iềm Năng Phát Triển Mạnh Mẽ Của Thương Mại Điện Tử B2B
Sự phát triển vượt trội của thương mại điện tử B2B trên thế giới và cả Việt Nam hiện nay, đã mở ra một cơ hội chưa từng có cho các nhà kinh doanh tham gia vào cuộc chơi này. Đông Nam Á đang có khoảng hơn 300 triệu người dùng số, chiếm gần 80% dân số khu vực. Số lượng cài đặt ứng dụng TMĐT tăng 18% so với cùng kì năm ngoái. Đây chính là khu vực tiềm năng cho các doanh nghiệp TMĐT phát triển cho những năm tới! Hãy cùng tìm hiểu những thống kê mới nhất và phân tích những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hiện nay.
Nội Dung Chính
1. Thương mại điện tử và những con số
Theo báo cáo của ORO Commerce:
-
Chỉ 15% các giám đốc điều hành triển khai chiến lược truyền thông số, trong khi tới 90% các nhà điều hành đồng ý rằng việc số hoá thương mại ảnh hưởng lớn tới nền công nghiệp của họ.
-
94% khách hàng B2B tìm kiếm online trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
-
71% khách hàng B2B chọn hạn chế tương tác với nhân viên bán hàng.
-
70% người đưa ra quyết định trong mô hình B2B ngày nay là millennials (người trẻ độ tuổi 22 đến 38 tuổi), cởi mở với thương mại điện tử.
86% khách hàng B2B ưu tiên việc mua sản phẩm thay thế sử dụng các công cụ tự động thay vì nói chuyện với người đại diện bán hàng.
2. Cơ hội phát triển cho doanh nghiệp B2B
Theo dự báo của hãng nghiên cứu Forrester, thị trường B2B sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ USD và chiếm 13,1% tổng doanh số B2B ở Mỹ vào năm 2021. Thương mại điện tử B2B được cho là có quy mô thị trường lớn gấp đôi B2C. Tương tự như những gì đã xảy ra với B2C vài năm trước, hiện nay, nhiều đơn hàng B2B đang chuyển dần sang trực tuyến.
Trong đó, ngành sản xuất và bán buôn chính là hai ngành tạo ra sự tăng trưởng vượt trội cho thị trường B2B. Thực tế cho thấy, việc vẫn vận hành theo cách truyền thống đã làm chậm đi đà phát triển đáng ra phải có của ngành. Trong khi thương mại điện tử B2C đã phát triển tới mức trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống ngày nay, thương mại điện tử B2B vẫn đang ở bước chập chững và còn nhiều cơ hội để khai phá. Người mua và người bán trong mô hình thương mại điện tử B2B đang mong muốn có những trải nghiệm quy trình mua hàng tốt hơn, được hưởng những lợi ích của mua hàng trực tuyến mà từ lâu mô hình thương mại điện tử B2C đã mang lại.
3. Thương mại điện tử ĐNA – những kết quả ấn tượng
Theo báo cáo của Adjust đã có hơn 160 triệu lượt mở từ 5500 ứng dụng. Số tiền người dùng cho ứng dụng lên đến 65 tỷ USD. Trong đó, thị trường Đông Nam Á đang dẫn đầu phân khúc TMĐT.
Tại Đông Nám Á, số lượng cài đặt ứng dụng tăng 18% so với cùng kì năm ngoài (2020). TMĐT ngành bán lẻ của ĐNA đa vượt cả Trung Quốc và Ấn Độ.
TMĐT ước tính đã có thêm 70 triệu người dùng trong đại dịch, tác động của đại dịch đã có ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen mua hàng của người tiêu dùng, cũng như xu hướng thời đại cũng đã tác động lên mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp dần chuyển mình, tham gia khai thác thị trường TMĐT đang rộng mở. Theo ông Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) cho biết, dịch Covid-19 làm tiến độ phát triển ứng dụng cho thương mại điện tử từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến 2025.
4. Thực trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tận dụng TMĐT như thế nào?
Thực trạng tình hình thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam đã có quy mô lên tới 5 tỷ vào năm ngoái, với tốc độ tăng trưởng 81%, nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây của Việt Nam (theo thống kê của Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phát hành).
Với sự bùng nổ của Internet, lực lượng lao động ngày càng trẻ và am hiểu công nghệ, cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất tại Việt Nam đã giúp việc ứng dụng thương mại điện tử tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng phổ biến.
Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia đến từ Alibaba.com và Amazon, chỉ có 30% trong số hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bắt đầu việc bán hàng toàn cầu thông qua các kênh trực tuyến và chỉ 11% đã đăng ký trên các nền tảng thương mại điện tử.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, dự báo thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng lên mức 3.300 tỷ USD trong 2 năm tới. Do đó, xuất khẩu qua môi trường này là xu thế tất yếu và cũng là phương thức nhanh nhất giúp doanh nghiệp có được đơn hàng.
Ở thời điểm hiện tại, mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn còn những khoảng hổng để có thể cải thiện và phát triển hơn nữa, bởi tính tới nay, thương mại điện tử B2B ở Việt Nam chưa thực sự tạo được sự đột phá đối với nền kinh tế nước nhà. Để tận dụng được cơ hội phát triển trên nền tảng thương mại điện tử B2B, các doanh nghiệp đã và đang có mong muốn phát triển theo xu hướng này cần phải có những chiến lược, hướng đi đột phá hơn các chiến lược kinh doanh truyền thống.
>> Tìm hiểu ngay về ứng dụng di động (Business App) giải pháp đột pháp trong số hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp chưa từng có kinh nghiệm trên nền tảng thương mại điện tử, bước đầu có thể sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực của công ty để có thể thành công đưa doanh nghiệp thâm nhập vào mảng thương mại điện tử.
Chính vì vậy để tiết kiệm thời gian và chi phí trong ứng dụng số hóa vào trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình, Hãy liên hệ ngay với Abaha để được tư vấn chi tiết hơn tại đây!
ABAHA – Nền tảng TMĐT trên Mobile App giúp doanh nghiệp trong: Xây kênh phân phối – CTV – Đại lý – CSKH – Dropship – Affiliate.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay:
Fanpage: Abaha
Zalo: Abaha Việt Nam
Hotline: 092 721 72 27