Khám phá công dụng tuyệt vời của cùi dừa non
Dừa là một loại cây trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhắc tới dừa, thường chúng ta sẽ liên tưởng tới kẹo dừa, dầu dừa,… Phần cùi dừa non chứa nhiều chất dinh dưỡng được dùng để nấu ăn và chế biến các món chè thơm ngon. Vậy ăn cùi dừa non có béo không? Lượng calo trong cùi dừa là bao nhiêu? Xin mời các bạn theo dõi bài viết sau để biết đáp án nhé.
Thông tin về hàm lượng chất dinh dưỡng trong cùi dừa non
Nếu muốn biết thực hư ăn cơm dừa non có tốt không, chúng ta cần tìm hiểu về hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong cùi dừa. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong 100g cùi dừa non có chứa:
-
29,7gr chất béo bão hòa
-
33,49gr chất béo
-
9gr chất xơ
-
1.43gr chất béo không bão hòa đơn
-
0,37gr chất béo không bão hòa đa
-
15,23gr cacbonhidrat
-
3,3gr chất đạm
-
6,23gr đường
Trong cùi dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe
Ngoài ra trong cùi dừa non còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: vitamin B6, vitamin C, Folate, canxi, sắt, magie,…
Ăn cùi dừa non có béo không?
Trong 100 gram cùi dừa non có chứa 40calo. Vì vậy, nếu muốn giữ vóc dáng cân đối, xinh đẹp thì nên hạn chế ăn cùi dừa. Bởi trong cùi dừa có chứa hàm lượng acid béo no lớn. Nếu ăn nhiều cơm dừa dễ gây đầy bụng và tăng cân nhanh chóng. Do đó, nên sử dụng một cách hợp lý chứ không nên ăn liên tục quá nhiều.
Ngoài ra nếu muốn ăn cùi dừa mà không sợ bị tăng cân, bạn cần kiểm soát được lượng calo hấp thụ trong ngày bằng cách cân bằng các loại thực phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao để giảm lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.
Những công dụng nổi bật của cùi dừa
Làm đẹp
Một trong những công dụng nổi bật của việc ăn cơm dừa non là giúp da trở nên căng mịn, giảm thiểu nhanh chóng các dấu hiệu lão hóa da. Ngoài ra, bạn có thể lấy cơm dừa thoa lên mặt để dưỡng ẩm cho da. Dầu dừa thoa thường xuyên lên tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe và suôn mượt.
Bổ sung chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa
Trong cùi dừa non cũng có chứa rất nhiều chất xơ. Vì vậy ăn cùi dừa sẽ thúc đẩy hoạt động của quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cũng giúp bạn phòng ngừa các căn bệnh về: táo bón, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,…
Cùi dừa non có tác dụng gì?
Phòng ngừa bệnh tim mạch
Chất xơ có trong cùi dừa sẽ giúp loại bỏ bớt những cholesterol xấu trong cơ thể. Chúng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm về tăng huyết áp và tim mạch. Chính vì vậy những người đang mắc những bệnh này nên bổ sung thêm cơm dừa vào thực đơn hàng ngày.
Tăng cường chức năng tuần hoàn của não bộ
Các dưỡng chất có trong dầu dừa giúp cải thiện hoạt động của não bộ, giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ và nhồi máu não.
Các món ăn hấp dẫn chế biến từ cơm dừa non
Có nhiều chị em thắc mắc cùi dừa non làm món gì thì ngon? Xin bật mí rằng với cùi dừa, bạn có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn. Hãy cùng theo chân chúng tôi khám phá những món ăn này nhé.
