Hướng dẫn viết CV kế toán nội bộ hay và chi tiết nhất
Khi bạn đi xin việc dù là ngành nghề nào cũng cần chuẩn bị CV xin việc thật chỉn chu để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những công việc có độ cạnh tranh cao như kế toán nội bộ càng đòi hỏi bạn phải có sự nổi bật, hơn người mới có cơ hội được nhà tuyển dụng để mắt đến. Nhằm giúp bạn nâng cao cơ hội trúng tuyển hãy xem ngay CV kế toán nội bộ gồm những phần nào? Và làm sao để được đến phòng phỏng vấn nhờ CV xin việc nhé.
Nội Dung Chính
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ tiếng Anh gọi là In house accountant, có vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Họ là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp các phát sinh thực tế bao gồm cả trong hóa đơn hay không có hóa đơn để làm căn cứ xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản hơn, kế toán nội bộ chỉ giúp doanh nghiệp ghi chép, lập chứng từ, lưu trữ, kiểm tra, theo dõi hoạt động tài chính, kinh tế của doanh nghiệp từ khi phát sinh đến lúc kết thúc. Đồng thời đưa ra các thông tin giúp quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kế toán nội bộ là cách gọi chung của kế toán từng phần và không gồm kế toán tài chính.
>>> Xem thêm: Mẫu CV kế toán bằng tiếng Anh – Những hướng dẫn chi tiết
Tầm quan trọng của CV khi ứng tuyển vị trí kế toán nội bộ
CV kế toán nội bộ là bản giới thiệu các thông tin cá nhân của ứng viên như: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cùng một số thông tin khác. Từ đó giúp nhà tuyển dụng hiểu được tổng con về tính cách, con người, tinh thần làm việc của bạn. Sau đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá, xem xét xem bạn có thích hợp với vị trí này không.
CV được ví như lời chào của bạn với doanh nghiệp
Cũng có thể hiểu, CV chính là lời chào đầu tiên của bạn với doanh nghiệp. Đây cũng là yếu tố quyết định xem bạn có thể tới được vòng phỏng vấn không. Do đó hãy chuẩn bị CV của mình thật rõ ràng, chỉn chu để thể hiện trình độ và sự chuyên nghiệp của bạn.
Những lưu ý khi viết CV xin việc kế toán nội bộ
Khi viết CV xin việc kế toán nội bộ bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
Đừng sai lỗi chính tả
Đây là lưu ý đầu tiên khi viết CV kế toán nội bộ, hãy cố gắng đừng để sai lỗi chính tả. Sau khi viết xong hãy đọc lại lần nữa để đảm bảo rằng bạn không viết sai gì. Bởi chỉ cần một lỗi rất nhỏ có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về bạn, ảnh hưởng đến kết quả của bạn ở vòng loại hồ sơ.
Chọn mẫu CV thích hợp
Đây cũng là bước quan trọng, hãy chọn CV có bố cục rõ ràng, đầy đủ, màu sắc hài hòa, mang tính thẩm mỹ cao. Nếu chỉ chọn CV sơ sài, màu sắc không thích hợp, quá trình bạn viết CV cũng thấy khó hơn, không thể hiện hết được bản thân và không gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng được.
Những lưu ý khi viết CV xin việc kế toán nội bộ
Tại TopCv chúng tôi cấp mẫu CV đa dạng cho các ngành nghề khác nhau trong đó có cả CV kế toán nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng về CV. Đồng thời cũng mang đến cho mỗi ứng viên những trải nghiệm thú vị.
>>> Xem thêm: Trọn bộ mẫu CV kế toán tất cả các ngành
Tránh trình bày lan man
Bạn hãy tập trung vào các vấn đề chính đừng viết quá dài và lan man sẽ khiến nhà tuyển dụng không hiểu hết được nội dung bạn muốn đề cập.
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Phần này có vai trò rất quan trọng trong CV xin việc. Dù có kinh nghiệm hay chưa ở lĩnh vực kế toán bạn cũng cần tập trung vào mục tiêu nghề nghiệp. Qua đó giúp nhà tuyển dụng thấy được định hướng và tầm nhìn trong tương lai của bạn với công việc.
