Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy Việt Bắc – Ngữ văn 12

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy Việt Bắc – Ngữ văn 12

Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy Việt Bắc – Ngữ văn 12

Bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu được viết vào thời kỳ kháng chiến của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm có ý nghĩa rất sâu sắc đối với dân tộc và góp phần làm phong phú thêm nền tảng văn học nước nhà. Bài viết hôm nay cùng học vui sẽ giới thiệu cho các bạn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Việt Bắc 12

    I. Sơ đồ tư duy Việt Bắc

    Sơ đồ tư duy Việt bắc 1

    Sơ đồ tư duy Việt bắc 2

    Sơ đồ tư duy Việt bắc 3

    Sơ đồ tư duy Việt bắc 4

    Tham khảo:

    II. Giới thiệu chung

        1. Tác giả

    Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình chính trị đậm nét. 

    CON ĐƯỜNG THƠ CỦA TỐ HỮU 

    Tố Hữu đến với thơ và với cách mạng cùng lúc. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn song hành, gắn bó và phản ánh chân thực từng chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ mà vinh quang của dân tộc, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của chính nhà thơ. 

    – Tập thơ Từ ấy (1937-1946) 

    • Là chặng đường đầu tiên trong đời thơ Tố Hữu, là thời gian đánh dấu những bước giác ngộ và trưởng thành người thanh niên quyết tâm đi theo ánh sáng của Đảng. 

    • Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng 

    • Máu lửa: Gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ mặt trận dân chủ, đó là lúc người thanh niên trẻ tuổi đang băn khoăn kiếm tìm lẽ sống thì may mắn tiếp nhận ánh sáng của Đảng, tự nguyện gắn bó và dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho cách mạng. Nhà thơ đã cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những con người lao khổ xung quanh mình, khơi dậy ở họ lòng căm giận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai tươi sáng. 

    – (Từ ấy, Tiếng hát sông Hương, Lão đầy tớ) 

    • Xiềng xích: Là những bài thơ sáng tác trong thời gian Tố Hữu bị giam giữ tại các nhà tù của thực dân Pháp trong đó thể hiện tâm tư của 1 người chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi tha thiết yêu đời, khao khát tự do, kiên cường giữ vững ý chí chiến đấu vượt lên trên những thử thách chốn ngục tù (Tâm tư trong tù, Trăn trối…). 

    • Giải phóng: Gồm những bài thơ được sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục cho tới thắng lợi cuộc Cách mạng tháng 8-1945. Đó là những bài thơ tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền, ca ngợi cách mạng và nền độc lập tự do của đất nước, khẳng định niềm tin yêu của nhân dân với chế độ mới (Hồ Chí Minh, Huế tháng tám…) 

    – Tập thơ Việt Bắc (1947-1954)

    • Là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Pháp, là bản anh hùng ca hoành tráng về cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến. 

    • Việt Bắc đã thể hiện và ca ngợi những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến: tình quân dân, tình cảm của người hậu phương với tiền tuyến, lòng kính yêu lãnh tụ, trong đó thống nhất và bao trùm tất cả là lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc. 

    – Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)

    • Là chặng đường thơ của Tố Hữu khi đón bước vào giai đoạn mới với nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

    • Qua cảm nhận của Tố Hữu, cuộc sống trên miền Bắc thực sự là ngày hội lớn, nhìn đâu cũng thấy tràn đầy sức sống và niềm vui. Đất nước đau nỗi đau chia cắt, thơ Tố Hữu là tình cảm tha thiết với miền Nam ruột thịt. Đó là nỗi nhớ thương quê hương da diết, tiếng thét căm giận ngút trời, lời ngợi ca những con người kiên trung bất khuất, niềm tin không gì lay chuyển được vào ngày mai thắng lợi, thống nhất non sông. 

    – Hai tập: Ra trận (1962-1971); Máu và hoa (1972-1977)

    Hai tập thơ vừa là bản anh hùng ca ca ngợi đất nước và con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Mẹ suốt, Hãy nhớ lấy lời tôi); vừa là lời kêu gọi, cổ vũ thiết tha mãnh liệt cả dân tộc ta trong cuộc chiến đấu quyết liệt, hào hứng ở cả 2 miền Nam, Bắc (Bài ca mùa xuân 1967, Bài ca mùa xuân 1968, Bài ca mùa xuân 1971); và cuối cùng, trong những bài thơ mang đậm tính chính luận và chất sử thi như Việt Nam máu và hoa, Tố Hữu đã bộc lộ những suy ngẫm phát hiện về vẻ đẹp kì diệu của dân tộc và con người Việt Nam trong thời đại mới, đồng thời thể hiện niềm vui, niềm tự hào ngày toàn thắng. 