Mứt dừa non
Ngày Tết đang sắp đến gần, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn tự tay chuẩn bị món mứt dừa non cho cả gia đình nhâm nhi. Nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn này gồm có:
-
1kg dừa non
-
0,5kg đường trắng
-
Sữa tươi (hoặc sữa đặc)
-
Trà xanh, cacao, lá dứa, củ dền… để tạo màu
Mứt dừa non đẹp mắt thơm ngon cho ngày Tết sum vầy
Bước 1: Gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài cơm dừa, thái thành từng sợi dài. Chú ý, bạn không nên xắt thành các sợi quá mỏng dễ bị nát trong quá trình sên mứt.
Bước 2: Rửa phần dừa đã xắt với nước để loại bỏ lớp dầu dừa và chất bẩn bám bên ngoài. Thực hiện công đoạn này đến khi nào nước trong là đạt yêu cầu. Sau đó, đợi cho các sợi dừa ráo nước thì mới bắt đầu tiến hành sên mứt.
Bước 3: Bật bếp, cho hỗn hợp đường và sữa tươi vào chảo đun lửa nhỏ. Đợi đến khi nào đường tan hết, bắt đầu cho cơm dừa non vào sên. Khi thấy nước đường trong chảo sền sệt thì hạ lửa nhỏ. Đảo thật nhanh tay để tạo lớp phấn bám trên các sợi dừa. Sên chừng 10- 15 phút tới khi sợi dừa khô và dẻo là bạn đã hoàn thành.
Chè dừa non
Để làm món chè dừa non độc đáo này, bạn cần chuẩn bị sẵn những nguyên liệu sau:
-
3 quả dừa non
-
Đường mơ liều lượng tuỳ khẩu vị
-
0,6L nước dừa tươi
-
Nước cốt dừa
-
Lá dứa
Bước 1: Ngâm bột báng trong nước khoảng 15 phút sau đó rửa lại. Cho bột vào xoong đun với lửa vừa. Chú ý dùng đũa khuấy đều để bột không bị bám dưới đáy nồi. Luộc đến khi chín thì vớt ra ngoài và rửa lại với nước sạch.
Bước 2: Phần dừa non: bổ làm đôi, đổ nước dừa tươi ra một tô lớn. Dùng thìa nạo phần cơm dừa non. Nhớ dùng dao gọt sạch phần vỏ nâu còn bám trên bề mặt. Sau đó, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Đổ nước dừa tươi vào nồi cùng với đường và cùi dừa đã cắt sẵn. Đun sôi tầm 5 phút thì cho thêm bột báng, nước cốt dừa và lá dứa vào cùng. Đợi nồi chè sôi lại chừng 2 phút thì tắt bếp.
Món chè này ngon nhất khi ăn lạnh cùng đá bào. Cho thêm thạch và trân châu ăn chung nữa sẽ rất ngon.
Rau câu dừa
Đây là một món tráng miệng vừa thơm ngon lại dễ làm. Nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị gồm có:
-
0,6L nước dừa tươi
-
Đường phèn hay đường mơ liều lượng tuỳ khẩu vị
-
Bột rau câu
-
Dừa non thái sợi: ⅓ chén
-
Muối : ⅕ muỗng cà phê
Thạch dừa non giòn dai ăn mãi không ngán
Bước 1: Đem hòa tan hỗn hợp gồm: bột rau câu, đường và muối cùng nước dừa tươi. Sau đó bắc lên bếp đun lửa nhỏ. Dùng đũa khuấy đều cho phần bột rau câu tan hết. Đun đến khi thạch có màu trong thì tắt bếp.
Bước 2: Chuẩn bị sẵn khuôn để đổ thạch. Cho dừa non đã thái sợi vào trong khuôn rồi đổ thạch vào.
Bước 3: Để thạch trong ngăn mát khoảng vài tiếng là có thể lấy ra để thưởng thức.
Qua bài viết trên đây, các bạn đã có thêm cho mình nhiều kiến thức mới về cùi dừa non. Từ đó, biết dùng cùi dừa đúng cách để phát huy những công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm này. Đồng thời, hạn chế ăn cùi dừa quá nhiều để tránh tình trạng tăng cân.