Lưu ý khác
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác nữa là:
- Trình bày CV sạch đẹp, không tẩy xóa
- Ảnh đại diện nên để ảnh mặc áo trắng có cổ với gương mặt sáng, đầu tóc gọn gàng, ảnh rõ nét
- Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên bạn hãy kiểm tra lại để tránh các sai sót dù nhỏ nhất
- Tuyệt đối đừng bịa ra các thông tin nếu bạn không nắm rõ
Hướng dẫn viết CV kế toán nội bộ
Khi viết CV kế toán nội bộ bạn cần tập trung vào các nội dung sau:
Phần thông tin cá nhân
Ở phần thông tin cá nhân của CV kế toán nội bộ bạn cần nêu được các thông tin cá nhân bao gồm: họ và tên, ngày-tháng-năm sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại, email cá nhân. Đây là các thông tin cơ bản cần đưa vào CV để nhà tuyển dụng biết và phân loại ứng viên cho phù hợp. Đồng thời khi bạn trúng tuyển họ cũng sẽ dựa vào các thông tin này mà liên lạc với bạn nên hãy viết thật chính xác, rõ ràng.
Hướng dẫn viết CV kế toán nội bộ
Điều quan trọng trong phần này là địa chỉ email. Bạn hãy dùng địa chỉ email được đặt theo họ và tên chứ đừng dùng các email đặt theo bí danh hay nickname.
Ảnh cá nhân là không thể thiếu ở phần này, bạn có thể đính kèm ảnh thẻ ở đầu CV để nhà tuyển dụng nhận biết và phân loại ứng viên. Đồng thời cũng thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: Mẫu CV kế toán bằng tiếng Anh – Những hướng dẫn chi tiết
Phần mục tiêu nghề nghiệp
Ở phần này bạn trình bày về định hướng của bản thân trong CV kế toán nội bộ. Có thể trình bày theo mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những ưu điểm bạn thấy mình có phù hợp với công việc kế toán và mong muốn được làm việc tại doanh nghiệp.
Mục tiêu dài hạn là định hướng tương lai từ 3-5 năm sau, bạn có thể trình bày mong đợi của mình ở lĩnh vực kế toán những năm tới sẽ ra sao.
Phần mục tiêu nghề nghiệp cần được trình bày rõ
Ở phần mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng không nên viết quá dài, chỉ gói gọn từ 2-3 câu để nhà tuyển dụng biết được mục đích xin việc của bạn là được.
Ví dụ bạn cũng có thể viết là: “ Đã từng làm vị trí kế toán nội bộ cho ngân hàng A nên tôi có khả năng tính toán, giải quyết công việc, tôi nghĩ mình thích hợp với yêu cầu công ty đưa ra. Tôi mong muốn được làm việc, đóng góp cho quý công ty. Trong 3-5 năm tôi mong mình có cơ hội làm ở vị trí kế toán trưởng giúp công ty ngày càng phát triển hơn.”
>>> Xem thêm: Trọn bộ mẫu CV kế toán tất cả các ngành
Phần trình độ học vấn
Nghề kế toán nội bộ đòi hỏi nhiều kiến thức nên trong CV xin việc kế toán nội bộ nhà tuyển dụng ưu tiên những người được đào tạo bài bản. Do đó bạn nên đưa ra các bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến hành kế toán, kinh tế,… trước tiên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Ở phần này bạn có thể trình bày các nội dung theo thứ tự:
- Tên trường đại học
- Thời gian tốt nghiệp
- Chuyên ngành học
- Điểm GPA: nếu cao thì nên đưa vào
- Các chứng chỉ liên quan
Phần kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn từng có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực kế toán thì nên sắp xếp, trình bày theo thứ tự thời gian từ gần đến xa với các nội dung:
- Tên công ty từng làm việc
- Thời gian làm việc
- Vị trí đảm nhận
- Nhiệm vụ cần thực hiện
Hãy liệt kê chi tiết để nhà tuyển dụng thấy được điểm mạnh trong công việc và khả năng của bạn có thích hợp với công việc này không.
