Hướng dẫn chi tiết cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

(SSI.com.vn) Nếu ai đó hỏi bạn có “Chơi chứng khoán không” – Hãy lập tức trả lời “Không”. Rất nhiều người đã mắc phải sai lầm khi có suy nghĩ CHƠI chứng khoán thay vì ĐẦU TƯ, chỉ với 1 chi tiết nhỏ thôi cũng tạo nên sự khác biệt rất lớn đến cách quản lý tài chính cá nhân cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của bạn.

 

Khi bạn tham gia thị trường với tâm lý CHƠI, bạn sẽ luôn đưa ra những quyết định để phục vụ nhu cầu CHƠI một cách đầy ngẫu hứng. Và bạn có biết rằng trong đầu tư chứng khoán, 100% sẽ thất bại khi không tuân thủ kỷ luật một cách khắt khe những quy tắc đã đề ra. Do đó, nếu không muốn bị mất tiền thì hãy chắc chắn rằng bạn xem thị trường chứng khoán như 1 kênh kiếm tiền nghiêm túc và gạt bỏ ngay suy nghĩ “chơi chứng khoán” – bởi nó giống như bạn đang đánh bạc vậy, và bạn chắc chắn là một nhà đầu tư chứ không phải dân cờ bạc. 

 

 

Để bắt đầu cho việc đầu tư, bạn sẽ cần thực hiện tuần tự 4 bước cơ bản sau đây:

 

I. CÁCH MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN

 

Đây là việc bắt buộc nếu muốn tham gia đầu tư chứng khoán. 

  • Mở ở đâu? Không cần phải đến trực tiếp công ty chứng khoán, điều duy nhất cần làm là điền thông tin vào bản đăng ký mở tài khoản chứng khoán ở đây:

    Không cần phải đến trực tiếp công ty chứng khoán, điều duy nhất cần làm là điền thông tin vào bản đăng ký mở tài khoản chứng khoán ở đây: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/mo-tai-khoan

Hãy cung cấp địa chỉ cố định lâu dài, email, điện thoại thường xuyên sử dụng vì đây sẽ là địa chỉ mà công ty chứng khoán gửi thông tin. Sau đó là đăng ký dịch vụ và cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng. 

  • Mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào? Đầu tiên, bạn cần quan tâm đến mức phí giao dịch mà các công ty chứng khoán thu. Phí giao dịch là phí mà công ty chứng khoán thu trên mỗi giao dịch mua hoặc bán thành công của bạn. Thứ 2, cần chú ý đến tỷ lệ margin cho phép và lãi suất vay margin. Đây là mức lãi suất trong trường hợp bạn muốn vay tiền của công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu. 

  • Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán: Ngay sau khi mở tài khoản bạn sẽ được cung cấp số tài khoản và hướng dẫn chuyển tiền. Tài khoản chuyển đến là tài khoản của công ty chứng khoán mở tại 1 ngân hàng nào đó. Thông tin này sẽ có trong hướng dẫn chuyển tiền.

  • Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu đầu tư: từ 500.000đ là có thể bắt đầu mua/bán được rồi.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA BÁN CỔ PHIẾU

 

Tại Việt Nam hiện tại có 3 sàn giao dịch chứng khoán. Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UPCOM. UPCOM là viết tắt của Unlisted Public Company Market – nơi giao dịch cho những công ty đại chúng chưa niêm yết, vì vậy mà về bản chất UPCOM không được coi là 1 sàn giao dịch.

 

Các sàn đều mở cửa vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trừ những ngày lễ, Tết. Thời gian giao dịch trong ngày từ 9:00 sáng đến 14:45. Trong đó có khoảng thời gian nghỉ trưa từ 11:30 sáng đến 1:00 chiều. 

