[HƯỚNG NGHIỆP] Học Đại học Mỏ địa chất ra làm gì?
Học Đại học Mỏ địa chất ra làm gì là một câu hỏi khá thường xuyên được gửi về Timviec365.vn. Học gì và làm gì vẫn luôn là một chủ đề nóng hổi xuyên suốt các mùa thi tuyển sinh cũng như các mùa tốt nghiệp THPT. Để làm rõ “điểm nóng” này cho bạn, mời bạn đọc xem cụ thể chi tiết những chia sẻ sau đây của Hạ Linh nhé!
1. Những điều bạn cần biết về Đại học Mỏ địa chất
Bao giờ cũng thế, đừng quá vội vàng trong vấn đề học gì và làm gì, mà tìm hiểu xem học ở đâu cho tốt cũng không kém phần quan trọng. Bởi cơ sở đào tạo chính là nền tảng vững chắc, yếu tố mấu chốt nhất cho sự nghiệp sau này của bạn có thuận lợi hay không. Vậy, trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi học Đại học mỏ địa chất ra làm gì, hãy cùng Hạ Linh tìm hiểu tổng quan về ngôi trường này đã nhé!
Những điều bạn cần biết về Đại học Mỏ địa chất
1.1. Thông tin tổng quan về trường học
Đại học mỏ địa chất là một cơ sở đào tạo đại học chính quy, trường công lập trực thuộc Bộ giáo dục đào tạo, được xây dựng vào tháng 8 năm 1966. Ngôi trường này có trụ sở chính tại miền Bắc (Hà Nội). Sau đó, với quá trình phát triển vô cùng mạnh mẽ, bề dày lịch sử lên đến 65 năm, trường đã mở rộng quy mô thêm 2 cơ sở phụ. Tại chi nhánh miền Bắc, trường chọn tỉnh Quảng Ninh, còn tại chi nhánh miền Nam, trường chọn tình Bà Rịa – Vũng Tàu.
Suốt hành trình nỗ lực, không ngừng cải tiến, thay đổi và điều chỉnh, Đại học Mỏ địa chất đã chứng minh được vị thế của mình thông qua những thành tựu , thành tích đáng nể về nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho quá trình phát triển nước nhà. Các danh hiệu, giải thưởng cao quý như: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng nhất, Huân chương lao động hạng nhất, Danh hiệu anh hùng lao động,… chính là minh chứng rõ nét nhất về một cái nhìn đáng nể của ngôi trường này.
1.2. Thông tin ngành học
Với sự cố gắng không ngừng trong công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó là công tác xây dựng, cải tiến chương trình giảng dạy, bổ sung các ngành nghề, lĩnh vực mới. Hiện nay, nếu chọn Đại học mỏ địa chất, bạn hãy cân nhắc các ngành học như sau:
-
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
-
Kỹ thuật điện – điện tử
-
Kỹ thuật cơ khí
-
Công nghệ thông tin
-
Kỹ thuật Dầu khí
-
Kỹ thuật Địa vật lý
-
Công nghệ kỹ thuật hóa học
-
Kỹ thuật địa chất
-
Quản trị kinh doanh
-
Kế toán
-
Kỹ thuật mỏ
-
Kỹ thuật tuyển khoáng
-
Kỹ thuật môi trường
-
Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
-
Quản lý đất đai
-
Kỹ thuật công trình xây dựng
1.3. Có nên học Đại học Mỏ địa chất hay không?
Ngoài câu hỏi học Đại học mỏ địa chất ra làm gì? Thì câu hỏi có nên học Đại học mỏ địa chất hay không cũng không kém phần thu hút sự quan tâm từ các sĩ tử. Như một số thông tin Hạ Linh đã cung cấp ở trên đây. Chúng ta có thể suy luận rằng, một ngôi trường có một bề dày lịch sử lớn như thế, với một chương trình đào tạo không những “khủng” mà còn đa dạng và phong phú. Bạn có thể đam mê học công nghệ thông tin nhưng năng lực của bạn không thể vào các trường top đầu đào tạo ngày này, bạn có thể chọn học Đại học mỏ địa chất, hay những ngành như kế toán,….
