Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài
Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài: Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp trong nước đang có ý định liên doanh , hợp tác với các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài, nước ngoài. Để làm điều đó các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm vững những khái niệm và đặc điểm của công ty liên doanh cũng như doanh nghiệp liên doanh hiện nay theo luật hiện hành. Tư vấn Minh Anh là đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Tư vấn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cũng như cung cấp dịch vụ thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, chúng tôi xin được thông tin về khái niệm và một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh để các công ty, doanh nghiệp nắm rõ hình thức doanh nghiệp này.
Ngày 7-11-2006 Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007. Điều đó đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp vươn tầm hoạt động và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp ngoài nước. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta.
Vậy thế nào là doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Viêt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Về mặt hình thức: Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. (Để xin giấy phép đầu tư quý khách tham khảo bài viết Dịch vụ xin giấy phép đầu tư tại website luatminhanh.vn).
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Về Vốn: Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng cơ sở, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án cây trồng, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế – xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Nhìn chung hình thức doanh nghiệp thực sự đem lại nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư việt nam. Đối với các nhà đầu tư việt nam, khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, ngoài việc được phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại, phong cách và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường kinh doanh, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác: Hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng có sự bất lợi là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa các bên hoàn toàn khác nhau không chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán, phong cách kinh doanh, do vậy có thể phát sinh những mâu thuẫn không dễ gì giải quyết.
Để tìm hiểu thêm các vấn đề về thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Rate this post