôi, nải chuôi, ly rượu, trầu cau, hoa quả, chén nước là đủ. Cũng có khi cần thiêt phải chuẩn bị mâm cỗ bàn cúng mặn. Song lễ vật tuy cần nhưng không phải là quan trọng, điều côt yêu là tấm lòng thành kính của con cháu đôi với ông bà, cha mẹ tổ tiên.

Xưa kia, ngoài những biến cô xảy ra trong gia đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng làm lễ cúng bái gia tiên, kêu cầu khấn vái như: trong làng trong xóm có đám cướp đang hoành hành đốt nhà, cướp của… gia chủ vội vàng khấn lễ tố tiên, cầu cho gia đình mình tai qua nạn khỏi, bọn cướp không đến quấy nhiễu nhà mình. Hoặc đất nước đang thanh bình bỗng có loạn binh đao, giặc trong, thù ngoài đang giày xéo quê hương đất nước,… khi đó con cháu cũng tạ lễ cầu xin tổ tiên phù hộ cho toàn gia tránh được tai ương, những lúc loạn lạc. Làng xóm đang yên lành, làm ăn khoẻ mạnh, bỗng nhiên nạn dịch ập đến, cướp đi sinh mạng con người, con cháu cũng xin với tổ tiên che chở để tránh khỏi căn bệnh hiếm nghèo…

chap ngoNhìn chung, trong tâm khảm người Việt Nam luôn luôn tin tương ở sự phù hộ của tố tiên, ông bà, cha mẹ và tin là có sự hiện diện của họ quanh mình, nên mọi việc tốt, xấu xảy ra liên quan đến cuộc sống gia đình, con cháu đều cáo gia tiên

Lễ vật khi làm lễ cúng

Lễ vật dùng để dâng cúng gia tiên nhất thiết phải thanh khiết và dành riêng, không có bất kỳ người con cháu nào được đụng đến. cỗ bàn nấu nướng xong, trước tiên phải đem cúng gia tiên trước, sau đó con cháu mới được ăn. Trong trường hợp, gia trưởng chưa kịp làm lỗ cúng vì mâm cỗ nhiều món nấu, chưa chuẩn bị xong, thì món nào đã nấu xong phải múc để dành riêng cho việc cúng tê. Cũng giống như khi ông bà, cha mẹ còn sông, ông bà cha mẹ chưa cầm đũa thì con cháu cũng chưa được cầm đũa. Nghĩa là cha mẹ, ông bà chưa ăn thì con cháu cũng chưa được ăn.

Ngay cả khi có hoa quả đầu mùa, những đứa con hiếu thảo trước khi mua ăn bao giờ cũng nghĩ đên việc mua đế thắp hương cúng vái các cụ cũng như hàng năm vào vụ cơm mới, con cháu đều có lễ để cúng vái tổ tiên.

Trong vườn nhà có cây ăn quả, khi được lứa quả chín đầu tiên, gia chủ sẽ hái vào để thắp hương các cụ rước. Khi gia đình có chuyện vui dựng vỢ gả chồng cho con cái, xây nhà mới, hay nhiều lúc chỉ là việc lát gạch Hân, sửa lại nội thất trong nhà, con cháu cũng nên sắm lớ thắp hương cho ông bà tổ tiên, báo cáo với các cụ những việc mình sẽ làm.

Thực ra trước cúng sau ăn, lễ bái không mất đi bao giò, con cháu nhớ đến tổ tiên thì cúng. Thường xuyên l úng bái là cách để tỏ lòng hiếu thảo của mình đổì với người đã khuất, ắt linh hồn các cụ sẽ vui mừng. Và rung là dịp họ hàng con cháu gặp nhau, sau những ngày tháng bận rộn với miếng cơm manh áo, chưa có dịp gặp nhau, và cũng là dịp trao đổi vối nhau những niềm vui nỗi nhớ và những điều trước đây chưa hiểu. Dây là dịp giãi bày có sự chứng giám của vong hồn các
cụ.