Với đội ngũ giáo viên, giảng viên hùng hậu với học vị cao từ bậc thạc sĩ (master), bao gồm cả những giảng viên cao cấp đến từ nước ngoài. Bạn sẽ được cung cấp những kiến thức vừa mang tính “hàn lâm”, vừa mang tính thực tiễn linh hoạt. Phương châm của Đại học mỏ địa chất là đào tạo và cung cấp cho nước nhà một nguồn lao động có chuyên môn, kiến thức và tay nghề cao. Chính vì vậy, trường luôn chú trọng kết hợp cung cấp kiến thức lý thuyết xen kẽ với những bài tập thực hành, nhằm tạo cơ hội nhiều nhất cho sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc và lĩnh vực hoạt động sau này.
Trên thực tế, chất lượng đầu ra của bạn có chuẩn và tốt hay không, phần nhỏ là xuất phát từ cách đào tạo của nơi bạn học, nhưng cũng phải khẳng định phần lớn là do năng lực tiếp thu cũng như độ siêng năng và chăm chỉ của bạn nữa. Chính vì vậy, Hạ Linh tin rằng, với sự nỗ lực, quyết tâm của bạn cùng với sự nâng đỡ từ một ngôi trường “chuẩn” như Đại học mỏ địa chất, bạn sẽ có những thành tựu và những bước đi đáng kể trong tương lai.
2. Học Đại học Mỏ địa chất ra làm gì?
Giờ đây khi đã tìm hiểu khái quát về ngôi trường này, chúng ta sẽ lập tức giải đáp học Đại học Mỏ địa chất ra làm gì nhé! Nội dung dưới đây, sẽ phân tích cơ hội nghề nghiệp cho từng chuyên ngành đang được đào tạo ở Đại học Mỏ địa chất.
Học Đại học Mỏ địa chất ra làm gì?
2.1. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật dầu khí
Đầu tiên phải kể đến ngành Kỹ thuật dầu khí – một trong những ngành học được ưa chuộng nhất của các bạn trẻ. Kỹ thuật dầu khí tại Đại học mỏ địa chất bao gồm các chuyên ngành phụ: khoan, khai thác dầu khí; khoan thăm dò, khảo sát; địa chất dầu khí và thiết bị dầu khí.
Sau khi được đào tạo chuyên ngành này tại trường, sinh viên tốt nghiệp sẽ có cơ hội tham gia làm việc tại nhiều đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dầu khi ở Việt Nam. Chẳng hạn như: Tổng Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh (JVPC, Vietsovpetro, Cửu Long JOC, Trường Sơn JOC, Petronas, Hoàn Vũ JOC, Hoàng Long JOC,…), các nhà máy lọc dầu như Nghi Sơn, Dung Quất,… các doanh nghiệp dầu khí đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế, Viện dầu khí, công ty xây lắp dầu khí. Thậm chí là làm việc tại các Sở, Bộ Khoa học và công nghệ,… Bên cạnh đó, nếu có thành tích và năng lực học tập nổi trội, bạn cũng có thể thử nghiệm với vai trò là giảng viên của chuyên ngành (major) này.
2.2. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật địa vật lý
Tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật vật lý tại Đại học mỏ địa chất, bạn cũng có thể làm việc tại các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam. Chẳng hạn như: Tổng Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh (JVPC, Vietsovpetro, Cửu Long JOC, Trường Sơn JOC, Petronas, Hoàn Vũ JOC, Hoàng Long JOC,…), các nhà máy lọc dầu như Nghi Sơn, Dung Quất,… các doanh nghiệp dầu khí đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế, Viện dầu khí, công ty xây lắp dầu khí. Thậm chí là làm việc tại các Sở, Bộ Khoa học và công nghệ…
2.3. Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học
Đây là một chuyên ngành đào tạo bằng cấp kỹ sư tại trường. Chính vì vậy sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành kỹ sư lọc – hóa dầu. Địa điểm bạn có thể làm việc đó là các liên doanh dầu khí, các doanh nghiệp, tổng công ty, tổ chức, tập đoàn lớn hoạt động ở lĩnh vực dầu khí trong và ngoài nước (PTSC, PVEP, TNK, PVN, BP, Baker Huge,…). Hay cũng có thể làm việc ở các ban quản lý dự án trong lĩnh vực công nghệ hóa học, lọc hóa dầu, môi trường,… các nhà máy lọc dầu như Nghi Sơn, Dung Quất,… các doanh nghiệp dầu khí đa quốc gia, các doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật dầu khí quốc tế, Viện dầu khí, Sở, Bộ Khoa học và công nghệ,… Bạn cũng có thể nghiên cứu để học lên các học hàm cao hơn để có cơ hội làm giảng viên ngành này nếu bạn muốn.
