Internet of Things (IoT) là gì? Những ứng dụng quan trọng của IoT trong cuộc sống
Xã hội hiện đại ngày nay được vận hành dựa trên sự kết nối nhanh chóng, toàn diện về mọi mặt, trong đó, Internet of Things (IoT) chính là nhân tố vô cùng quan trọng tạo ra sợi dây liên kết vô hình đó. Vậy khái niệm Internet of Things là gì và chúng có ứng dụng, vai trò như thế nào?
Nội Dung Chính
Định nghĩa về Internet of Things (IoT)
Internet of Things (IoT) nghĩa là Internet vạn vật. Internet vạn vật chính là quá trình kết nối giữa hàng triệu, hàng trăm triệu thậm chí là hàng tỷ những thiết bị điện tử vật lý thông qua hệ thống mạng Internet.
Với sự hỗ trợ đắc lực của chip máy tính và mạng viễn thông không dây, những thiết bị có sự liên quan đến Internet vạn vật đều có khả năng chia sẻ và thu thập các dữ liệu thông tin. Internet vạn vật bao hàm tất cả những sự vật từ lớn cho đến rất nhỏ như: máy bay, tàu điện ngầm, tàu vũ trụ hay chỉ đơn giản là một viên thuốc.
Đây được xem là tâm điểm đóng vai trò đặc biệt quan trọng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Sự ra đời của Internet vạn vật đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt từ các thức làm việc, phương thức vận hành của nhiều hệ thống cho đến lối sống của con người.
Internet vạn vật có khả năng kích thích thúc đẩy cho quá trình “thông minh kỹ thuật số” cho các loại thiết bị thụ động, giúp cho chúng có thể thực hiện việc giao tiếp với nhau mà không cần đến sự hỗ trợ, điều khiển của con người.
Do đó, Internet vạn vật đã và đang góp phần khiến cho mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta trở nên thông minh hơn, phản ứng nhanh, nhạy bén hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp làm xóa nhòa khoảng cách giữa vũ trụ vật chất và không gian kỹ thuật số.
Internet vạn vật chính là quá trình kết nối giữa các thiết bị vật lý qua mạng
Lịch sử hình thành của Internet of Things (IoT)
Internet vạn vật bắt nguồn từ cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Thuật ngữ này được chính thức gọi tên bởi Kelvin Ashton – ông là một trong những nhà sáng lập điều hành Trung tâm Auto-ID tại MIT vào thời điểm năm 1999.
Mục tiêu của Ashton là có thể đem RFID (Radio frequency ID) – một loại thiết bị có chức năng nhận dạng qua sóng vô tuyến đến gần hơn với những người dùng. Nhà sáng lập này đã đặt tên cho phần thuyết trình của mình đó là “Internet of Things” để phù hợp nhất với xu thế của thời đại mới.
Ngoài ra, quyển sách “When Things Start to Think” của tác giả Gershenfeld cũng đã từng đề cập đến Internet vạn vật. Tuy sự đề cập về thuật ngữ này không quá chi tiết rõ ràng, nhưng phần nào giúp cho người đọc chúng ta có thể hình dung được sự phát triển mạnh mẽ, rộng rãi của Internet vạn vật.
Cấu trúc của hệ thống Internet vạn vật
Với một hệ thống Internet vạn vật sẽ bao gồm có 4 thành phần chính đó là các thiết bị vật lý (Things), trạm kết nối (Gateways), cơ sở hạ tầng mạng (Network and Cloud) và bộ vi phân tích và xử lý thông tin dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).
Những cảm biến sẽ có nhiệm vụ xác định, cảm nhận những tín hiệu từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng,… và từ đó chuyển hóa chúng thành những dạng dữ liệu ở trong môi trường mạng Internet.
Sau đó những tín hiệu này sẽ được xử lý một cách nhanh chóng và đưa ra những sự thay đổi hợp lý theo ý muốn của người tiêu dùng. Hiện nay Internet vạn vật thường được ứng dụng thông qua những ứng dụng phần mềm trên điện thoại hay ở trên máy tính,…
Ưu điểm và nhược điểm của IoT
Hệ thống Internet vạn vật có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
-
Truy cập trường dữ liệu thông tin vào mọi lúc, mọi nơi ở trên mọi thiết bị.