 

Phiên khớp lệnh định kỳ diễn ra vào 15 phút đầu tiên và 15 phút cuối cùng của 1 ngày giao dịch. Mục đích của phiên khớp lệnh định kỳ là xác định mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa của 1 ngày giao dịch. Trong các phiên giao dịch này, mức giá mở/đóng cửa được xác định dựa trên mức giá mà tại đó khối lượng khớp lệnh là lớn nhất. Các lệnh ATO (At-the-open) và ATC (At-the-close) sẽ được sử dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ. Đây là 2 loại lệnh chỉ có khối lượng mà không có mức giá cố định, và được ưu tiên khớp trước tất cả những loại lệnh khác. Các lệnh mua/bán sẽ không được khớp ngay khi được nhập vào trong phiên khớp lệnh định kỳ mà phải chờ khi kết thúc 15 phút nhập lệnh. Giá tham chiếu chính là giá đóng cửa của phiên giao dịch liền trước đối với 2 sàn HOSE và HNX.

 

Phiên khớp lệnh liên tục là phiên giao dịch mà các lệnh mua/bán sẽ được khớp ngay lập tức sau khi nhập vào hệ thống. Loại lệnh được sử dụng nhiều nhất là lệnh LO (lệnh giới hạn, limited order). Lệnh LO là lệnh yêu cầu mua hoặc bán tại 1 mức giá xác định (mức giá bạn đặt) hoặc TỐT HƠN.

 

Ngoài lệnh ATO, ATC và lệnh LO thì còn một số loại lệnh cũng được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục như MP, MTL, MOK, MAK… Tuy nhiên với người mới bắt đầu thì chỉ cần hiểu và biết cách sử dụng 3 loại lệnh ATO, ATC và LO là đủ.

 

 

Giống như mọi giao dịch mua bán hàng hóa khác, bảng giá chứng khoán niêm yết giá và khối lượng của từng mã chứng khoán và các chỉ số, được phân biệt bởi các màu sắc cơ bản: 

  • Màu vàng: màu của mức giá tham chiếu

  • Màu tím: màu của mức giá trần

  • Màu xanh lam: màu của mức giá sàn

  • Màu xanh lá cây: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang CAO HƠN giá tham chiếu

  • Màu đỏ: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang THẤP HƠN giá tham chiếu

Giá tối đa (giá trần) và giá tối thiểu (giá sàn) cho phép được mua/bán trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Quy định về giá trần và giá sàn ở mỗi sàn là khác nhau, như đối với sàn HOSE, giá trần và giá sàn được tính +- 7% so với giá tham chiếu. Hay +-7% là biên giao dịch tối đa cho phép ở sàn HOSE. Còn với sàn HNX, con số này là +-10%.

Ngoài ra còn 2 thông tin rất quan trọng khác trên bảng giá mà bạn cần để ý bao gồm:

  • Chỉ số thị trường giúp bạn có góc nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Cả thị trường đang tăng hay giảm, khối lượng giao dịch, giá trị giao dịch như thế nào. Các chỉ số thông dụng như ví dụ bảng giá ở trên bao gồm:

  • VN-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HOSE

  • VN30-Index: đây là chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HOSE

  • VNXAllshare: đây là chỉ số tổng hợp tất cả CP giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX

  • HNX-Index: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn HNX

  • HNX30-Index: chỉ số tập hợp 30 CP lớn nhất (thông thường được tính theo vốn hóa thị trường) giao dịch trên sàn HNX

  • UPCOM: đây là chỉ số tập hợp tất cả CP giao dịch trên sàn UPCOM

  • Giao dịch của NĐTNN: Ở một thị trường nhỏ như Việt Nam, dòng tiền từ NĐTNN ảnh hưởng rất lớn đến biến động giá cổ phiếu. Vì thế hoạt động mua/bán của NĐTNN rất quan trọngđối với cổ phiếu mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn thấy cổ phiếu đó được NĐTNN mua vào với khối lượng lớn liên tục trong nhiều ngày, có vẻ đó là 1 dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu NĐTNN liên tục bán, hãy cẩn thận và tìm hiểu kỹ xem điều gì đang xảy ra.