    – Hai tập: Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999)

    Hai tập thơ đã thể hiển sự ổn định và khuynh hướng trữ tính chính trị cũng như những chuyển biến mới mẻ trong cảm hứng sáng tác của thơ Tố Hữu. Tình yêu với đất nước, với nhân dân, niềm tin vào lý tưởng cách mạng, vào cái đẹp, cái thiện, tâm huyết thiết tha với cuộc đời… vẫn là dòng cảm hứng đáng trân trọng của thơ Tố Hữu thời kỳ này. Bên cạnh đó, chứng kiến và vượt lên bao thăng trầm trải nghiệm, Tố Hữu đã thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc tìm kiếm những giá trị bền vững của cuộc đời trong những bài thơ thâm trầm và cảm hứng đời tư – thế sự. 

    PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU 

    – Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

    + Đó là nguyên nhân của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đẹp trong thơ ông. 

    + Thơ Tố Hữu luôn hướng tới lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng: 

    • Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình của Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. 

    • Lẽ sống lớn: lý tưởng đẹp nhất của mỗi con người là dấn thân đi theo cách mạng, phấn đấu vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc. 

    • Thơ Tố Hữu không đi sâu vào những tình cảm riêng tư mà tập trung đi sâu vào những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình quân dân cá nước, tình yêu lý tưởng, tình cảm kính yêu lãnh tụ… 

    – Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: 

    • Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phản ánh trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng. 

    • Những sự kiện lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn tới vận mệnh dân tộc thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Việt Bắc). 

    • Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi” chiến sỹ, càng về sau càng xác định là cái “tôi” nhân danh Đảng, nhân danh dân tộc, cái “tôi” hòa trong cái “ta”, nhân danh cái ta. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ Tố Hữu ít thể hiện những tâm tư tình cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách mạng và con người cách mạng (Việt Bắc, Bác ơi, Tiếng ru…). Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu thường là con người đại diện cho sức mạnh, vẻ đẹp, phẩm chất, khát vọng, thường mang tầm vóc của lịch sử và thời đại (Lượm, Người con gái Việt Nam). 

    – Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết. 

    • Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: Thơ là chuyện đồng điệu, là tiếng nói của 1 con người đến với những người nào có có sự cảm thông trong thơ Tố Hữu, sự cảm thông thường xuất hiện trong những tâm tình, nhắn nhủ, ngọt ngào, thương mến. 

    – Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong hình thức thể hiện. 

    • Thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh hướng hiện đại, đổi mới. Tố Hữu đặc biệt thành công trong các thể thơ dân tộc như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn. 

    • Tố Hữu thường sử dụng lối mới, cách diễn đạt, những phương thức chuyển nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian, thơ ông thường xuất hiện những ngôn từ giản dị, những thi liệu truyền thống trong tác phẩm của ông. 

    • Tố Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm, thanh, vần để tạo ra nhạc tính thể hiện cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc. 

     

      2. Tác phẩm

    Vị trí – giá trị

    • Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là một trong những thành công xuất sắc của thơ ca Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. 

    • Việt Bắc được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. 

    • Bài thơ đã thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 

    Hoàn cảnh sáng tác

    • Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 7/1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, tháng 10/1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ biệt căn cứ địa Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác Việt Bắc. 

    • Bài thơ gồm có 2 phần: Phần đầu tái hiện hình ảnh của cách mạng và kháng chiến ở Việt Bắc, phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc. 

    Cấu tứ chung của bài thơ

    – Đoạn thơ là sản phẩm của lối xưng hô “mình-ta”, một lối xưng hô rất riêng tư và phổ thông trong ca dao dân ca. 

    • Trong bài thơ Việt Bắc, “mình” có thể là người ra đi (“Mình về có nhớ ta”), có khi là người ở lại (“Ta về mình có nhớ ta”); tuy nhiên “mình” cũng có lúc vừa là người đi, vừa là người ở lại trong sự hòa nhập, gắn kết “Mình đi mình có nhớ mình?” Đại từ “ta” cũng được sử dụng rất linh hoạt, độc đáo chủ yếu ở ngôi thứ nhất, nhưng nhiều khi lại dùng để chỉ chung người đi, kẻ ở với nghĩa “chúng ta” như “Rừng cây, núi đá, ta cùng đánh tây”… 

    • Cách xưng hô này thể hiện cuộc biệt li giữa TW Đảng – Chính phủ – Bác Hồ với nhân dân Việt Bắc, chiến khu Việt Bắc. Nhưng đây lại là một cuộc chia tay đặc biệt vì người ra đi thực chất lại là người trở về, cuối chặng đường của người đi không phải là chân trời góc bể mà là cuộc sống hòa bình… Chia tay nhưng gợi lên hy vọng về một ngày mai tươi sáng. Tình cảm của người ở lại không chỉ là sự lưu luyến bâng khuâng mà còn là sự nhắc nhớ về cội nguồn, về truyền thống, nghĩa tình.

    Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ về cách vẽ sơ đồ tư duy bài thơ Việt Bắc, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!