Dù vậy bạn cũng đừng tham liệt kê tất cả các công việc dừng làm mà nên chắt lọc các công việc có thời gian 6 tháng trở lên. Nhà tuyển dụng không thích ứng viên hay nhảy việc và ưu tiên những người muốn làm việc lâu dài với họ. Đồng thời nên chọn các công việc liên quan tới ngành tài chính, kế toán để đưa vào CV kế toán nội bộ. Dù chưa làm vị trí kế toán nội bộ nhưng nếu có kinh nghiệm ở các vị trí liên quan thì cũng rất tốt.
Nên trình bày rõ ràng, đầy đủ các nội dung
Với những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm cũng đừng bỏ trống phần này. Bạn có thể viết về quá trình học tập, những hoạt động liên quan đến ngành tài chính kế toán bạn từng tham gia. Đó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng biết và đánh giá năng lực của bạn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV cho sinh viên kế toán mới ra trường
Phần thành tích, giải thưởng
Nếu bạn có giải thưởng trong cuộc thi ở trường thì hãy liệt kê ra. Ví dụ giải thưởng cuộc thi nghiên cứu khoa học, thi hùng biện tiếng anh hay cuộc thi do khoa kế, kiểm tổ chức.
Phần kỹ năng
Kế toán nội bộ quan trọng kinh nghiệm làm việc và kỹ năng cá nhân, đây cũng là thứ mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm từ bạn. Nhất là kỹ năng cá nhân, nếu trình độ học vấn của bạn không cao như người khác thì đây là yếu tố giúp bạn có được điểm tuyệt đối.
Bạn nên chọn các kỹ năng văn phòng, kỹ năng mềm liên quan đến ngành kế toán như: khả năng tính toán, tin học văn phòng, quản lý công việc, kỹ năng lên kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian,….
Để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên căn cứ theo mô tả công việc kế toán nội bộ ở tin tuyển dụng. Đó chính là yêu cầu của nhà tuyển dụng, sau đó chọn lọc các kỹ năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu đó. Phần này rất quan trọng trong CV kế toán nội bộ.
Phần thông tin thêm
Ngoài các mục chính, để CV kế toán nội bộ phong phú hơn bạn có thể thêm những phần khác như: sở thích, tính cách, người tham chiếu, hoạt động ngoại khóa,… Các thông tin đưa ra trong CV đều là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn. Nên chọn các sở thích mang đến lợi ích cho công việc như: đọc sách, xem phim tiếng Anh,…
Ngoài ra để CV thêm uy tín hãy thêm mục người tham chiếu như: thầy cô giáo cũ, sếp cũ sẽ tăng tính thuyết phục cho nhà tuyển dụng.
Tạo CV xin việc kế toán nội bộ chuyên nghiệp tại TopCV
Bạn có thể chọn mẫu CV kế toán nội bộ rồi tự tạo CV cho riêng mình, vừa chuyên nghiệp, vừa bắt mắt qua công cụ tạo CV online của TopCv. Hiện nay TopCv.vn là trang web cung cấp đầy đủ các mẫu CV đa dạng, ấn tượng, đẹp mắt, được nhiều ứng viên lựa chọn khi có nhu cầu. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các tin tuyển kế toán nội bộ TP Hồ Chí Minh qua TopCV với những yêu cầu công việc cụ thể và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Bạn có thể tự tạo CV kế toán nội bộ qua công cụ tạo CV online của TopCV. Dưới đây là một số mẫu CV xin việc kế toán được tạo từ TopCV:
Mẫu CV có điểm nhấn ấn tượngCó một số ngành nghề nên chọn CV đơn giản
Bài viết trên Blog.TopCv.vn vừa giới thiệu đến các bạn những nội dung cơ bản và lưu ý khi viết CV kế toán nội bộ. Mong rằng qua đó giúp bạn tạo được CV ấn tượng, lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng để có được công việc như ý. Chúc các bạn thành công!
Nguồn ảnh: Sưu tầm.