-
Cải thiện nhanh chóng việc thực hiện giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối ở trong hệ thống
-
Chuyển dữ liệu thông qua mạng Internet giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, tiền bạc.
-
Tự động hóa những nhiệm vụ giúp cải thiện tối đa chất lượng các dịch vụ của đơn vị doanh nghiệp.
Nhược điểm
-
Khi nhiều thiết bị điện tử được kết nối với nhau và nhiều thông tin dữ liệu được chia sẻ giữa các thiết bị, thì các hacker có thể xâm nhập vào hệ thống để lấy cắp thông tin bí mật gây tác động xấu đến các đơn vị, tổ chức.
-
Các doanh nghiệp có thể sẽ phải đối phó với một số lượng lớn các thiết bị IoT và việc tìm kiếm, thu thập và giám sát, quản lý dữ liệu từ những thiết bị đó sẽ là một thách thức rất lớn.
-
Nếu như có lỗi ở trong hệ thống, có khả năng tất cả mọi thiết bị được kết nối đều sẽ gặp sự cố và bị hỏng.
-
Vì không có một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cụ thể về khả năng tương thích cho IoT, nên rất khó để cho các thiết bị từ các đơn vị, nhà sản xuất khác nhau có thể thực sự kết nối giao tiếp được với nhau.
IoT giúp việc truy cập thông tin một cách đơn giản
Vai trò của Internet of Things (IoT)
Internet of Things (IoT) có những vai trò cụ thể như sau:
Đối với người tiêu dùng
Internet vạn vật sở hữu khả năng thúc đẩy, cải thiện chất lượng sống của con người lên mức cao hơn. Những sản phẩm thiết bị vật lý được hỗ trợ bởi IoT sẽ mở ra một lối sống thoải mái, tiện nghi, thông minh, dễ chịu và vô cùng năng động, hiện đại. Nền tảng này sẽ cung cấp cho những người dùng một không gian sống thoải mái lý tưởng, một môi trường làm việc hiệu quả, cao hơn như:
-
Văn phòng làm việc và những tòa nhà thông minh
-
Máy điều hòa có thể tự động điều chỉnh được nhiệt độ tăng hay giảm khi có hoặc không có người ở trong nhà
-
Hệ thống giám sát an ninh nhà ở có thể giúp giám sát tất cả những gì đang diễn ra bên ngoài
-
Speaker thông minh có chế độ bật/tắt nhạc nhanh chóng, dễ dàng hơn
-
Bóng đèn thông minh có khả năng tự động thay đổi, điều chỉnh độ sáng
…
Bên cạnh đó, nhờ có những hệ thống cảm biến, người dùng giờ đây có thể khám phá được chất lượng thực tế của môi trường sống ở xung quanh mình. Ngoài ra, người dùng còn có thể được tham gia vào việc xây dựng và quản lý giám sát không gian cộng đồng với những chiếc xe hơi không có người lái và thành phố thông minh.
IoT có vai trò quan trọng với doanh nghiệp và cá nhân trong cuộc sống hiện đại
Đối với đơn vị doanh nghiệp
Internet vạn vật cho phép các đơn vị doanh nghiệp có thể lưu trữ được khối lượng lớn những thông tin dữ liệu về các sản phẩm của mình. Đồng thời, người dùng cũng còn có thể tùy chỉnh nhanh chóng, dễ dàng quyền truy cập phù hợp với từng phòng ban, bộ phận của đơn vị doanh nghiệp mình.
Trong lĩnh vực sản xuất, các thiết bị cảm biết sẽ được tích hợp vào trong quy trình vận hành hoạt động. Điều này có thể giúp cho những người quản lý kiểm soát và giám sát việc dữ liệu vận hành một cách đơn giản, hiệu quả.
Với giải pháp này, người dùng còn có thể phát hiện ra được những vấn đề phát sinh, rủi ro trong các hoạt động sản xuất một cách dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng. Nhờ đó, việc xử lý, sửa chữa, khắc phục, lỗi có thể diễn ra đơn giản, thuận tiện hơn.