IV. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ CỔ PHIẾU MÀ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

 

Sau 3 bước ở trên, bạn đã có 1 tài khoản giao dịch, bạn đã hiểu về “luật chơi”, bạn đã biết cách xem bảng giá… Nhưng nếu bạn bắt đầu ngay lúc này cũng giống như bạn lao ra chiến trường với 2 tay không trong khi kẻ địch thì dùng súng máy. Do đó, bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức tối thiểu, và dưới đây là 4 vấn đề bạn cần hiểu rõ:

 

1. Tại sao nên sở hữu cổ phiếu?

 

Ở góc độ đầu tư, cổ phiếu là 1 công cụ để bạn tạo ra những nguồn thu nhập thụ động bên cạnh những kênh đầu tư khác….

Nếu bạn nhìn nhận cổ phiếu dưới góc độ đầu tư, coi việc sở hữu cổ phiếu chính là sở hữu doanh nghiệp và tập trung vào giá trị của doanh nghiệp. Khi đó, việc xác định điểm mua sẽ có 3 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Chọn 1 doanh nghiệp: đó là một công ty có lợi thế cạnh tranh trong ngành, có sức khỏe tài chính lành mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền ổn định và có 1 Ban lãnh đạo tuyệt vời. Bạn có thể bắt đầu với những cổ phiếu Bluechip.

  • Bước 2: Học cách định giá công ty bằng cách áp dụng P/E, P/B, P/CF, EV/EBITDA..

  • Bước 3: Mua khi mức giá trên thị trường thấp hơn so với định giá của bạn từ 30 – 50%.

2. Khi nào nên bán cổ phiếu?

 

Chúng ta đều là con người và việc mắc phải những sai lầm là điều dễ hiểu, trong đầu tư cũng vậy. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần làm là đảm bảo tỷ lệ bạn làm đúng (win) cao hơn tỷ lệ bạn làm sai (loss). Đồng thời, lợi nhuận từ những lần bạn làm đúng cũng cao hơn tổn thất từ những lần bạn mắc lỗi.

 

Để làm được điều này, hãy từ bỏ cách nghĩ về đầu cơ, mua giá thấp và bán giá cao trước khi bắt đầu bất kỳ 1 giao dịch nào. Hãy nghĩ về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp trước khi mua hoặc bán cổ phiếu.

 

Đầu tư chứng khoán là sự kết hợp 50% là khoa học và 50% là nghệ thuật. Bạn sẽ không có 1 công thức chính xác 100% để có thể chiến thắng vì bạn không thể dự đoán trước được tương lai. Vì thế điều đầu tiên bạn cần phải làm là giảm thiểu khả năng mắc lỗi xuống mức thấp nhất có thể.

 

3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến những sai lầm khi đầu tư cổ phiếu là gì?

 

Thứ nhất, bạn không biết rõ mình đang làm gì. Đặt tiền của mình vào 1 thứ mình không hiểu gì về nó thì không khác nào đánh bạc?

 

Thứ hai, bạn không kiểm soát được tâm lý của mình. Đây chính là 50% nghệ thuật khi đầu tư chứng khoán. Hàng ngày, bộ não của bạn bị nhồi nhét với quá nhiều thông tin. Cộng thêm những tác động từ đám đông, từ bạn bè, người thân khiến bạn không thể ổn định tâm lý được.

 

4. 5 lý do quan trọng bạn nên cân nhắc bán cổ phiếu

  • Bạn phát hiện ra mình đã mắc lỗi trong việc đánh giá/định giá cổ phiếu đó

  • Công ty bị suy giảm trong các yếu tố kinh doanh và định giá, không còn đạt các tiêu chí đầu tư của bạn

  • Bạn lo lắng đến mất ngủ vì khoản đầu tư của mình

  • Bạn cần tiền và phải rút số tiền đầu tư ra trong khoảng từ 1 – 3 năm tới

  • Bạn tìm thấy 1 cổ phiếu khác có thể đem đến 1 lợi nhuận cao hơn