Nghi lễ cúng cáo

Việc cúng bái tổ tiên bao giờ cũng do gia trưởng làm chủ lễ. Mỗi lần cúng lễ, dù ít dù nhiều bao giờ cũng có «lổ lễ. Thông thường đồ lễ gồm trầu, rượu, hoa quả (mùa nào thức nấy) vàng hương và nưỏc lạnh. Trong trường hợp khẩn cấp, đêm hôm khuya khoắt cần phải cáo lễ, dồ lễ có thế giảm đến mức tôi thiểu, chỉ cần một chén nước lạnh, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Cốt là ỏ lòng thành.

Tùy theo hoàn cảnh gia đình chủ giàu nghèo, và tùy tính chất quy mô của từng buổi lễ, mà đồ lễ có thổ gồm thiều thứ như: xôi chè, oản, chuôi hoặc cỗ mặn…, có khi thêm cả hàng mã…

Đồ lễ được sắm đầy đủ đã đặt sẵn lên bàn thờ, gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương cắm vào bál bình hương, rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn.

Trước bàn thờ tổ, gia trưởng kính cẩn phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, cùng với chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.

Ngày xưa văn khấn các cụ thường dùng chữ nho, nhưng trong dân gian vẫn có người dùng chữ Nôm, nhất là đốì với những gia đình vị trưởng lão đã qua đời, các con nhỏ chưa biết khấn vái, việc khấn vái trong gia đình do người phụ nữ có tuổi phụ trách. Theo quan niệm của người xưa thì tất cả các nghi lễ đều cấm đàn bà tham gia cúng lễ, nhưng trong hoàn cảnh một sô’ gia đình như chồng đi làm ăn xa hay đã qua đời, thường thì người vợ sẽ đảm đương việc khấn cúng thay con cháu còn nhỏ.

Trước khi khấn phải vái ba vái. Sau khi khấn xong gia trưởng lễ bốn lễ thêm ba vái, ta gọi là bốn lễ . Cần nhố rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Cũng có gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm, nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm uy nghi. Hương thăp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp sô nén hương theo số lẻ Do không biết chữ Hán, nên văn khấn dùng chữ Nôm để tránh nhầm lẫn ngữ nghĩa chữ nọ chữ kia, hoặc (loạn khấn trước đưa ra sau, làm mất ý nghĩa của văn khấn.

Đặc biệt từ sau khi thực dân Pháp sang đô hộ nước ta, chữ quốc ngữ được dùng rộng rãi thay thế chữ Hán và nhất là từ ngày Cách mạng Tháng 8 thành công 1945, hầu hết việc khấn vái dân ta đều dùng tiếng Việt t hay cho chữ Hán. Nói chung, văn khấn bao gồm một số nội dung bắt buộc như nói rõ ngày tháng làm lễ, lý de lễ tạ, ai là người đứng ra lễ tạ, ghi rõ họ tên tuổi, nơi sinh, trú quán, đồng thòi liệt kê lễ vật và cuối cùng là lòi đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến.

Sau khi gia trưởng khấn lễ xong, con cháu trong gia đình (trừ trẻ nhỏ) cũng lần lượt theo thứ bậc tỏi lễ trước bàn thờ bốn lễ rưỡi. Nhưng thường ở những ngày giỗ chạp mọi người trong gia đình mới yêu cầu lễ đủ, ngoài ra chỉ cần gia chủ khấn lễ là được. Ngày nay tại các I hành thị, trong lễ bái có phần đơn giản hóa như người la lấy vái thay lễ. Trước khi khấn vái ba vái ngắn. Khấn xong, vái thêm 4 vái dài và ba vái ngắn thay cho hôn lễ rưỡi.

Tóm lại, trong việc cầu cúng lễ bái tổ tiên lòng thành kính phải để lên hàng đầu. Trong lòng mình nghĩ như thế nào quỷ thần đều biết rõ. Việc cúng bái mà xúc phạm đến tổ tiên là thiếu sự hiếu thảo.