Internet of Things (IoT) cung cấp các thông tin dữ liệu một cách chính xác được triển khai diễn ra ở trong thời gian thực. Vì vậy, doanh nghiệp hiện có thể kiểm soát, giám sát và khắc phục được mọi vấn đề rủi ro trước khi chúng thực sự sẽ xảy ra. Đối với các đơn vị doanh nghiệp, Internet vạn vật có vai trò quan trọng trong:
-
Lĩnh vực cảm biến hoạt động trong nhà máy phát điện hoặc là những thiết bị định vị hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
-
Lĩnh vực công nghiệp, thi công xây dựng và phát triển môi trường sống của con người ví dụ như: hệ thống giám sát an ninh, hệ thống bóng đèn thông minh, máy điều hòa nhiệt độ, không khí tự động,…
Ứng dụng của Internet vạn vật trong đời sống
Ngành chế tạo
Internet vạn vật tạo ra những hệ thống cảm biến hiệu quả giúp cho những người quản lý có thể phát hiện ra những sự cố sắp có thể xảy ra ở trong một quy trình sản xuất. Hệ thống cảm biến này có thể tạo ra những báo động khi dây chuyền sản xuất gặp phải vấn đề trục trặc giúp cho người dùng có thể nhanh chóng kiểm tra được độ ổn định của các thiết bị, thậm chí là loại bỏ nhanh chóng những thiết bị này cho đến khi chúng có thể được thay mới hoặc sửa chữa xong.
Với sự hỗ trợ hiệu quả của Internet vạn vật, các đơn vị doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động, cải thiện tối đa việc giám sát, quản lý hiệu suất tài sản.
Ngành vận tải
Dữ liệu cảm biến của Internet vạn vật có thể giúp cho các phương tiện giao thông vận chuyển định tuyến lại dựa vào hoàn cảnh, điều kiện thời tiết thực tế, tình trạng sức khỏe của tài xế. Những mặt hàng thực phẩm vận chuyển bằng phương tiện giao thông rất nhạy cảm với nhiệt độ cũng sẽ được điều chỉnh một cách hiệu quả, dễ dàng thông qua những ứng dụng thông minh về việc giám sát Internet vạn vật.
IoT có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Bán lẻ
Những doanh nghiệp bán lẻ được hỗ trợ về việc quản lý, giám sát hàng tồn kho khi ứng dụng vào hệ thống Internet vạn vật. Việc này sẽ giúp cho bạn có thể tăng cao tối đa những trải nghiệm của khách hàng, giảm thiểu tối đa các chi phí vận hành hoạt động và cải thiện tối ưu về chuỗi cung ứng.
Ngành ô tô
Khi áp dụng Internet vạn vật vào trong hệ thống dây chuyền sản xuất, bộ cảm biến sẽ làm nhiệm vụ phát hiện những vấn đề sắp có thể xảy ra khi các phương tiện đang di chuyển lưu thông ở trên đường. Chúng sẽ tạo ra những cảnh báo cho người lái xe, tránh việc xảy ra tai nạn.
Ngoài ra, thông qua những thông tin dữ liệu được thu thập bởi các ứng dụng Internet vạn vật, các nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh được những hoạt động và hiệu suất làm việc của chiếc ô tô, tạo ra được những dòng sản phẩm phù hợp hoàn toàn với tiêu chí, mong muốn của người tiêu dùng.
Y tế
Internet vạn vật đã đem đến rất nhiều những giá trị vô cùng thiết thực đối với lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Giải pháp này giúp cho các nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện có thể quản lý và kiểm soát hồ sơ, thông tin của bệnh nhân một cách hiệu quả. Đồng thời, các ứng dụng Internet vạn vật cũng còn hỗ trợ giám sát máy móc, tài sản, kiểm kê tài chính trong mỗi khoa của bệnh viện.
Internet of Things (IoT) có những sự đóng góp to lớn đối với cuộc sống con người và các doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sống, hiệu suất công việc. Chính vì thế đây là xu hướng không thể thiếu trong thời đại mới.