2.4. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật địa chất
Kỹ thuật địa chất bao gồm các ngành: địa chất, địa chất công trình, địa kỹ thuật, nguyên liệu khoáng, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Sau khi học xong ngành này, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, cơ quan hoạt động ở lĩnh vực điều tra, quản lý địa chất, chế biến, khai thác khoáng sản, trực thuộc các cơ quan: Sở, Bộ Tài nguyên và môi trường, Tổng cục Địa chất và khoáng sản VN, Các viện nghiên cứu KH&CN, các doanh nghiệp, tổ chức, công ty, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực thi công, thiết kế, khảo sát, về các hạ tầng, cơ sở, công trình về thủy lợi, giao thông,…
2.5. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ
Kỹ thuật trắc địa bản đồ bao gồm: chuyên ngành trắc địa, trắc địa mỏ – công trình, bản đồ, địa chính, trắc địa ảnh – viễn thám – hệ thông tin địa lý. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các đơn vị trực thuộc sự quản lý của Nhà nước như: Phòng, Sở, Bộ TN và MT, các trung tâm, văn phòng quỳ đất, nhà đất của các đơn vị cấp xã, quận, huyện, tỉnh. Làm cán bộ địa chính ở địa bàn nhỏ, làm tại các doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối dịch vụ đo đạc bản đồ, các doanh nghiệp xây dựng, thủy lợi, GTVT, các viện nghiên cứu KH và CN. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội thi tuyển vào Cục bản đồ thuộc Bộ tổng tham mưu.
2.6. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật mỏ
Kỹ thuật mỏ là học ngành khai thác mỏ. Ngành này học Đại học mỏ địa chất ra làm gì ư? Bạn sẽ có cơ hội đảm nhiệm các vai trò nghiên cứu, quản lý điều hành, thiết kế, tổ chức, thi công tại các công trình. Đồng thời làm việc tại các khu vực, công ty, doanh nghiệp, các viện, trung tâm, tập đoàn về mỏ, như lĩnh vực tư vấn, khảo sát, khai thác và thiết kế các mỏ. Hay bạn cũng có thể ứng tuyển vào Tập đoàn Than – Khoáng sản VN, các nhá máy, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc tại các đơn vị, cơ quan thuộc sự quản lý của nhà nước từ trung ương đến địa phương ở lĩnh vực mỏ, khoáng sản hay các lĩnh vực liên quan khác.
2.7. Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai
Cơ hội việc làm ngành Quản lý đất đai
Quản lý đất đai cũng là một chuyên ngành rất được ưa chuộng tại Đại học mỏ địa chất. Sinh viên học xong ngành này có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị từ cấp địa phương đến trung ương như cấp phòng, sở, bộ TN và MT. Hoặc làm việc như một cán bộ địa chính ở nhiều địa bàn, thị trấn lẻ trên toàn quốc, làm tại các doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối dịch vụ đo đạc bản đồ, các doanh nghiệp xây dựng, thủy lợi, GTVT, các viện nghiên cứu KH và CN. Một cơ hội khác bạn cũng có thể tham gia đó là công tác tại các viện, trung tâm nghiên cứu hay làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo nếu có một kết quả học lực tốt.
2.8. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật tuyển khoáng
Ngành này gồm 2 ngành nhỏ: tuyển khoáng và tuyển, luyện quặng kim loại. Sinh viên sau khi học đại học mỏ địa chất ra làm gì ở ngành này? Bạn sẽ được làm việc tại các cơ sở, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu như chuyên viên nghiên cứu tại Viện Mỏ – Luyện kim,… Hay ứng tuyển các công việc tại các địa điểm như doanh nghiệp, tổ chức, công ty, kho vận tải, cảng,… với các vị trí đa dạng như kỹ thuật viên, quản đốc, quản lý điều hành, KCS tại các tổng công ty, doanh nghiệp hay các tập đoàn lớn nhỏ khác. Ngoài ra bạn cũng có cơ hội và đủ điều kiện để thi tuyển vào các cơ quan thuộc nhà nước các cấp như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ KH và CN, các sở Khoa học – công nghệ, sở TN và MT, các phòng Khoa học và công nghệ, phòng TN và MT….
2.9. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
Có lẽ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa chính là ngành học được nhiều bạn thích nhất, bởi ngành này có cơ hội việc làm dễ dàng hơn so với các ngành khác. Với vai trò là các kỹ thuật viên, thiết kế viên, vận hành, phân tích các cấu trúc, mô phỏng, điều hành viên tại các khu công nghiệp, nhà máy, các công trình, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Hay cũng được làm việc ở các đơn vị, cơ quan, viện nghiên cứu về lĩnh vực này thuộc sự quản lý của nhà nước.
