Hypermarket là gì? Hypermarket ở Việt Nam | Brade Mar

Hypermarket hay đại siêu thị là một mô hình bán lẻ có thể coi là rất phổ biến tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về Hypermarket là gì cũng như ví dụ một số thương hiệu Hypermarket ở Việt Nam.

1. Hypermarket là gì?

Đại siêu thị (Hypermarket), hay còn được gọi là Hyperstore, Supercentre hoặc Superstore, là loại cửa hàng lớn (Big-box Store), thường kết hợp bởi một siêu thị (Supermarket) và một cửa hàng bách hóa (Department Store). Chi phí vận hành thấp, tỷ suất lợi nhuận thấp so với các hình thức bán lẻ khác, một đại siêu thị được coi là “một điểm bán kết hợp giữa siêu thị và cửa hàng giảm giá, rộng ít nhất 19,000m2, bán các sản phẩm giá thấp.”

Như đã nói, đại siêu thị thường tập trung bán hàng giả rẻ hơn siêu thị (Supermarket) với khối lượng mặt hàng FMCG lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt nữa so với Supermarket đó là Hypermarkets thường không trang trí lộng lẫy vào các dịp lễ lớn, mục tiêu chính của họ là bán các mặt hàng giảm giá chứ không cố thu hút khách, cầu kỳ về mặt hình ảnh như Supermarket. Ở Việt Nam, Hypermarkets điển hình có thể kể đến là BigC (đã được đổi tên thành GO).

Đại siêu thị thường tập trung bán hàng giả rẻ hơn siêu thị (Supermarket) với khối lượng mặt hàng FMCG lớn hơn rất nhiều

2. Phân biệt Hypermarket với Department Store, Supermarket và Shopping Mall

  • Department Stores (Cửa hàng bách hóa): Thường là một cửa hàng rất lớn trong Shopping Mall, phân chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực bán chuyên 1 loại sản phẩm. Cũng có khi Department Stores nằm riêng biệt, mở rộng thành 1 tòa nhà giống Shopping Mall, lớn hơn cả Supermarket. Ở Việt Nam, Department Stores điển hình có thể kể đến là Parkson (mở rộng giống một Shopping Mall).
  • Supermarket (Siêu thị): Là một loại hình bán lẻ thường lớn hơn Department Stores (cũng có khi bé hơn Department Stores), cung cấp đa dạng đủ loại sản phẩm, đa dạng. Có thể coi đây là một cửa hàng tạp hóa lớn. Ở Việt Nam, Supermarket điển hình có thể kể đến là Vinmart.
  • Hypermarkets (Đại siêu thị): Lớn hơn Supermarket, về cơ bản nó bao gồm cả Department Store và Supermarket. Ở đây thường tập trung bán hàng giả rẻ hơn Supermarket với khối lượng mặt hàng FMCG lớn hơn rất nhiều. Điểm khác biệt nữa so với Supermarket đó là Hypermarkets thường không trang trí lộng lẫy vào các dịp lễ lớn, mục tiêu chính của họ là bán các mặt hàng giảm giá chứ không cố thu hút khách, cầu kỳ về mặt hình ảnh như Supermarket. Ở Việt Nam, Hypermarkets điển hình có thể kể đến là BigC (đã được đổi tên thành Go).
  • Shopping Mall (Trung tâm thương mại): Là một trung tâm mua sắm, có thể bao gồm 1 hoặc nhiều tòa nhà liền nhau, có thể chứa tất cả những loại hình cửa hàng như Department Stores, Supermarket hay Hypermarkets. Một số Shopping Mall tại Việt Nam nổi bật là Vincom Center, Saigon Square hay Parkson Plaza.

Đại siêu thị BigC sau khi đổi tên thương hiệu thành GO

3. Hypermarket ở Việt Nam

Ví dụ điển hình nhất về Hypermarket tại Việt Nam là đại siêu thị GO! (trước đây là BigC). Theo số liệu đến hết năm 2019 của Kantar Worldpanel, trong nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam, đại siêu thị Big C là thương hiệu hàng đầu về mức giá tốt và tính đa dạng hàng hóa. Với hệ thống siêu thị trải rộng khắp cả nước, đại siêu thị nằm trong các chuỗi bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua.

Trong suốt 22 năm hoạt động, đại siêu thị này luôn tập trung vào việc mang đến những đóng góp thực tiễn cho người tiêu dùng cũng như các nhà cung cấp, hộ nông dân địa phương, cũng như đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam nói chung. Cụ thể là các dự án sinh kế để giúp đỡ các hộ nông dân nhỏ.

Khoác lên mình “tấm áo mới”, GO! được ra đời và được xem như một bước chuyển mình với các cam kết về:

  • Đa dạng chủng loại sản phẩm hơn.
  • Không gian mua sắm hiện đại, thoải mái hơn với sự nâng cấp về chỗ đậu xe, chỗ ngồi nghỉ chân và các gian hàng tích hợp trong trung tâm thương mại.
  • Cơ sở vật chất được nâng cấp đến từng chi tiết nhỏ như xe đẩy, giỏ hàng, túi xách…
  • Phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Với tất cả những đổi mới trên, đại siêu thị vẫn luôn đảm bảo tiêu chí “Giá luôn luôn thấp“. Để đảm bảo tiêu chí về giá, đại siêu thị đã làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp trong và ngoài nước để mang đến các sản phẩm đa dạng với giá bình ổn và nhiều chương trình khuyến mãi tốt nhất cho khách hàng.

Bên cạnh đó, sản phẩm tại các quầy thực phẩm tươi sống, quầy trái cây, thực phẩm chế biến và quầy đông lạnh được sắp xếp thẩm mỹ, khoa học và hợp lý giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và di chuyển tiện lợi giữa các khu vực.

Xem thêm: Phân biệt 30 loại hình cửa hàng bán lẻ trong Trade Marketing

 

Brade Mar

5/5 – (4 bình chọn)