2.10. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật điện, điện tử
Kỹ thuật điện, điện tử bao gồm các ngành hệ thống điện, điện – điện tử và điện khí hóa xí nghiệp. Sinh viên sau khi ra trường chuyên ngành này có thể làm ở các vị trí như chuyên viên vận hành, sửa chữa, kỹ thuật viên, nhân viên KCS, nhân viên kinh doanh, tiếp thị các thiết bị điện tại các cửa hàng, doanh nghiệp, nhà phân phối. Bạn cũng có thể làm việc như một kỹ thuật viên cài đặt, lắp ráp các thiết bị điện lạnh, máy tính, điều hòa,… Làm chuyên viên tại các phòng ban, bộ phận thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì,… tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm điện – điện lạnh.
2.11. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật cơ khí
Học ngành kỹ thuật cơ khí, sinh viên sẽ được có cơ hội làm việc ở các công việc lên bản vẽ, thiết kế, gia công hay lắp đặt các máy móc, thiết bị,… tại các công trình, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,… Làm chuyên viên tư vấn, vận hành, thiết kế, sửa chữa, hay cán bộ, chuyên viên quản lý điều hành, manager tại các bộ phận kỹ thuật ở các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, các đơn vị chuyên kinh doanh, cung cấp dịch vụ cơ khí cho các cơ quan an ninh, quốc phòng hay các hãng tàu thủy, hàng không, ô tô,…
Tuyển dụng kỹ thuật cơ khí
2.12. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật công trình xây dựng
Tiếp theo cho câu hỏi học Đại học mỏ địa chất ra làm gì là ngành kỹ thuật công trình xây dựng. Ngành này bao gồm: xây dựng công trình ngầm, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng công trình ngầm và mỏ, xây dựng dân dụng, công nghiệp. Hầu kết học ngành này sau khi ra trường, bạn sẽ nhận được nhiều cơ hội làm việc tại các địa điểm công trình, các dự án quy mô lớn nhỏ,… với nhiều vị trí đa dạng như kỹ sư thiết kế bản vẽ, giám sát công trình, giám định và kiểm tra thi công,… Ngoài ra, bạn cũng có cơ hội tham gia các công việc như huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho công nhân, làm chuyên viên xây dựng trực tiếp các công trình, hạ tầng dân dụng, công dụng,…
2.13. Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường
Gồm ngành địa sinh thái và công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, sau khi học xong các ngành học này, bạn có thể có cơ hội thi tuyển vào các phòng, sở, bộ KH và CN, Địa chính, Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp phát triển và nông thôn, thanh tra, cảnh sát môi trường, khoa học môi trường,… Hay làm việc tại các trung tâm, viện nghiên cứu bảo vệ môi trường. Tham gia vao các ban quản lý môi trường của các dự án, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,… Bạn cũng có thể làm chuyên viên ở bộ phận xử lý môi trường tại các doanh nghiệp tư nhân hay các tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
2.14. Cơ hội việc làm ngành CNTT, QTKD và Kế toán
Cuối cùng, trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi học Đại học mỏ địa chất ra làm gì? Chính là cơ hội để bạn phát triển ở các lĩnh vực chuyên ngành CNTT, QTKD và kế toán. Đối với ngành CNTT, sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp tại các bộ phận kỹ thuật, làm lập trình viên hay kỹ thuật viên tại các doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm thông tin, làm chuyên viên sửa chữa, lắp ráp,…
Đối với ngành QTKD, bạn có thể tham gia hầu hết ở các doanh nghiệp hoạt động trên m mọi lĩnh vực kinh doanh, thương mại,… ở các vị trí như: chuyên viên kinh doanh, phát triển thị trường, tiếp thị quảng cáo, hoạch định chiến lược,…Thậm chí là có cơ hội là việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp tín dụng, tài chính, bảo hiểm, đầu tư chứng khoán. Còn về kế toán, ra trường bạn có thể xin làm ở các vị trí kế toán viên, kiểm toán, thu ngân, thủ quỹ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp….
Tìm việc
Như vậy, Hạ Linh đã thông tin đến bạn về vấn đề học Đại học mỏ địa chất ra làm gì? Hy vọng bạn sẽ thành công với sự lựa chọn của mình.
Bài viết tham khảo: Điểm trung bình tích lũy là gì? Vấn đề sinh viên không thể ngó lơ!
Chia sẻ: